SKKN Các biện pháp hiệu quả trả lời các câu hỏi của bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia

doc 40 trang sangkien 01/09/2022 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp hiệu quả trả lời các câu hỏi của bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_hieu_qua_tra_loi_cac_cau_hoi_cua_bai_doc.doc

Nội dung text: SKKN Các biện pháp hiệu quả trả lời các câu hỏi của bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 1.1. Cơ sở lí luận . .4 1.2. Cơ sở thực tiễn . 5 2. Mục đích nghiên cứu . 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Khả năng ứng dụng thực tế 6 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 NỘI DUNG LÍ LUẬN 1. Khái niệm đọc hiểu 7 2.Các kĩ thuật đọc hiểu cơ bản . .7 2.1 Skimming . 7 2.2.Scanning 7 3. Xác định cấu trúc các đoạn văn của bài đọc hiểu 8 3.1. Cấu trúc đoạn mở đầu 8 3.2. Cấu trúc doạn thân bài 8 3.3. Cấu trúc đoạn kết luận 8 4. Các dạng câu hỏi trong bài tập đọc hiểu 9 CHƯƠNG 2. CÁC KĨ THUẬT GIÚP HỌC SINH TRẢ LỜI ĐÚNG TỪNG DẠNG CÂU HỎI TRONG BÀI ĐỌC HIỂU. 1. Các kĩ thuật giúp học sinh trả lời đúng các câu hỏi trong bài đọc hiểu 10 1.1. Câu hỏi 1: Xác đinh thông tin được nêu trong bài (Factual ìnformation) 10 1.2. Câu hỏi 2: Xác định thông tin không được nêu trong bài (Negative fact)12 1.3. Câu hỏi 3: Xác định nghĩa của từ trong văn cảnh (Vocabulary 15 1.4. Câu hỏi 4: Tìm từ được nói đến hoặc được quy chiếu đến(Reference) 17 1.5. Câu hỏi 5: Suy luận, tìm hàm ý (Inference) 19 1.6. Câu hỏi 6: Tìm ý chính của bài đọc (main idea) 19 1.7. Câu hỏi 7: Xác định giọng điệu của tác giả (Tone) 22 ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 1
  2. 1.8. Câu hỏi 8: Câu hỏi xác định mục đích của tác giả (Purposes) 24 1.9. Câu hỏi 9: Câu hỏi xác định khóa học (Course) 27 2. Phân tích kết quả . 29 2.1. Kết quả trước khi áp dụng chuyên đề . . 29 2 2. Kết quả sau khi áp dụng chuyên đề 29 CHƯƠNG 3: 31 KẾT LUẬN . 31 Kết luận 31 PHỤ LỤC : HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 49 ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1. Cơ sở lý luận: Tiếng Anh là môn học đã và đang được đổi mới đi đầu tại các trường trung học phổ thông. Bộ GD- ĐT đã xây dựng đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên toàn quốc. Có thể thấy Tiếng Anh với tư cách là một môn học quan trọng đang là tiêu điểm được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Để đổi mới và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cần nhiều giải pháp đồng bộ mà trước hết phải đổi mới phương pháp dạy và học. Để đi sâu vào cách học tiếng Anh như thế nào cho hiểu quả là một vấn đề khá rộng và khó nói chi tiết cụ thể được vì mỗi đối tượng học tiếng Anh với mục đích riêng của từng giai đoạn thì lại phải có phương pháp cho từng đối tượng đó. Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ thể hơn là đối tượng học sinh ôn thi đại học để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy khó khăn ở Việt Nam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng quan trọng. Người thầy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng dẫn học sinh của mình làm bài đạt kết quả cao nhất. