Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tại trường Mẫu giáo Trà Linh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tại trường Mẫu giáo Trà Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_xay_dung_moi_truong_giao_duc.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tại trường Mẫu giáo Trà Linh
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TRÀ LINH” 1.Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện: Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Thật vậy, môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thoả mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thoả mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. * Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục bên trong lớp học
- Môi trường giáo dục trong lớp học chính là nội thất và mọi hoạt động diễn ra trong căn phòng đó Giáo viên và trẻ có thể hoàn toàn sáng tạo trong việc thiết kế môi trường dưới nhiều hình thức phong phú, tuỳ thuộc vào khả năng và hoàn cảnh cụ thể của từng lớp và điều kiện về trang thiết bị nội thất. Bản thân căn phòng cũng đã gợi ý cho giáo viên một sơ đồ bố trí và đồng thời cũng đưa ra những hạn chế nhất định: căn phòng hình vuông hay chữ nhật; có cột hay không có cột; vị trí ổ điện, cửa sổ, cửa ra cào, chỗ rửa và nơi chứa đồ, đường đi lối lại, hướng ánh sáng chiếu vào lớp và hướng gió Chính vì vậy mà giáo viên cân nhắc những thuận lợi và khó khăn để sắp xếp căn phòng sao cho thích hợp và có thể quan sát dễ dàng, bao quát tất cả từ mọi phía theo một số nguyên tắc cơ bản như: An toàn: Thường xuyên kiểm tra những vật gây nguy hiểm có thể xuất hiện trong lớp học. Ví dụ như: Đồ đạc dễ vỡ, sàn trơn trượt, ổ cắm điện Phân bổ không gian hợp lý cho các khu vực của hoạt động góc, sắp xếp các góc theo nguyên tắc động – tĩnh. Dành nhiều ánh sáng cho một số hoạt động góc như: góc xem sách, tạo hình và chăm sóc cây. Có chỗ dành cho việc ăn, ngủ, thư giãn, chứa đồ dùng cá nhân của giáo viên và trẻ. Các góc hoạt động bố trí linh hoạt, thuận lợi bằng những vách ngăn thấp, thùng hay hộp lớn, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động ( tạo hình, chơi nước, nội trợ gần chỗ có nước và chơi với máy vi tính, nghe đĩa, xem băng gần ổ cắm điện) và tiện cho giáo viên theo dõi. Các góc chơi được chia rõ ràng và có ranh giới phân chia để trẻ dễ định hướng khoảng không gian được sử dụng. Số lượng góc chơi, thứ tự triển khai và cách săp xếp các góc hoạt động phụ thuộc vào diện tích căn phòng, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, số trẻ trong lớp, độ tuổi của trẻ và từng chủ đề cụ thể. Có thể luân phiên dần từ 4 đến 5 góc hoạt động. 2
- Với từng trường hợp thì giáo viên cần sắp xếp hay thay đổi khoảng không gian cho phù hợp. Thực tế tại đơn vị trường mẫu giáo Trà Linh, một số điểm trường có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển các trang thiết bị, nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi thì tôi thường xuyên vận động giáo viên nên có sự thay đổi môi trường giáo dục trong lớp vài lần trong năm học để tạo cảm giác mới mẻ đối với cô và trẻ, đặc biệt là trẻ hứng thú, tò mò khi có đồ dùng đồ chơi mới. Từ đó kích thích trẻ tham gia hoạt động tích cực và cảm giác thoải mái cao. Xây dựng môi trường bên trong lớp học theo hướng thân thiện và phản ánh được hoạt động giáo dục chủ đề trong suốt thời gian tiến hành chủ đề dưới nhiều hình thức linh hoạt, các vật trang trí, trưng bày ngang tầm mắt trẻ, mọi thứ trẻ muốn sử dụng đều dễ thấy và dễ lấy, các ký hiệu bằng từ ngữ đơn giản và hình ảnh dễ hiểu. Trưng bày, trang trí mang tính động, có thể sử dụng vật trưng bày, trang trí để triển khai các hoạt động khi cần thiết và thường xuyên thay đổi cách bày biện. Các vật dụng dùng để trưng bày, trang trí đa dạng, thể hiện văn hoá của địa phương, được lựa chọn từ chính đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phục vụ chủ đề và sản phẩm của giáo viên và trẻ. Ví dụ như chủ đề Nghề nghiệp và chủ đề Quê hương – Đất nước thì giáo viên trang trí ở góc bán hàng bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương như các loại rau củ quả, trang phục, đồ dùng, đồ chơi, nhạc cụ của người Xê đăng Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và giờ hoạt động chiều. * Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục bên ngoài lớp học Trường mẫu giáo Trà Linh thực hiện Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chuyên đề: “ 3
- Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, giai đoạn 2016-2020 và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chính vì vậy môi trường bên ngoài lớp học vô cùng quan trọng và cần thiết không thể bỏ qua. Trẻ không thể ngồi học trong lớp suốt 1 buổi mà cần phải có hoạt động ngoài trời, trẻ được tự do vui chơi, được trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi. Thông qua đó giúp trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức tạo điều kiện phát triển tư duy, tình cảm, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ và tình cảm xã hội cho trẻ. Để môi trường giáo dục cho trẻ bên ngoài luôn sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính sư phạm và khoa học thì bản thân tôi cùng với đội ngũ trong nhà trường cố gắng tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp với nhiều hình thức như: Phân chia các khu vực trong sân trường để bố trí đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ, thực