Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy kĩ năng nói môn Tiếng Anh THPT có hiệu quả

doc 30 trang sangkien 26/08/2022 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy kĩ năng nói môn Tiếng Anh THPT có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_ki_nang_noi_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy kĩ năng nói môn Tiếng Anh THPT có hiệu quả

  1. Mục lục Trang 4 Phần I Lí do chon đề tài 5 I. Đặt vấn đề II. Cơ sở lí luận 5 III. Cơ sở thực tiễn 6 Phần II Nội dung nghiên cứu 8 I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 II. Biện pháp thực hiện 8 1. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ 8 năng nói Tiếng Anh cho học sinh THPT 2. Những thuận lợi và khó khăn khi luyện nói 9 cho học sinh 10 3 .Phương pháp tổ chức thực hiện kỹ năng nói Phần III Giáo án minh hoạ 22 Phần IV Kết quả dạy thực nghiệm 26 Phần V Kết luận và kiến nghị 27
  2. PHẦN I: Lí do chọn đề tài I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giảng dạy ngoại ngữ luôn có nhiều dao động và biến đổi theo nhịp tiến hóa chung của nền văn minh và văn hóa thế giới - Đó là điều mà không ai có thể phủ nhận. Vì vậy đòi hỏi người giảng dạy môn học này phải luôn có trách nhiệm và tâm huyết để truyền đạt kiến thức thật sự hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Qua những năm áp dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh THPT với chương trình sách giáo khoa mới, đã có nhiều thầy, cô giáo có những kinh nghiệm, sáng kiến phục vụ tích cực cho công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn còn có những vấn đề tiếp tục nảy sinh trong thực tế giảng dạy ở trường chúng tôi mà bản thân chúng tôi, những giáo viên giáng dạy môn học này, luôn trăn trở, suy nghĩ tìm hướng giải quyết. Một trong những vấn đề đó là : làm thế nào để dạy hiệu quả tiết SPEAKING nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh, cũng như nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh ở trường chúng tôi với những phương tiện dạy học hiện có. II. c¬ së lÝ luËn Như chúng ta đã thấy, Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội cũng như các sự kiện chính trị trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập WTO, Tiếng Anh được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Do vậy việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và giảng dạy môn Tiếng 5
  3. Anh nói riêng đã được coi trọng và thực hiện một cách nghiêm túc trong các trường PTTH Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi những giáo viên dạy Anh văn ở các trường THPT có trách nhiệm trang bị cho các em học sinh vốn kiến thức cơ bản, vững vàng để các em có thể học tốt môn tiếng Anh ở cấp học cao hơn hay có thể giao tiếp những câu thông thường với người nước ngoài. Chúng tôi luôn cố gắng vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bậc thầy, tham khảo chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, cũng như tìm tòi sáng tạo những phương pháp giảng dạy có hiệu quả, hấp dẫn học sinh, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy. Về mặt lí luận thì giáo viên phải là người dạy cho các em hiểu đúng, thực hành đúng những kiến thức trong chương trình học thông qua các kĩ năng: Đọc, Nói, Nghe, Viết. Từ đó các em chủ động trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ theo từng mục đích riêng của mình như: dịch thuật, viết tài liệu, phiên dịch viên, dễ dàng làm việc ở các công ty liên doanh III. c¬ s¬ thùc tiÔn Hiện nay, việc DẠY và HỌC Tiếng Anh, cũng giống như các môn học khác trong trường phổ thông, đều đang diễn ra với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm cho lượng kiến thức trong tài liệu học (sách giáo khoa) phù hợp với đối tượng học (học sinh) đồng thời làm cho học sinh tiếp cận được với nội dung kiến thức hiện đại. Tuy nhiên, Quy trình DẠY và HỌC trên phạm vi lớp học ở các trường THPT lại diễn ra với không ít khó khăn và cũng từ đó kết quả giáo dục không cao như mong đợi. Một trong những khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là đối tượng học là những học sinh ở lứa tuổi 16- 18, kinh nghiệm sống ít, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức còn nhiều hạn chế, nhiều em còn ham chơi hơn là học, lấy lí do đi học để 6
  4. đi chơi Đặc biệt việc học ngoại ngữ đối với các em càng làm cho các em ngại học tập, có khi giờ ngoại ngữ đối với các em lại là một chuỗi thời gian căng thẳng. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các em giải quyết những khó khăn đó? Ngoài ra, một khó khăn khác nữa cũng phải kể đến, đó là việc DẠY và HỌC Tiếng Anh trong trường phổ thông còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò với nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn ( thường là đơn vị lớp học có khoảng 45 học sinh hoặc trên 45 em), trình độ nhận thức của học sinh có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ .Những điều này làm phân tán sự tập trung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh và làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Thêm một nguyên nhân nữa mà tôi nhận thấy qua công tác dự giờ của đồng nghiệp trong trường mình và trường bạn đó là phương pháp giảng dạy các tiết phát triển kĩ năng còn chưa có sự đầu tư, công tác chuẩn bị cho một tiết dạy còn qua loa, thiết kế giáo án sơ sài, chưa chú trọng làm mới các phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh của mình và cuốn hút các em vào bài, đặc biệt đối với các bài dạy kĩ năng Nói Tiếng Anh, giáo viên còn chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém trong lớp vì sợ “cháy” giáo án. Từ cơ sỏ lí luận và thực tiễn trên, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp dạy kĩ năng nói hiệu quả thông qua đề tài: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI MÔN TIẾNG ANH THPT CÓ HIỆU QUẢ ”. Vậy vấn đề đặt ra ở đây đặt ra với mỗi giáo viên là phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học của mình thì mới đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay và phải nhận thức rõ giá trị giao tiếp của ngôn ngữ trong cuộc sống cũng như nắm chắc cách thực hành loại hình bài dạy để cải thiện chính mình đem lại lợi ích cho người học. 7
