Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Thể dục

doc 14 trang sangkien 05/09/2022 8020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Thể dục

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN Trong xã hội hiện nay trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã và đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Cũng như đất nước ta đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vì vậy xã hội đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách với ngành giáo dục hiện nay. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của các ngành khoa học khác trong đó kể cả là khoa học giáo dục. để đáp ứng với sự phát triển, khoa học giao dục phải ngày càng thay đổi cho phù hợp với xu thế xã hội, tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp thu một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất kiến thức của nhân loại có như vậy mới có thể đào tạo được con người của tương lai hoàn thiện, hoàn thiện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và tri thức. Trong qúa trình thay đổi đó môn thể dục cũng không là ngoại lệ. Ở nước ta, bắt đầu từ năm học 2002 cả nước đồng loạt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục, cải cách sách giáo khoa ở tất cả các môn học đều được biên soạn lại. Bên cạnh những đổi mới khá triệt để như vậy về nội dung giáo dục, những nổ lực tích cực về đổi mới chương trình giáo dục đã được thúc đẩy, đặc biệt là những đổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường. Khó có thể hình dung tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục nếu những nội dung giáo dục mới vẫn tiếp tục được chuyển tải tới học sinh thông qua các phương pháp dạy học cũ. Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên. Việc truyền đạt, tổ chức như thế nào cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, nâng cao được kỹ năng kỹ xảo vận động, phát triển được các tố chất thể lực đó là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục nói chung và cán bộ giáo - 1 -
  2. viên thể dục nói riêng. Ngươì xưa đã nói : “một con người toàn diện là con người : có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”. Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”. Một giờ học môn thể dục được coi là thành công là một giờ học mà học sinh có thể thực hiện hết các bài tập giáo viên đưa ra một cách sôi nổi và nhiệt tình đồng thời các em hiểu được nội dung bài tập, có tăng tiến về thể chất tiến bộ về kĩ năng kĩ xảo. Muốn đạt được điều đó người giáo viên phải có sự sáng tạo trong cách giảng dạy, phải tạo được động lực thúc đẩy học sinh say mê học tập. Vì vậy nhiệm vụ đầu giờ học là rất quan trọng nó giúp cho học sinh có thể hình dung ra nhiệm vụ phải thực hiện, tạo trạng thái tâm lí cần thiết cho buổi tập, chuẩn bị cho cơ thể quen dần với lượng vận động lớn. Ngoài ra có thể giải quyết một số nhiệm vụ về giáo dục và giáo dưỡng. Phần này giữ vai trò dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học. tuy nhiên trong thự tế do còn hạn chế về năng lực hay một lí do nào đó một số giáo viên thể dục còn coi nhẹ vấn đề giáo dục trong phần mở đầu. Vì vậy trong phương pháp dạy học tích cực có phương pháp tổ chức trò chơi để tạo hứng thú học tập môn thể dục nhằm giúp giáo viên thể dục tham khảo để nâng cao chất lượng giờ thể dục trong trường THCS nói riêng và các tiết học thể dục trong nhà trường nói chung. - 2 -
  3. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. Vấn đề của giải pháp Qua nhiều năm công tác giảng dạy tại đơn vị trường TH&THCS Lập Chiệng. cho thấy nếu phần mở đầu đơn điệu, nhàm chán thì sẽ không lôi cuốn được học sinh vì thế không đạt được mục tiêu giờ học. Người giáo viên không có sự thay đổi sáng tạo trong phần mở đầu thì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động. Mục tiêu của giờ học là không đạt. Vì vậy khi bước vào phần cơ bản các em thường uể oải, không tập trung vào học tập kết quả rèn luyện dĩ nhiên là đi xuống. Qua quan sát giờ dạy của nhiều giao viên tôi thấy phần mở đầu giáo viên thường làm qua loa như: cho học sinh tập trung báo cáo sĩ số sau đó giáo viên thông báo nội dung giờ học. Khởi động đơn giản sau dó vào phần cơ bản. Cứ như vậy tiết nào cũng bài tập ấy, cũng động tác ấy sẽ làm cho học sinh không có sự hứng thú tham gia. Tham khảo từ phía học sinh cho thấy có đến trên 90% các em thấy không thích việc lặp đi lặp lại bài khởi động trong nhiều lần. