Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng kém môn Tiếng Anh trường THPT Tân An
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng kém môn Tiếng Anh trường THPT Tân An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_kem_mon_tieng_anh_truon.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng kém môn Tiếng Anh trường THPT Tân An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH Đơn vị : Trường THPT Tân An === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: BIỆN PHÁP NÂNG KÉM MÔN TIẾNG ANH TRƯỜNG THPT TÂN AN Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn :Tiếng Anh Họ và tên người thực hiện :Nguyễn Văn Cảnh Chức vụ :Tổ Trưởng Chuyên Môn Sinh hoạt tổ chuyên môn :Anh Văn Trà Vinh , tháng 5/2013 Trang 1
- UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THPT Tân An PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : Biện Pháp Nâng Kém Môn Tiếng Anh Trường THPT Tân An Thời gian thực hiện: 10/8/2012 10/5/2013 Tác giả : Nguyễn Văn Cảnh Chức vụ : Tổ Trưởng Chuyên Môn Đơn vị công tác : Trường THPT Tân An TỔ CHUYÊN MÔN ( TRƯỜNG ) HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét: Nhận xét: Xếp loại Xếp loại : Ngày tháng năm . Ngày tháng năm . Tổ trưởng Hiệu trưởng Trang 2
- UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : Biện Pháp Nâng Kém Môn Tiếng Anh Trường THPT Tân An Thời gian thực hiện: 10/8/2012 10/5/2013 Tác giả : Nguyễn Văn Cảnh Chức vụ : Tổ Trưởng Chuyên Môn Đơn vị công tác : Trường THPT Tân An TỔ BỘ MÔN ( CẤP TỈNH ) HỘI ĐỒNG KHGD SỞ GD & ĐT Nhận xét: Nhận xét: Xếp loại : Xếp loại Ngày tháng năm . Ngày tháng năm . CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tổ trưởng Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Trang 3
- BÁO CÁO TÓM TẮT Sáng kiến về biện pháp nâng kém học sinh 1. Người thực hiện: - Họ và tên: Nguyễn Văn Cảnh - Năm sinh:12/11/1976 - Đơn vị công tác : Trường THPT Tân An - Chức vụ hiện tại:Tổ Trưởng Chuyên Môn - Trình độ chuyên môn: ĐHSP Anh Văn 2. Tên sáng kiến: Biện Pháp Nâng Kém Môn Tiếng Anh Trường THPT Tân An 3. Nội dung sáng kiến: - Thực trạng việc dạy và học môn tiếng anh ở trường THPT Tân An , dựa vào tình hình học sinh yếu kém ở mỗi đầu năm học , họp thống nhất bàn kế hoạch , nội dung để nâng học sinh yếu kém đạt được hiệu quả , trong quá trình thực hiện Tổ Trưởng chuyên môn phải dự giờ , kiểm tra ,đánh giá ,rút kinh nghiệm , kịp thời chấn chỉnh những sai sót ( nếu có ) 4. Thời gian thực hiện sáng kiến: thời gian bắt đầu 10/8/2012 và kết thúc thực hiện 10/5/2013 5. Phạm vi áp dụng: Cho những học sinh yếu kém môn tiếng anh bậc Trung Học đặc biệt là những học sinh học ở cuối cấp 6. Hiệu quả: Áp dụng biện pháp nâng kém trên đạt được hiệu quả rõ rệt tại Trường THPT Tân An và đặc biệt là học sinh lớp 12 trong kì thi tốt nghiệp THPT XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO Nguyễn Văn Cảnh Trang 4
- MỤC LỤC Trang A.Phần mở đầu: 2 I.Lý do chọn đề tài : . 2 1/ Có lí luận . . 2 2/ Có thực tiễn . 2 II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu: . . 2 1.Mục đích : . .2 2.Phương pháp nghiên cứu: . .2 III.Giới hạn của đề tài: . 3 IV. Kế hoạch thực hiện: . .3 B.Phần nội dung: . 3 I.Cơ sở lý luận: . 3 II.Cơ sở thực tiễn: . 4 III.Thực trạng và những mâu thuẫn: . 4 1.Thuận lợi: . .4 2.Khó khăn: . .5 3.Tình hình thực tế: . 6 4.Yêu cầu cần đạt trong năm học: 6 IV.Các giải pháp thực hiện: 7 1.Đối với giáo viên bộ môn: . .7 1.1.Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện: 7 1.2.Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh: 7 1.3.Giáo dục ý thức học tập cho học sinh: .7 1.4.Kèm cặp học sinh yếu kém: .8 1.5.Khích lệ: 9 1.6.Nội dung cần phụ đạo: .9 2.Đối với giáo viên chủ nhiệm: 10 3.Đối với phụ huynh học sinh: 10 V.Hiệu quả áp dụng: 10 1.Kết quả học tập: 10 2.Thái độ, ý thức học tập: 11 C.Kết luận: .11 I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác: 11 II.Khả năng áp dụng: 12 III.Bài học kinh nghiệm: 12 IV.Đề xuất, kiến nghị: 12 Danh mục tài liệu tham khảo : 14 Trang 5
