Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh làm tốt dạng bài viết đoạn văn trong kì thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh

doc 32 trang sangkien 01/09/2022 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh làm tốt dạng bài viết đoạn văn trong kì thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lam_tot_dang_bai_viet_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh làm tốt dạng bài viết đoạn văn trong kì thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh

  1. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ I. Khái niệm và nhận thức chung 1. Khái niệm đoạn văn (paragraph) Theo từ điển Oxford advanced learner's dictionary thì: “Paragraph is a section of a piece of writing, usually consisting of several sentences dealing with a single subject. The first sentence of a paragraph starts on a new line”; Còn theo Wikipedia thì “A paragraph is a self-contained unit of a discourse in writing dealing with a particular point or idea. A paragraph consists of one or more sentences. Though not required by the syntax of any language, paragraphs are usually an expected part of formal writing, used to organize longer prose”. Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì một đoạn văn (a paragraph) là một nhóm các câu có liên quan đến nhau về một chủ đề nào đó. Các câu phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và chủ đề chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để gắn kết các câu với nhau. Ví dụ: Đề bài yêu cầu HS viết một đoạn văn về công việc em muốn làm sau khi học xong (write a paragraph about the kind of job you would like to do after you finish your education). Từ đề bài, HS cần xác định các em sẽ phải lựa chọn một nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, tránh lan man sang chủ đề nào khác nếu không thì đoạn văn có thể bị xa đề, lạc đề. Chẳng hạn với đề này nếu HS nào có ý định kể về việc học hành khó khăn, vất vả thế nào, hay nói về nhiều hoài bão, ước mơ của bản thân (ngoài chuyện nghề nghiệp ra) thì sẽ bị coi là lạc đề. 2. Bố cục một đoạn văn trong tiếng Anh Bố cục của một đoạn văn có ba phần chính: câu chủ đề (topic sentence), các câu hỗ trợ (supporting sentences/content), và câu kết luận (concluding sentence/closing sentence). a. Câu chủ đề (topic sentence): Đây là câu đầu tiên của đoạn và cho người đọc biết chủ đề của đoạn cũng như thông báo cho người đọc biết người viết sẽ viết gì về chủ đề đó. Trong câu chủ đề có 2 phần chính: phần chủ đề (topic) và ý tưởng chủ đạo (controlling idea). Phần ý tưởng chủ đạo chính là phần giới hạn nội dung của đoạn, cho người đọc biết rằng đoạn văn chỉ nói đến những khía cạnh nào đó của chủ đề thôi chứ không phải những khía cạnh khác. Ví dụ: với đề bài vừa nêu trên thì câu chủ đề có thể là: Sau khi học xong em muốn trở thành giáo viên tiểu học vì một vài lí do (After finishing my education, I want to become a teacher at a primary school for several reasons). Câu chủ đề này thông báo cho người đọc biết chủ đề của đoạn văn mà người ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 1
  2. viết sẽ viết là về nghề nghiệp sau khi em học xong cũng như lý giải các lí do lựa chọn nghề nghiệp đó. b. Các câu hỗ trợ (supporting sentences): Các câu này nằm sau câu chủ đề và dùng để giải thích thêm cho câu chủ đề hoặc đưa ra các ví dụ minh hoạ. Mời tham khảo mẫu sau vấn với đề bài nêu trên: The first reason for my choice of job is the inspiration derived from my own teachers at my primary school. They were as kind-hearted and dedicated as my parents, which contributed to rendering my experience at school significantly more enjoyable and meaningful. They also taught me numerous wonderful things about various subject matters and set shining examples to me through their human dignity. Next, my love for children can be an explanation for this intention of mine. Working with children, who are incredibly innocent and adorable, may probably help me forget all the worries and troubles that I might encounter in my daily life. Finally, it is sharing knowledge that is what I pursue as a teacher. I always cherish the ambition of passing on what I acquire to others and give them