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Với cấu trúc đề thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc Gia gồm 64 câu hỏi trắc nghiệm và 2 điểm cho phần tự luận thì 20 câu hỏi trắc nghiệm đọc hiểu trong đề thi chiếm một vị trí rất quan trọng trong cấu trúc của đề thi. Hiểu được vai trò của nó trong mức độ thành công của một bài thi đại học, hơn ai hết giáo viên phải là người hướng dẫn và định hướng để các em có thể làm bài thi hiệu quả hơn. Kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng không chỉ vì nó chiếm nhiều điểm trong cấu trúc bài thi đại học mà kỹ năng đọc còn giúp học sinh tiếp cận thông tin và giúp các em biết thêm nhiều từ mới và cấu trúc để phục vụ cho các kỹ năng khác như kỹ năng viết và nói. Đối với học sinh THPT, làm tốt kỹ năng đọc hiểu thì có thể nói là bài thi đã thành công được một nửa, vì làm tốt kỹ năng đọc hiểu đồng nghĩa với việc ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 3
  4. bạn sẽ học được một lượng từ mới đáng kể đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của các dạng bài tập khác. 2. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ: Từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, nhận thấy rõ được một mảng kiến thức hay là một kỹ năng quan trọng trong đề thi đại học, vì thế tôi đã chọn chuyên đề: “Các biện pháp hiệu quả trả lời các câu hỏi của bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc Gia”. Trong chuyên đề này tôi tập chung phân tích cấu trúc của bài đọc hiểu trong đề thi đại học và hướng dẫn cụ thể các kỹ năng làm dạng bài tập này, hy vọng chuyên đề sẽ giúp các em tiếp cận bài đọc hiểu bớt khó khăn hơn và mang lại hiệu quả trong các bài thi tiếng Anh nói chung và kỳ thi Đại học và Cao đẳng nói riêng. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện với học sinh lớp 11, trường THPT Ngô Gia Tự trong năm học 2014-2015. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chuyên đề này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Sử dụng các bài tập đọc hiểu với chủ đề đa dạng trong đề thi tuyển sinh các năm gần đây. + Quan sát học sinh làm bài + Tổ chức thảo luận và cho học sinh trình bày theo nhóm + Giáo viên tóm tắt ý kiến của các em và cung cấp thêm thông tin. + Giáo viên tổng kết và đưa ra những kĩ thuật làm bài cho từng dạng câu hỏi + Kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh. Sau mỗi đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì ưu điểm bổ sung và cải tiến những tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo. 5. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ Đề tài này chúng ta có thể ứng dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở các trường THPT, HSG và ôn thi ĐH. ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 4
  5. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1. NỘI DUNG LÍ LUẬN 1.Khái niệm đọc hiểu TheoWilliams (trích trong McDonough and Shaw [8:102]), đọc hiểu là quá trình (a) tìm kiếm những thông tin tổng quát từ một văn bản; (b) tìm kiếm những thông tin cụ thể từ một văn bản; hay (c) đọc để tìm kiếm sự lý thú. Nunan [10:68] lại cho rằng đọc ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 5
  6. hiểu là một quá trình mà người đọc kết hợp thông tin từ một văn bản với kiến thức nền của mình để hiểu được vấn đề. Như vậy, có thể nói rằng đọc hiểu là quá trình người đọc dùng kiến thức nền của mình để giải mã những thông tin từ một văn bản nhằm hiểu được vấn đề có trong văn bản đó. 2. Các kĩ thuật đọc hiểu cơ bản 2.1. Skimming : là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài đọc để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài. Chúng ta cần đặc biệt chú ý đọc tiêu đề của đoạn (nếu có), đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất. 2.2. Scanning: là dùng mắt đọc lướt nhanh để tìm một từ hay một ý chính xác trong bài. Nguyên tắc cơ bản của hai kĩ thuật này là: + Đọc lướt toàn đoạn văn + Không giảm tốc độ hoặc bị phân tâm bởi những chi tiết nhỏ. + Tìm tiêu