- A.Phần mở đầu: I.Lý do chọn đề tài: 1/ Có Lí Luận Chúng ta đã biết, công tác giáo dục là một vấn đề lớn luôn được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ. Chất lượng giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đất nước ta đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa, từng bước thực hiện mục tiêu vì: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn hoàn thành mục tiêu này, đòi hỏi phải đào tạo được nguồn nhân lực có tri thức, có sức khỏe, có lý tưởng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Do đó, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo luôn được coi trọng và ưu tiên đầu tư xem đây như là quốc sách hàng đầu. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta cũng như Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và nhiều văn bản nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện việc đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông, đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy-học ở tất cả các cấp học. Trong hơn một thập niên qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được hầu hết giáo viên quán triệt và tích cực thực hiện một cách có hiệu quả , thêm vào đó môn Tiếng anh đã và đang là môn thi bắt buộc trong kì thi TN THPT và mở rộng khối thi A 1. Có thể thấy rằng, việc dạy và học môn Tiếng Anh hiện nay ở cấp THPT đang có nhiều cải tiến đáng kể về phương pháp dạy-học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp là làm thế nào để thu hút học sinh vào bài học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức, giúp các em hiểu và vận dụng bài học ngay trên lớp. Vì thế, phương pháp lấy người “Học làm trung tâm” là phương pháp dạy học tích cực. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học cũng được giáo viên hưởng ứng mạnh mẽ, qua đó tạo được cho học sinh có nhiều hứng thú và say mê hơn trong học tập, chất lượng giáo dục từ đó được nâng lên một cách rõ rệt qua từng năm học. 2/ Có thực tiễn Việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh cũng có nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Đây là môn học theo ý kiến của hầu hết các em học sinh đều cho là môn học khó, điều kiện học tập còn gặp nhiều khó khăn nhất là đối với các em thuộc địa bàn vùng sâu, học sinh cũng chưa thấy được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh cho tương lai nên chưa dành nhiều thời gian đầu tư cho môn học một cách nghiêm túc. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém ở bộ môn còn chiếm tỉ lệ khá cao. Vậy với vai trò là một giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh thì bản thân phải làm gì đối với học sinh yếu kém môn Tiếng Anh ? Đó chính là lý do tôi chọn để nghiên cứu đề tài:“ Một Số Biện pháp nâng kém môn tiếng Anh ở trường THPT Tân An”. Qua đề tài này tôi muốn chia sẽ với quý Trang 6
- đồng nghiệp những kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở tại Trường THPT Tân Tân An . II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1.Mục đích: -Giúp học sinh yếu kém củng cố lại kiến thức cơ bản môn Tiếng Anh, nắm bắt lại những kiến thức bị hỏng từ các lớp dưới. -Giúp học sinh nâng cao ý thức tự giác trong học tập, có thói quen độc lập suy nghĩ, tự tin trong học tập, từng bước tự hoàn thiện bản thân. -Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường và đặc biệt nâng cao tỉ lệ trong kì thi tốt nghiệp THPT . 2.Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu. -Phương pháp thực nghiệm. -Phương pháp trao đổi trực tiếp. -Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu so sánh. III.Giới hạn của đề tài: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trong phạm vi học sinh khối 12 của Trường THPT Tân An . Mà cụ thể là ở lớp 12A2. IV. Kế hoạch thực hiện: *Thời gian thực hiện đề tài: Từ 10 / 8/ 2012 đến 10/ 5 / 2013. *Giáo viên bộ môn phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém trong một năm học: -Thống kê tỉ lệ học sinh qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. -Phân loại học sinh theo trình độ. -Xác định năng lực, trình độ và điều kiện học của học sinh. -Giúp học sinh hình thành phương pháp học tập tốt môn Tiếng Anh. B.Phần nội dung: I.Cơ sở lý luận: Mục tiêu chung của giáo dục bậc phổ thông là : Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Hiện nay Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng trong quá trình giao tiếp, giao lưu trên nhiều lĩnh vực. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên Bộ giáo dục và Đào tạo đã tiến hành cải cách sách giáo khoa Tiếng Anh theo hướng giao tiếp chú trọng vào việc dạy cho học sinh 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Nhằm tạo cho thế hệ tương lai sử dụng Tiếng Anh một cách thành thạo. Cũng như các môn học khác, môn Tiếng Anh cũng thực hiện theo trình tự đầy đủ các bước lên lớp, người giáo viên phải luôn vận dụng các phương pháp hữu hiệu để làm thế nào cho học sinh hiểu bài, say mê môn học và học tập đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên học Trang 7
- ngoại ngữ còn có nhiều khó khăn hơn so với các môn học khác. Hiện nay chương trình và sách giáo khoa đổi mới rất hay, song độ khó cũng cao hơn, đối với những học sinh đã bị mất căn bản thì khó theo kịp chương trình. Do trình độ học sinh không đồng đều, chính điều này đã dẫn đến tình trạng phân hóa học sinh ngày càng tăng, những em học sinh có năng lực tiếp thu tốt thì tiến bộ rất nhanh, nắm vững được kiến thức cơ bản và vận dụng được kiến thức vào thực hành. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh rất cố gắng nhưng do các em chưa có phương pháp học phù hợp, với lại ở gia đình các em cũng không được chỉ dẫn nên các em dễ bị mất phương hướng không còn hứng thú, lơ là với môn học. Vì vậy, nhiều em không kham nỗi chương trình, dẫn đến tỉ lệ học sinh yếu kém ngày càng tăng, đây là điều mà không ít giáo viên quan tâm và trăn trở. Chính vì thế cần tìm hiểu, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của các em để có hướng tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em rơi vào những khó khăn thường trực trong quá trình học tập. II.Cơ sở thực tiễn: Hiện nay chất lượng dạy học môn ngoại ngữ còn thấp do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do môn Tiếng Anh là một môn học hoàn toàn “khó”, đối với các em ở vùng sâu, kỹ năng giao tiếp xã hội còn hạn chế. Việc tiếp cận với ngôn ngữ nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Do đó chưa có sự đầu tư thời gian, công sức, chưa nỗ lực vượt khó học tập. Nhiều học sinh vào giờ học không chú ý tập trung, về nhà không chịu làm bài tập, không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không thể tiến bộ được trong học tập. Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, nhẫn nại, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp học hiệu quả. Thế nhưng, một số học sinh hầu như chỉ tập trung vào học các môn khác, ít chú ý đến việc trao dồi môn Tiếng Anh hoặc có tâm lý ngại khó, dựa vào các môn khác để kéo môn Tiếng Anh lên.Hơn thế nữa, Chương trình học còn nặng nề, cung cấp kiến thức là chính , chưa có bài tập vận dụng thực hành nhiều dẫn đến học sinh chưa khắc sâu kiến thức và nhiều học sinh không theo kịp chương trình, nội dung nhiều trong một tiết học nên giáo viên khó thực hiện đổi mới PP dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS vì sợ cháy giáo án.Tuy cùng học chung trong một lớp, nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, động cơ và thái độ học tập cũng khác nhau thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau. Có học sinh tiếp thu bài rất nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động dạy học trên lớp nhất là đối với môn Tiếng Anh. Đối tượng học sinh yếu kém vẫn luôn tồn tại trong quá trình giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. III.Thực trạng và những mâu thuẫn: Trang 8