a hand in broadening their horizons of knowledge, which might be of considerable significance for their pursuit of success in the future. (Lí do đầu tiên cho việc lựa chọn làm nghề giáo viên của em chính là nguồn cảm hứng được khơi dậy bởi chính những giáo viên của tôi ở tiểu học. Các thầy cô tốt bụng và tận tuỵ như cha mẹ em, điều mà góp phần khiến cho trải nghiệm của em ở trường học vui và ý nghĩa hơn nhiều. Các thầy cô còn dạy cho em muôn vàn những điều kì thú về những chủ đề khác nhau và là những tấm gương sáng ngời về nhân phẩm. Tiếp đến, tình yêu trẻ cũng là một lý do giải thích cho ý định làm giáo viên của em. Làm việc với những đứa trẻ vô cùng ngây thơ và đáng yêu có thể giúp em quên đi những muộn phiền và rắc rối em có thể gặp phải trong cuộc sống thường nhật. Cuối cùng chia sẻ kiến thức là điều em muốn thực hiện/theo đuổi khi làm giáo viên. Em luôn khát khao được chia sẻ kiến thức của bản thân cho người khác và giúp họ mở rộng chân trời kiến thức, điều mà có thể có ý nghĩa lớn lao trong việc theo đuổi thành công của họ trong tương lai). c. Câu kết luận (concluding/closing sentence): Đây là câu cuối cùng trong đoạn. Câu này có thể diễn đạt lại câu chủ đề bằng từ ngữ hoặc cấu trúc câu khác hoặc cũng có thể diễn đạt lại các ý chính đã trình bày trong các câu hỗ trợ. Ví dụ: In general, I want to work as a teacher at a primary school in the future because of my being inspired by my primary-school teachers, my affection for children, and my aspiration of sharing my knowledge with other people. (Tóm lại, em muốn trở thành một giáo viên tiểu học trong tương lai vì em được khơi nguồn cảm hứng bởi các giáo ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 2
  3. viên tiểu học của mình, vì em yêu trẻ và vì em muốn được chia sẻ kiến thức với mọi người) Ngoài ra chúng ta cũng có thể đặt một tiêu đề (title) cho đoạn văn của mình (không bắt buộc). Tiêu đề cho người đọc biết chủ đề của bài viết và thường không cần phải là một câu hoàn chỉnh mà chỉ cần là một hoặc vài từ. Ví dụ với đề bài trên chúng ta có thể đặt tiêu đề: “My future job”. Như vậy về bố cục có thể thấy một đoạn văn dứt khoát phải có đủ 3 phần: Câu chủ đề (duy nhất 1 câu), các câu nội dung (nhiều câu) và câu kết (cũng duy nhất 1 câu), tất cả các câu đó phải được đặt trong một liên kết hợp lí, thống nhất và tuyệt đối không xuống dòng giữa chừng. 3. Phân loại Trong các sách, tài liệu cũng như từ điển đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau, cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy cho học trò thì căn cứ vào các kiến thức phổ thông của SGK để chia ra 3 loại sau đây: -Loại 1: đoạn văn phân tích (analyzing) Đây là dạng rất phổ biến trong chương trình phổ thông, dạng này đơn giản là yêu cầu người viết nêu ra, kê ra, kể ra những khía cạnh, những vấn đề theo đòi hỏi của đề bài. Thông thường người viết vẫn cần sự tư duy, suy xét để có thể nêu ra những điều hợp lí nhất, điển hình nhất, tuy vậy đòi hỏi này không cao, cũng không cần người viết phải đề cập đáng kể đến quan điểm hay cách nhìn nhận cá nhân. Ví dụ: Write a paragraph about measures for protecting endangered animals (Task 2 – Unit 10: Endangered Species – SGK Tiếng Anh 12 trang 113) Hoặc một số trường hợp khác như: Write a paragraph about the benefits of learning English/ of using bicycles/ of watching TV - Loại 2: Đoạn văn mô tả (Describing) Loại này cũng khá phổ biến với học sinh phổ thông, nó đòi hỏi người viết phải thực hiện việc mô tả về các khía cạnh, các mặt hoặc các giai đoạn theo trình tự của một đối tượng, một chủ thể cho trước trong đề bài. Trong SGK THPT chúng ta bắt gặp dạng này rất nhiều như mô tả 1 bộ phim (describe a film/movie) – Tiếng Anh 10, mô tả về một người bạn (describe your friend) – Tiếng Anh 11, mô tả một cuốn sách/câu chuyện đã đọc (describe a book) – Tiếng Anh 12 ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 3