đề, từ được gạch chân, từ viết tắt, hay ngày, tháng, năm. + Đọc đoạn văn theo hình chữ “Z” 3. Xác định cấu trúc các đoạn văn của bài đọc hiểu Một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh định hình về nội dung của bài đọc hiểu là việc nắm vững cấu trúc một bài văn đọc hiểu và cấu trúc những đoạn văn nhỏ trong bài. Để giúp các em học sinh có những kiến thức cơ bản về nội dung này, các em có thể tham khảo các cẩu trúc đoạn văn dưới đây. 3.1 Cấu trúc đoạn mở đầu (introduction structure) Sentence 1: introduce Main Topic/ Introductory topic Sentence 2: Further focus on the theme Sentence 3 – 5: Provide more background ìnformation to support the main idea. Last sentence: Effects of topic/ indicators of purposes. Như vậy thông tin quan trọng chứa chủ đề của đoạn văn thường nằm ở câu đầu tiên của đoạn mở mở đầu. 3.2. Cấu trúc đoạn thân bài (Body structure) Sentence 1: Topic sentence (Statement/ Opinion) Sentence 2: Supporting sentences (Details/ Supports) Sentence 3- 5: Details (Extra support, Examples ỏ Details for paragraph topic) Last sentence: Summary sentence of topic indicating that the author’s point makes connection to the next paragraph. ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 6
  7. Phần thân bài có thể gồm 2 đến 3 đoạn văn, mỗi đoạn sẽ bắt đầu bằng một câu chủ đề gắn với chủ đề lớn của cả bài đọc đã được đề cập trong đoạn mở đầu. 3.3. Cấu trúc đoạn kết luận (Conclusion structure) Sentence 1: Another Point to support the topic Sentence 2: Support for sentence 1- More ìnformation Sentence 3 – 5: Further evidence/ Detail Last sentence: Final Statement of the “Big Picture” (often an indiator For the main idea of the entire paragraph) Việc xác định cấu trúc bài đọc hiểu sẽ giúp học sinh tìm được ý chinh nhanh chóng và chính xác hơn. Học sinh có thể áp dụng một số cách để tìm ý chính của toàn bài: + So sánh câu chủ đề của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc.Đây là hai câu nói về cùng một chủ đề chúng sẽ liên quan đến ý chính của bài đọc hiểu. + Tập hợp tất cả các câu chủ đề của các đoạn cũng sẽ cung cấp nội dung chính của đoạn văn. 4. Các dạng câu hỏi cơ bản trong bài tập đọc hiểu Câu hỏi 1: Xác đinh thông tin được nêu trong bài (Factual ìnormation) Câu hỏi 2: Xác định thông tin không được nêu trong bài (Negative fact) Câu hỏi 3: Xác định nghĩa của từ trong văn cảnh (Vocabulary) Câu hỏi 4: Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc được quy chiếu đến (Reference) Câu hỏi 5: Suy luận, tìm hàm ý (Inference) Câu hỏi 6: Tìm ý chính của bài đọc (main idea) Câu hỏi 7: Câu hỏi xác định thái độ tác giả (tone) Câu hỏi 8: Xác định mục đích của bài (Purpose) Câu hỏi 9: Câu hỏi xác định khóa học (Course) ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 7
  8. CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TRẢ LỜI ĐÚNG TỪNG CÂU HỎI TRONG BÀI ĐỌC HIỂU 1. Các kĩ thuật giải quyết từng dạng câu hỏi 1.1. Câu hỏi 1: Xác định thông tin được nêu trong bài (Factual information) Câu trả lời cho câu hỏi này chính là thông tin đã được nêu trong bài. Loại câu hỏi này thường hỏi về một chi tiết thông tin nhỏ mà tác giả đề cập đến trong bài đọc. Thông thường phương án trả lời đúng chỉ là nhắc lại thông tin trong bài bằng một cách điễn đạt từ ngữ khác. (X = Key words) Factual ìnformation question Các dạng câu hỏi + According to the passage,___ which of the following is true of __X___? + In the paragraph ___the authors stated that __X__ + According to the paragraph ___, when/where/how ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 8