  5. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Dạy học sinh THPT hệ ngoài công lập theo chương trình sách giáo khoa chuẩn- (7 năm) - Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để Giáo viên có thể áp dụng khi tổ chức hoạt động dạy kĩ năng nói trên lớp hiệu quả. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh THPT “Nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Học sinh phổ thông của ta còn yếu cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc , viết. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục bớt những hạn chế trên. Kỹ năng nói giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện nhiều hơn trong một tiết học.thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ: Ôn cũ - luyện mới . Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần từ những kiến thức 8
  6. đã được học ở bài trước (lesson: Reading )làm cho học sinh không sợ bài mới (lesson: Speaking). “Học thầy không tày học bạn” , trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo. Thông qua thực hành nói học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học trung bình hoặc yếu. Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi đã thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh. giờ học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi luyện nói cho học sinh a/ Thuận lợi Học sinh với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động. Công nghệ thông tin đang rất phát triển ở Việt nam, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây. Ứng dụng CNTT vào dạy học là một trong những cách dễ cuốn hút học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, làm cho bài dạy kĩ năng sinh động hơn qua tranh ảnh sống động, âm thanh rõ nét và tiết kiệm thời gian trình bày. Từ đó học sinh được luyện tập nhiều hơn. b/ Khó khăn Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau mà đa phần là học sinh trung bình và yếu môn ngoại ngữ. 9
  7. Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào mất trật tự, đặc biệt đối với những đơn vị lớp có biên chế 45 học sinh. Thầy , Cô giáo không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng tiếng việt hay làm việc riêng. Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh (vì lớp đông, thời gian có hạn). Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập. 3 .Phương pháp tổ chức thực hiện kỹ năng nói a) Giới thiệu mục đích và cách luyện tập kỹ năng nói với học sinh. Nói có thể luyện tập cá nhân hoặc thực hành theo cặp, nhóm. Nếu thực hành theo cặp, nhóm thì giáo viên phải phân chia cặp, nhóm trước để học sinh biết mình phải luyện tập với ai. Nếu thực hành theo nhóm thì giáo viên cần nắm rõ ai học sinh nào là nhóm trưởng của mỗi nhóm đồng thời nói cụ thể nhiệm vụ thực hành của nhóm. Giáo viên cũng phải yêu cầu kỷ luật khi luyện tập. b) Thực hành nói phải có tính hệ thống, liên tục, theo phương châm từ dễ đến khó, đòi hỏi giáo viên dạy phải có sự sáng tạo, biết thiết kế lại, điều chỉnh lại bố cục từng task (nếu cần thiết) để làm nổi bật nội dung trọng tâm và tạo cơ hội luyện nói cho học sinh. Ví dụ minh hoạ như sau: Ví dụ 1: Unit 6- Future Jobs- Speaking (p 66) Task 1: Match a job in column A with at least two descriptions in B 10
  8. Nếu giáo viên không chú ý đến việc thiết kế hoạt động dạy học sẽ để mất cơ hội luyện nói cho học sinh vì yêu cầu của nhiệm vụ chỉ là nối mỗi nghề nghiệp ở cột A với 2 miêu tả về nghề đó ở cột B sao cho phù hợp. Theo đó giáo viên sẽ dừng lại khi cho học sinh nối hoàn thiện như: A doctor nối với miêu tả là take of people’s health + help save people’s lives. Nhưng theo tôi thì chúng ta nên thiết kế hoạt động dạy học như sau: - hướng dẫn học sinh hiểu nội dung của Task 1 qua việc hỏi một số câu hỏi gợi mở: Now, Look at the table and tell me 1. How many jobs there are in column A? Ss: There are four 2. How many descriptions there are in column B? Ss: there are eight So work in pairs. Match a job in column A with at least two descriptions in B within one minute. - Giáo viên đi quanh lớp để giúp đỡ Hs nếu cần thiết. Khi thời gian 1 phút đã hết Gv dẫn dắt Hs đến một hoạt động mới bằng câu hỏi : Have you finished matching? (Ss: yes). T says: Let’s practice speaking. (T explains that )when 2 ss practice asking answering about the jobs, all of you have to listen and check their matching. - Giáo viên có thể gợi ý phần hỏi đáp mẫu (nếu là học sinh ở các trường ngoài công lập) St1: Could you tell me what a doctor often do? St2: A doctor is a person who takes of people’s health and helps save people’s lives. - Đến đây học sinh thực hành nói xong thì cũng có nghĩa là học sinh đã nối hoàn thiện Task 1. Chú ý khi mỗi cặp thực hành xong Gv nên hỏi cả lớp hoặc 1 học sinh cụ thể nhận xét về nội dung mà cặp vừa làm là đúng hay sai rồi giáo viên check lại đáp án và cho lời khen phù hợp để tạo sự hứng khởi cho học sinh ở các Task sau 11