  4. - Loại 3: Đoạn văn nghị luận mang tính tranh luận, bàn luận (argumentative) Loại này ít phổ biến trong chương trình giáo khoa, dạng này thường đưa ra một nhận định, một phát biểu và yêu cầu người viết đánh giá, cho nhận xét về điều đó trên cơ sở quan điểm, cách nhìn nhận cá nhân. Đây là dạng bài khó nhất đối với HS, nó có sự kết hợp của 2 dạng bài trên cộng với cách thể hiện tư duy hiểu biết xã hội, sự dẫn dắt, cách thể hiện luận điểm, tư tưởng cá nhân của học sinh. Ví dụ bài 15 – SGK Tiếng Anh 12 có nêu ra phát biểu “Married women should not go to work” và yêu cầu HS thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình, mặc dù yêu cầu này được đưa ra ở 1 tiết Speaking, nhưng nó hoàn toàn có thể được biến đổi sang yêu cầu của một bài Writing. - Cách phân loại ở trên thực tế mang tính cá nhân, nhất là giữa loại 1 và loại 2 không hoàn toàn có giới hạn rõ ràng, với một vài đề thi cụ thể thì có thể hiểu theo loại nào cũng chấp nhận được. Tuy nhiên cách phân loại trên giúp giáo viên dễ chia ra để hướng dẫn học sinh thiết kế dàn ý (outline) mà tôi sẽ trình bày ở phần sau. 4. Những yêu cầu cơ bản của một đoạn văn tốt Thông thường một đoạn văn viết bằng tiếng Anh có độ dài dao động trong khoảng 80 đến 150 từ (words), tuy nhiên trong đề thi minh họa cũng như đề thi chính thức môn Tiếng Anh năm 2015 thì Bộ GD-ĐT đã nêu cụ thể số từ được yêu cầu là 140 từ với số điểm dành cho nó là 1.5 điểm. Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT được thể hiện trong đáp án của đề thi minh họa năm 2015 thì một đoạn văn tốt được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí chính sau đây: - Bố cục (0.4đ): câu đề dẫn chủ đề mạch lạc; bố cục hợp lí, rõ ràng phù hợp với yêu cầu của đề bài; bố cục uyển chuyển từ mở bài đến kết luận. - Phát triển ý (0.25đ): phát triển ý có trình tự logic; có dẫn chứng, ví dụ để bảo vệ ý kiến của mình. - Sử dụng ngôn từ (0.3đ): sử dụng ngôn từ phù hợp nội dung; đúng văn phong, thể loại; dùng từ nối các ý cho bài viết uyển chuyển. - Nội dung (0.3đ): đủ thuyết phục người đọc; đủ dẫn chứng, ví dụ, lập luận; số từ không nhiều hơn hoặc ít hơn so với quy định 5%. - Ngữ pháp, dấu câu và chính tả (0.25đ): sử dụng đúng dấu câu; viết đúng chính tả; sử dụng đúng thời/thì, cấu trúc ngữ pháp. ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 4
  5. Như vậy có thể thấy để có một đoạn văn hay, dành được số điểm cao là không hề đơn giản. 5. Thực trạng của học sinh tại đơn vị nghiên cứu Như đã trình bày ở trên, học sinh lớp 12 tại THPT Bình Sơn có những đặc thù khá riêng biệt so với các trường khác về năng lực ngoại ngữ nói chung và năng lực viết nói riêng. Quá trình giảng dạy và tiếp xúc với học trò cho tôi thấy mặt bằng chung trình độ tiếng Anh của các trò còn rất nhiều hạn chế, nhiều điểm bất cập về kiến thức cơ bản, hệ thống kĩ năng chung cũng như phương pháp học tập, có thể thẳng thắn thừa nhận một thực tế là trình độ tiếng Anh của học trò vùng ngược này thuộc vùng trũng so với các khu vực vùng xuôi. Điều này do xuất phát điểm của các trò là khá thấp, chúng thiếu nền tảng, sự chăm lo về ngoại ngữ từ những năm cấp 1, cấp 2; điều kiện giao lưu, tiếp xúc về ngoại ngữ còn hết sức hạn chế. Chính vì thế, để có thể hoàn thành được những yêu cầu theo sách giáo khoa đã là một thành công lớn đối với họ. Khi giảng dạy ở các lớp cơ bản, chúng tôi thường chỉ dám đặt ra mục tiêu khiêm tốn là học trò có thể nắm được kiến thức cơ bản bởi vì chúng tôi vừa cố gắng hoàn thành được bài theo phân phối chương trình, vừa kết hợp củng cố, ôn lại kiến thức cũ cho HS – điều này tốn khá nhiều thời gian, công sức. Đổi lại, học trò vùng quê này cũng có được những ưu thế nhất định là biết vâng lời, hiếu học. II. Những yêu cầu, đòi hỏi để thực hiện việc viết đoạn văn Để thực hiện tốt việc dạy và học viết đoạn văn Tiếng Anh theo mô hình kì thi THPT QG đòi hỏi khá nhiều điều ở cả người dạy và người học. 1. Đòi hỏi từ phía giáo viên Giáo viên đương nhiên giữ một vai trò chủ chốt quyết định thành công của quá trình này bởi đó là người hướng dẫn, vạch đường chỉ lối, đồng thời quản lí, giám sát quá trình tiến hành và kiểm tra đánh giá kết quả. Nói một cách cụ thể thì theo tôi người giáo viên cần đảm bảo một số mặt sau đây: - Có kiến thức chắc chắn về kĩ năng viết nói chung và viết đoạn văn nói riêng. Điều này thể hiện ở sự hiểu biết của giáo viên về kĩ năng này, khả năng vận dụng thực tiễn một ©Copyright Đỗ Bình – Lien Son High School – Lap Thach – Vinh Phuc - www.violet.vn/quocbinh72 Page 5