Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập hướng dẫn học sinh Lớp 5 thực hành về từ loại Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập hướng dẫn học sinh Lớp 5 thực hành về từ loại Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_dang_bai_tap_huong_dan_hoc_sinh_lo.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập hướng dẫn học sinh Lớp 5 thực hành về từ loại Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm. I. lý do chän ®Ò tµi: Trong hệ thống giáo dục, Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường tiểu học đã duy trì dạy học toàn diện, việc giúp các em học tốt các môn học, học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong mọi tiết học, giúp cho sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, tư duy và khả năng của các em. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng. Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, vế câu sẽ chau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn. Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn. Học tốt bộ môn này nó còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các môn học khác một cách dể dàng hơn. Được phân công dạy lớp 5, qua mét thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Nhưng trong thực tế khi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ: "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài: "Các dạng bài tập hướng dẫn học sinh lớp 5 thực hành về từ loại Tiếng Việt trong chương trình tiểu học".
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm. II. thùc tr¹ng vÒ viÖc d¹y häc tõ lo¹i tiÕng viÖt trong trêng tiÓu häc Ở trong trường tiểu học môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở tiểu học theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần (lớp 1), tập đọc, chính tả, tập viết, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn, kể chuyện. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã học vào phân môn tập làm văn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác. Học sinh trường tiểu học nói chung, học sinh lớp 5A nói riêng việc học tập và vận dụng từ loại Tiếng Việt vào các kỹ năng nói, viết vẫn con nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau: - Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại sai. - Nhiều em không nắm được khái niệm "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập. - Khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng. - Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt còn chưa được nhiều.
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm. Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 5A làm một số bài tập về thực hành từ loại Tiếng việt có trong chương trình tiểu học hiện hành khi chưa thực hiện đề tài nµy: KÕt qu¶ Giái Kh¸ Trung b×nh YÕu T.S HS S.L % S.L % S.L % S.L % 27 3 11,1 5 18,5 11 40,7 8 29,7 Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học từ loại trong môn Tiếng Việt, đồng thời xuất phát từ những thực trạng trên tôi xin đề xuất: “ Các dạng bài tập hướng dẫn học sinh thực hành từ loại Tiếng Việt trong chương trình tiểu học”. III. c¸c d¹ng bµi tËp híng dÉn häc sinh líp 5 thùc hµnh tõ lo¹i tiÕng viÖt trong ch¬ng tr×nh tiÓu häc. 1. Dạng thứ nhất: Các bài tập khắc sâu lý thuyết về từ loại. 1.1. Danh từ: Là từ chỉ người, sự vật, hiện tượng. Ví dụ: - Chỉ người: Anh , chị. học sinh - Chỉ vật: Nhà, bàn, ghế, cây, Hà Nội - Chỉ hiện tượng: Gió, bão, hoà bình * Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem: - Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những, các ) xem có được không, nếu được thì đó là một danh từ. Ví dụ: Hai học sinh * Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó ) xem có được không nếu được thì đó là một danh từ. Ví dụ: Học sinh ấy * Danh từ có nhiều loại: phân biệt danh từ chung với danh từ riêng, danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng.: . Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật.
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm. VD: Học sinh, công nhân, thành phố . Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật. VD: Võ Thị Sáu, núi Trường Sơn - Phân biệt danh từ cụ thể với danh từ trừu tượng . Danh từ cụ thể: chỉ những sự vật mà ta có thể nhận ra được bằng giác quan (nhìn, nghe, ngửi, thấy, đếm được ) VD: Nhà, tủ, . Danh từ trừu tượng: chỉ những sự vật mà ta nhận ra được bằng suy nghĩ chứ không phải bằng các giác quan. VD: Niềm vui, đạo đức, thái độ * Trong câu, danh từ (Đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ 1.2. Động từ: Là từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người, sự vật. VD: Ngủ, chạy * Có hai loại động từ: a) Động từ chỉ trạng thái, hoạt động do người hay sự vật thực hiện, không ảnh hưởng tới người hay sự vật khác gọi là động từ nội động. VD: Em bé ngủ. b) Động từ chỉ hoạt động của người hay sự vật thực hiện có ảnh hưởng đến người hay sự vật khác gọi là động từ ngoại động VD: Bác nông dân đang gặt lúa. * Các động từ: có, là, bị, được - Động từ "bị" và "được" chỉ trạng thái tiếp thu - Động từ "có" chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu - Động từ "là" chỉ được dùng trong câu giới thiệu, nhận xét, đánh giá. 1.3. Tính từ: Là từ chỉ tính chất của người, loài vật, đồ vật, cây cối như: màu sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, phẩm chất
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm. Ví dụ : - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc) - Vuông, tròn, thon (chỉ hình thể) - To, nhỏ, dài, ngắn (chỉ kích thước) - Nặng, nhẹ, nhiều, ít (chỉ khối lượng, dung lượng) - Tốt, xấu, thông minh (chỉ phẩm chất) * Có hai loại tính từ: a) Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ: Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, tốt b) Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. Ví dụ: Xanh biếc, gầy nhom, chi chít 1.4. Đại từ: a. Đại từ dùng để thay thế cho danh từ, động từ hoặc tính từ trong câu. Ví dụ: Cú chẳng có tổ, nó ph¶i sống trong những hốc cây tăm tối, b.Trong giao tiếp người ta có thể dùng đại từ để xưng hô. Đó là đại từ chỉ ngôi. các đại từ chỉ ngôi thường dùng là : Ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, tao, chúng tao Ngôi thứ hai : mày , chúng mày Ngôi thứ ba : nó, chúng nó * Danh từ chỉ người cùng thường được dùng trong xưng hô như đại từ chỉ ngôi. VD: anh , chị , ông , bà 2. Dạng thứ hai; Các bài tập khắc sâu khái niệm “từ loại”: Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dụi dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách: a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép , từ láy) b, Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ)
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm. - ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu tạo và thế nào là chia từ theo từ loại. Các em sẽ dễ dàng làm được. - Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau: + Từ đơn: vườn, ăn, ngọt + Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập + Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc - Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau: + Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn + Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn + Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt. 3. Dạng thứ ba: Xác định từ loại cho từ. Kiểu 1: Cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó. VD: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu. Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng. Có thể nói : - những niềm vui - rất yêu thương - hãy vui chơi - - tình yêu ấy - hãy yêu thương - rất đáng yêu Sau đó học sinh trình bày: Danh từ Động từ Tính từ Niềm vui Vui chơi Vui tươi Tình yêu Yêu thương Đáng yêu Kiểu 2: Xác định từ loại trong đợn thơ văn có sẵn: VD: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ: “ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suỗt cả ngày”
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm. - ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp. “ Cảnh / rừng / Việt Bắc / thật là / hay Vượn / hót / chim / kêu / suốt cả ngày” - Danh từ : cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày. - Động từ: hót, kêu. - Tính từ : hay. 4. Dạng thứ tư: Xác định từ loại trong các từ khó phân định ranh giới. VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây, Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang Xum xuê xoài biếc, cam vàng Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi. - ở bài tập này học sinh xác định các tính từ : đẹp, cao, đầy, xum xuê, nghiêng, thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến : “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng chang”các em lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai. Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ là “riêng” “biếc” “chang”. 5. Dạng thứ năm: Xác định từ loại trong những trường hợp dấu hiệu hình thứ từ loại không rõ: VD: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau: Đi ngược, về xuôi Nước chảy, đá mòn Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi, về” động từ, “nước, đá” là danh từ. Nhưng các từ “ngược”, “xuôi”, “ mòn” các em lúng túng và