tế tại một số lớp trong trường của tôi có diện tích chật hẹp, lớp đông trẻ thì giáo viên đã tận dụng tối đa những gì sẵn có ngoài lớp học để giúp trẻ nắm được các kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của chương trình. Cụ thể là: Góc thiên nhiên nên đặt ở hiên lớp hoặc tận dụng góc vườn cho mỗi lớp chăm bón cây non và quan sát sự phát triển, thay đổi của chúng hàng ngày hoặc theo mùa. Trẻ tham gia trồng cây, chăm sóc cây non giúp trẻ phát triển óc quan sát , tính tò mò: quan sát sự thay đổi của cây con, sự thay đổi lá theo mùa và phân loại chúng Trong lúc đưa trẻ đi dạo chơi quanh trường, cô giúp trẻ biết các phòng chức năng của trường, các phòng nhóm, biết những người trong trường làm gì, biết các đồ chơi, thiết bị và cách sử dụng chúng , biết các luống rau, cây con tuỳ theo lứa tuổi và khả năng của trẻ. Giáo viên giúp trẻ kể về những gì trẻ được biết, được nhìn thấy. Như vậy là đã tăng cường nhận thức và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó , tôi còn tổ chức Hội thi làm đồ dùng dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Sưu tầm hình ảnh và học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị trường bạn để áp dụng Làm đồ dùng đồ chơi ngoài trời hiệu quả. Đặc biệt là các đồ dùng đồ 4
- chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ như bật liên tục vào vòng, bật qua 5 ô, ném bóng vào rổ, bò theo đường dích dắc, chuyền bóng và chơi đá bóng. Để thoả mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời của trẻ thì một số đồ dùng mà các cô giáo đã tận dụng từ các nguyên vật liệu phế thải để tái chế thành các đồ chơi cho trẻ trông đáng yêu nhưng cũng không kém phần chắc chắn như: Xích đu được làm bằng dây thừng và lốp xe hoặc miếng gỗ nhỏ, bập bênh bằng tre, hay trò chơi bowling được làm bằng thùng giấy cotton và những chai nước ngọt Tất cả những đồ dùng đồ chơi đều đảm bảo trẻ chơi được và an toàn, không những vậy tôi còn lồng ghép các hình ảnh đáp ứng giới trang trí ở sân trường để tất cả trẻ nam và nữ có thể chơi được các trò chơi như nhau. Khi trẻ dạo chơi ngoài trời, trẻ có thể hát múa dưới bóng cây, sờ ngắm các con vật tượng trưng trong vườn cổ tích. Từ đó trẻ biết yêu cái đẹp, biết thể hiện tình cảm của mình với thiên nhiên, cây cối, con vật mà trẻ đã nhìn thấy và trải nghiệm. * Giải pháp 3: Bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ Có thể hiểu cảm xúc tích cực là các cảm xúc hướng cá nhân mỗi người đến những điều tốt đẹp, mang chiều hướng phát triển đi lên, góp phần hình thành nên một cá nhân với nhân cách tốt đẹp. Những cảm cúc của giáo viên mầm non có thể là tiêu cực như: sợ hãi, tức giận, buồn bã. Những cảm xúc tích cực là: vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng được hình thành trong quá trình hoạt động nghề nghiệp khi có những kích thích tác động từ phía trẻ, bố mẹ của trẻ, đồng nghiệp và các lực lượng xã hội khác. Tâm hồn trẻ em giống như một tờ giấy trắng, nên giáo viên cần vẽ lên những đường nét trên tờ giấy trắng đó như thế nào để trông thật đẹp và tránh điều ngược lại. Có thể nói rằng, giáo viên yêu thương ân cần với trẻ, không cáu ghét, đánh mắng, trách phạt trẻ. Nếu không có tình yêu thương với trẻ thì không thể trở thành 5
- giáo viên mầm non được. Vì chỉ có tình yêu thương trẻ thì giáo viên mầm non mới có thể chăm sóc, giáo dục trẻ được đúng như vai trò của “người mẹ hiền thứ hai” của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì càng phải dành nhiều tình yêu thương, sự quan tâm hơn nữa. Có lòng yêu trẻ sẽ giúp giáo viên dễ dàng vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc. Tình yêu thương ấy giúp giáo viên kiên trì, bền bỉ với những khó khăn, áp lực đặc trưng của công việc để hoàn thành tốt trách nhiệm dạy dỗ các cháu phát triển tốt. Giáo viên cần đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ. Không phân biệt hay kỳ thị về giới tính, sắc tộc, tôn giáo hay địa vị kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh kinh tế gia đình của trẻ. Mỗi trẻ là một cá nhân duy nhất và có những giá trị, những nét độc đáo và năng lực riêng, từ đó có cách tiếp cận phù hợp để giúp trẻ được phát triển khoẻ mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Luôn cởi mở và vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện ra những khả năng và sự khác biệt giữa trẻ này với trẻ khác và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cụ thể một cách thoả đáng. Giáo viên luôn thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân cả trẻ cũng như hiểu được trạng thái và diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi dù nhỏ ở trẻ, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và xử lý một cách hợp lý nhất. Mặt khác cần giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với mọi người xung quanh một cách phù hợp. Bồi dưỡng cảm xúc tích cực giúp giáo viên mầm non xây dựng được bầu không khí tâm lý vui vẻ, thoải mái, hào hứng, tích cực khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, khi làm việc với đồng nghiệp và khi giao tiếp ứng xử với các bậc cha mẹ, sẵn sàng hỗ trợ mọi người cùng giải toả tâm lý, trạng thái cảm xúc căng thẳng, chuyển hoá chúng thành cảm xúc tích cực trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của giáo vên mầm non, xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, hợp tác với nhau trong cuộc sống và công việc. 6