Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh

docx 22 trang sangkien 26/08/2022 5164
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_hop_tac_nhom_trong_mon.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh

  1. BÁO CÁO TÓM TẮT 1. Người thực hiện: - Họ và tên: Bùi Thị Kiều Nhi - Năm sinh: 20/10/1984 - Chức vụ hiện tại: Giáo viên dạy lớp - Trình độ chuyên môn: ĐHSP Sinh học 2. Tên sáng kiến: Tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh. 3. Nội dung sáng kiến: Góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học hợp tác nhóm, nhằm phát triển năng lực học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn. Xác định được quy trình tổ chức dạy học hợp tác nhóm gồm các bước sau: - Giáo viên lựa chọn vấn đề thảo luận. - Chuẩn bị trước một vấn đề đã chọn cho hoạt động. - Cách tổ chức các nhóm học sinh. - Các yêu cầu chung của hoạt động nhóm. - Cách giới thiệu hoạt động nhóm. - Bắt đầu hoạt động làm việc nhóm. - Chia sẽ kết quả thảo luận. - Tổng kết hoạt động nhóm. - Chi tiết cụ thể ở các phần kiến thức (một số ví dụ minh họa về tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh). + Đối với loại kiến thức về chủ đề: Cấu trúc tế bào. * Ví dụ 1: Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. + Đối với loại kiến thức về chủ đề: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật. * Ví dụ 2: Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật. + Đối với loại kiến thức về chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm. * Ví dụ 2: Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ. Sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa trong việc giảng dạy bộ môn sinh học. Giúp học sinh không cảm thấy khó khăn, nhằm chán khi thu kiến thức mới. Đồng 1
  2. thời góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học thông qua hoạt động nhóm. Với phương pháp dạy học này, học sinh tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh được kiến thức và cho kết quả thực tế. Phương pháp này rất linh hoạt, kích thích sự mong muốn học tập và tự tìm hiểu kiến thức của học sinh. Ngoài ra còn rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp và công tác, kỹ năng xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình học tập. Thực tế cho thấy, nếu học sinh tự mình tạo ra các sản phẩm học tập thì kết quả sẽ cao hơn là thụ động tiếp thu kiến thức. 4. Thời gian thực hiện sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 11 năm 2018. 5. Phạm vi áp dụng: - Áp dụng học sinh trường THPT Dương Háo Học ở tất cả các hệ. - Là tài liệu trao đổi phương pháp giáo dục học sinh với đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường. 6. Hiệu quả: - Học sinh hứng thú hơn với môn học, các em tích cực chủ động trong các hoạt động thảo luận. - Các em đã nắm vững cách thức hoạt động nhóm, nhanh nhẹn trong việc gải quyết vấn đề, thảo luận sôi nổi. - Bắt đầu có hiện tượng phản biện và tranh luận giữa các học sinh, một số học sinh khá giỏi đã đặt câu hỏi ngược với giáo viên. Với kết quả trên tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy – học thảo luận nhóm phần nào đã có hiệu quả, thành tích học tập bộ môn sinh học của các em đã tiến bộ rõ rệt. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO Bùi Thị Kiều Nhi 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ngày nay, mục tiêu của việc dạy và học không chỉ để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản mà còn góp phần thực hiện mục tiêu: “ Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Biết vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội”. Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường THPT đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học đó là: “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lĩnh những tri thức khoa học”. Có nhiều phương pháp dạy học mới hướng vào việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học tự tìm đến kiến thức. Hoạt động nhóm là một trong những phương pháp quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Để có thảo luận nhóm thì vấn đề đặt ra cho nhóm là nội dung thảo luận phải có độ khó nhất định mà với sự nổ lực tư duy của mổi cá nhân nhiều khi chưa đủ để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Vì vậy cần tổ chức cho các em hoạt động nhóm, hoạt động nhóm giúp các em phát huy sức mạnh của nhiều người, cùng thực hiện, cùng thảo luận, cùng tham gia, mỗi người một ý tổng hợp lại thì giải quyết được vấn đề. Qua đó các em không chỉ học được các kiến thức mà còn học được các kỹ năng, thao tác thí nghiệm hay thao tác tư duy của bản thân và của bạn. Trong bộ môn sinh học việc tổ chức dạy học theo nhóm dễ dàng được áp dụng thường xuyên trong các tiết học. Chính những lí do nêu trên khiến tôi suy nghĩ và mạnh dạn nêu ra sáng kiến kinh nghiệm của mình: “Tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh”. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Xác định quy trình tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhằm phát triển năng lực học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn. 3
  4. Góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học hợp tác nhóm. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong qúa trình nghiên cứu tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau: - Tham khảo các tài liệu về việc đổi mới phương pháp dạy học hợp tác nhóm. Tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức phương pháp hợp tác theo nhóm của các đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm. - Điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh (môn sinh học). - Tổ chức dạy thực nghiệm tại khối 10 trường THPT Dương Háo Học. - Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện sau các giờ dạy thực nghiệm. 2.1. Phương pháp điều tra viết Sử dụng bài Test, phiếu điều tra có sử dụng các câu hỏi soạn sẵn để điều tra học sinh sau các bài dạy thực nghiệm. 2.2. Phương pháp vấn đáp Sử dụng các buổi nói chuyện, các cơ hội tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh, trong lúc nói chuyện có thể đặt một số câu hỏi khéo léo để điều tra học sinh. 2.3. Phương pháp suy luận Từ những kết quả số liệu thu thập được qua quá trình điều tra và thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của đề tài. III. Giới hạn của đề tài Đề tại được thực hiện với đối tượng học sinh khối 10 trường THPT Dương Háo Học. Thời gian thực hiện đề tài: Trong các tiết học môn sinh từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 11 năm 2018. IV. Kế hoạch thực hiện Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2015, kết thúc tháng 11 năm 2018. 4
