Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phát triển đảng trong học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực

docx 32 trang Mịch Hương 27/09/2024 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phát triển đảng trong học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_phat_trien_dang_trong_hoc_sin.docx
  • pdfNguyễn Đình Phúc- Phan Thúc Trực- Quản lý.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phát triển đảng trong học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC (Lĩnh vực: Quản lý giáo dục) NĂM 2022
  2. MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tính lịch sử của sáng kiến 2 3. Điểm mới và đóng góp của sáng kiến 2 4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi sáng kiến 2 B. NỘI DUNG 1. Hiểu biết chung về công tác xây dựng Đảng 3 1.1. Hiểu biết chung 3 1.2. Thực trạng công tác phát triển Đảng trong học sinh phổ thông hiện nay 7 2. Phát triển Đảng trong học sinh trường THPT 2.1. Nhận thức của chi bộ Đảng 10 2.2. Công tác xây dựng nguồn 12 2.3. Công tác giáo dục, bồi dưỡng 13 2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá 17 2.5. Công tác hồ sơ, tiến trình phát triển Đảng 19 3. Kết quả thực tiễn 3.1. Sự thay đổi nhận thức trong học sinh về công tác Đảng 21 3.2. Sự chuyển biến trong hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên 22 3.3. Sự trưởng thành của học sinh là đảng viên ở môi trường mới 24 4. Một số ý kiến tham vấn 25 C. KẾT LUẬN 25 D. PHỤ LỤC 27 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
  3. hiện và bồi dưỡng những học sinh tiêu biểu, xuất sắc thông qua các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động học tập, rèn luyện, Đoàn - Hội để tạo nguồn kết nạp đảng. Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong trường học”. Chính từ sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An và vì từ những hạn chế trong công tác phát triển Đảng tại các cơ sở Đảng trường học nên chúng tôi đúc kết từ kinh nghiệm của chi bộ mình, viết “Một số kinh nghiệm về công tác phát triển Đảng trong học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực” như một sự sẻ chia cùng đồng chí, đồng nghiệp. 2. Tính lịch sử của sáng kiến Công tác phát triển Đảng trong học sinh- sinh viên được đề cập đến nhiều trên các tạp chí xây dựng Đảng, các báo của các cấp ủy Đảng, trong các văn kiện Đại hội Đảng các nhà trường. Các bài viết đó đã tập trung đi sâu phân tích ý nghĩa, kết quả đạt được của công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy, các bài viết phần nhiều chú ý đến báo cáo số lượng học sinh được kết nạp vào Đảng, biểu dương kết quả hoặc một số bài viết có đề cập đến thực trạng phát triển Đảng trong học sinh ở các nhà trường nhưng còn chung chung. Cái mà các chi bộ Đảng trường học cần là cách thức, lộ trình làm thế nào để làm thay đổi nhận thức của học sinh trong việc phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng, làm thế nào để đến cuối năm lớp 12, các chi bộ Đảng có đủ điều kiện để kết nạp được nhiều học sinh ưu tú, có nguyện vọng vào tổ chức Đảng thì chưa nhiều. Khoảng trống đó chính là cơ sở để chúng tôi viết bản sáng kiến này chia sẻ với các đơn vị bạn. 3. Điểm mới và đóng góp của sáng kiến Bản sáng kiến này ít đề cập đến những lý thuyết chung chung về công tác xây dựng Đảng, bởi điều này đồng nghiệp ở các cơ sở Đảng có thể tìm thấy ở nhiều nguồn thông tin khác, nếu có, cũng chỉ là một số hiểu biết chung về công tác này để có cái nhìn toàn cục. Nội dung chính và cũng là đóng góp của sáng kiến là sự tổng hợp, hệ thống hóa những cách làm cụ thể, lộ trình chi tiết từ hình thành nhận thức đến công tác tạo nguồn, lộ trình bồi dưỡng cho đến các thủ tục, các quy định trong tiến trình kết nạp Đảng cho học sinh để mỗi Chi ủy, Chi bộ khi đọc được có thể làm theo, thực hiện được ở cơ sở Đảng của mình. 4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi của sáng kiến Bản sáng kiến này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các giải pháp thực hiện bồi dưỡng một đoàn viên ưu tú cho đến khi kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Những kinh nghiệm được nêu ra tại bản sáng kiến này đều có thể áp dụng tại các cơ sở Đảng nhà trường THPT.
  4. với những người cộng sản trên thế giới khi các ông cho rằng: những quan điểm của các ông chỉ là phương pháp chỉ dẫn hành động trong thực tế. Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung vào chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết nêu lên những vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó, mỗi Đảng vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình. Trong quá trình vận dụng, mỗi đảng lại giải quyết thành công những vấn đề mới, tổng kết thành những vấn đề lý luận bổ sung và làm giàu thêm nội dung lý luận Mác – Lênin. Đây là thái độ và trách nhiệm thường xuyên của Đảng ta. Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chú ý chống giáo điều, cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin; chống lại những luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. b) Xây dựng Đảng về chính trị. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, bao gồm: xây dựng đường lối, chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị Trong đó, theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Hoạch định đường lối chính trị trở thành một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền có vai trò định hướng phát triển cho toàn xã hội. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược và quy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như từng giai đoạn. Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề: đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ; trong xây dựng đường lối chính trị. Phải học tập kinh nghiệm của các đảng cầm quyền ở các nước, nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời kỳ dài: để có đường lối chính trị đúng, Đảng phải thực sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, và của cả dân tộc. Hồ Chí Minh lưu ý cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời Người cũng cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh của Tổ quốc, sinh mệnh chính trị của hàng triệu đảng viên cũng như của hàng triệu nhân dân lao động. c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ. Về hệ thống tổ chức của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công