  5. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học có sự tham gia tích cực của người học, lớp học được chia thành nhiều nhóm, các nhóm thảo luận các câu hỏi, nội dung và giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và tổng kết, đánh giá. Chú trọng hình thành các năng lực (hợp tác, sáng tạo ) dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để áp ứng nhưng yêu cầu của cuốc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết bổ ích cho bản thân người học và cho sự phát triển của xã hội. Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực, thực hiện tốt và có hiệu quả là cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học hướng đến mục tiêu “ dạy học tích cực”. II. Cơ sở thực tiễn Qua một thời gian công tác tôi nhận thấy rằng: - Trình độ học vấn của các em còn thấp. - Các em chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học cũng như chiếm linh tri thức trên lớp học. - Kỹ năng tư duy, suy luận, xử lý các vấn đề do GV đặt ra còn chậm, chưa thật sự tích cực chủ động trong các hoạt động học tập. - Đa số các em còn thụ động, phần lớn kiến thức là đều do giáo viên cung cấp và các em chỉ tiếp thu một cách thụ động vì vậy rất hiếm gặp trường hợp học sinh phản biện lại một vấn đề. Với những thực trạng trên thì việc giáo viên tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức rất khó khăn. Chính vì vậy mà người giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học vừa để phù hợp với đối tượng học sinh vừa để mang lại những hiệu quả thiết thực, giúp học sinh tích cực chủ động trong học tập. Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Dương Háo Học tôi nhận thấy việc tổ chức áp dụng phương pháp “ Dạy học theo nhóm” chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực. 5
  6. Song song với việc thay sách giáo khoa, phương pháp dạy học cũng đổi mới để góp phần thực hiện mục tiêu: “Đào tạo học sinh thành những người năng động, sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học hiện đại, biết vận dụng những hiểu biết để tìm ra những giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống quanh ta“. Theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay, học sinh đóng vai trò chủ đạo, giáo viên là người chỉ đạo điều khiển học sinh hoạt động. Có như thế mới phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức mới bằng những hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu cho mình qua bài học, thông qua trao đổi thảo luận nhóm để khẳng định lại kiến thức mà các em đã lĩnh hội trong quá trình học tập. Vì vậy việc “Tổ chức họat động nhóm“ trong giảng dạy nói chung trong bộ môn sinh học nói riêng là rất cần thiết . Tổ chức họat động nhóm trong giảng dạy tạo cho học sinh có sự tranh luận, trao đổi ý kiến cùng chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy bộ môn sinh học, học sinh hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn. Qua đó xây dựng cho học sinh phương pháp tự nhận thức, tự học để có thể học tập suốt đời. III. Thực trạng và những mâu thuẫn 1. Thuận lợi - Sở GD & ĐT, BGH nhà trường cùng tổ chuyên môn luôn quan tâm đến công tác chỉ đạo, tổ chức các chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm. - Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy (Tranh sinh học10). - Giáo viên bộ môn sinh học nhiệt tình, tích cực tham gia thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . - Học sinh hứng thú hơn khi thảo luận để nắm bắt nội dung bài học và phát huy tính tích cực của các em. 2. Khó khăn Bên cạnh những nội dung thuận lợi thì trong quá trình tổ chức dạy học hợp tác trong nhóm cũng gặp không ít khó khăn như : 6
  7. - Các em học sinh vẫn còn thụ động trong giờ thảo luận, một số em lại ỷ vào các bạn khá, giỏi . - Các em chưa có phương pháp, kế hoạch tự học . - Tổ chức họat động nhóm thường mất thời gian, phương tiện thiết bị chưa sử dụng triệt để vì điều kiện phòng ốc không phù hợp (chưa có phòng dành riêng cho bộ môn). - Học sinh thường không mạnh dạn khi trình bày trước lớp kiến thức vừa tìm hiểu được. - Một số học sinh yếu lại không có ý thức trong học tập, chưa chú ý, chua tham gia thảo luận nhiệt tình khi ngồi trong lớp học. - Không gian lớp học hẹp, bàn ghế cố định nên việc tổ chức họat động nhóm còn nhiều khó khăn. IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề Từ những khó khăn trên và cũng từ kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để quá trình tổ chức hoạt động hợp tác trong nhóm ở môn sinh học nói riêng và các bộ môn khác ở trường THPT nói chung được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao. 1. Giáo viên lựa chọn vấn đề thảo luận - Nắm vững yêu cầu bài dạy (mục tiêu tổng thể của bài). - Xác định đúng trọng tâm: Mức độ nội dung kiến thức cần phân tích sâu, cạn, rộng, hẹp ở chỗ nào, tránh dàn trãi chung sẽ làm cho công việc thêm nặng nề mà hiệu quả không cao. - Xem xét lựa chọn vấn đề có thể tổ chức hoạt động nhóm và thu hút học sinh để hoàn thành nhiệm vụ. 2. Chuẩn bị trước một vấn đề đã chọn cho họat động - Đặt vấn đề rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích. - Nêu vấn đề thiết thực mà học sinh mong muốn được biết. - Nêu vấn đề mang tính thách thức, kích thích tư duy của học sinh. 7