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn nếu phần mở đầu không tạo được tâm lí hưng phấn cho học sinh thì kết quả giờ thể dục sẽ thấp. Về phía phụ huynh thường họ không coi trọng môn thể dục nên việc nhắc nhở con em tham gia học tốt môn thể dục còn hạn chế. Về phía một số giáo viên cũng coi môn thể dục là môn phụ nên xem nhẹ việc nhắc nhở học sinh tạo nên tâm lí coi thường môn học. vì vậy nếu giáo viên không có sự thay đổi hay sáng tạo thì tiết học thể dục sẽ không đạt hiệu quả giáo dục. - 3 -
  4. II.Giải pháp thực hiện Từ những thực tế trên tôi thấy rằng ngay từ đầu tiết học nếu ta nghiên cứu,tìm tòi sáng tạo làm cho học sinh năng nổ hưng phấn thì học sinh sẽ rất tích cực và say mê học tập. Nội dung phần mở đầu giờ thể dục như sau: tổ chức lớp và khởi động, nhiệm vụ : + Tổ chức lớp giới thiệu nhiệm vụ và nội dung tập luyện + Tạo trạng thái tâm lí cần thiết cho buổi tập + Khởi động: chuẩn bị cho cơ thể quen dần với lượng vận động lớn + Ngoài ra có thể giải quyết một số nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng Dựa vào nhiệm vụ này giáo viên có thể sáng tạo trong cách giảng dạy sao cho lôi cuốn được học sinh tham gia tập luyện. Phần nhận lớp giáo viên phải cụ thể hoá giờ học bằng cách đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho học sinh cần đạt được. Tiếp theo phải kiểm tra tình trạng sức khoẻ của học sinh xem có em nào sức khoẻ không được tốt để có thể cho bài tập riêng hoặc cho học sinh kiến tập. Nhắc nhở về kỉ luật cũng là một việc quan trọng vì nếu có nhắc nhở học sinh mới biết được những vấn đề nào không được làm trong giờ học từ đó xây dựng được thái độ học tập đúng đắn. Phần khởi động gồm 2 phần: khởi động chung và khởi động chuyên môn + Khởi động chung : đây là phần khởi động bắt buộc nên giáo viên nên chọn các động tác khởi động đơn giản cho học sinh dễ thực hiện đồng thời đề nghị cán sự điều khiển hô theo nhịp động tác để kích thích học sinh tập. + Khởi động chuyên môn: đây là phần khởi động mềm giáo viên nên chọn các động tác bổ trợ cho bài học chính và các trò chơi phát triển các tố chất mà mục tiêu bài học đặt ra. - 4 -
  5. Tuỳ theo mục đích của tiết học giáo viên cần xác định rõ phần khởi động cần phải làm gì. Kinh nghiệm cho thấy nếu ta thường xuyên thay đổi các bài khởi động thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú học tập của học tập của học sinh. Việc áp dụng ta có thể thay đổi các hình thức hoạt động bằng các trò chơi, các yêu cầu nhỏ đòi hỏi sự sáng tạo tìm tòi của các em. Các bài khởi đông cần sự di chuyển cũng mang tính tích cực. giáo viên nên chọn những trò chơi hay bài tập mang tính chất sôi nổi có như vậy mới kích thích được học sinh. Kèm theo đó giáo viên cần có những lời động viên nhắc nhở để học sinh có sự cố gắng hơn trong tập luyện. phần khởi động cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái không gò ép để các em không thấy căng thẳng làm ảnh hưởng đến phần cơ bản. - Lưu ý : Khi tổ chức phần khởi động giáo viên cần ghi nhớ về thời gian cho phép từ đó sử dụng các trò chơi cho phù hợp, không lạm dụng thời gian dẫn đến các em sa đà sử dụng quá nhiều sức lực khi chuyển sang phần cơ bản không còn sức để hoàn thành nội dung chính của buổi học. - Về đội hình cũng cần có sự đa dạng như : sử dụng một số đội hình như vòng tròn, hình vuông, 4 hàng dọc, 4 hàng ngang. không nên biến đổi quá nhiều đội hình vì vậy sẽ làm mất thời gian của phần khởi động. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hương dẫn và cho học sinh tập luyện biến đổi một số đội hình để các em quen, đến khi học giáo viên chỉ cần ra kí hiệu là các em có thể di chuyển đội hình theo ý giáo viên mà không làm mất thời gian của tiết học. Dưới đây là một số phần mở đầu mà tôi đã biên soạn xin được trình bày để tham khảo: - 5 -
  6. Lớp 6 : Tiết 9 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - HOÀN THIỆN CÁC KỸ NĂNG ĐÃ HỌC TRÒ CHƠI Phần và nội dung LVĐ Phương pháp tổ chức I. Phần mở đầu 5 - 7 phút Cán sự lớp tập hợp báo cáo 1. Nhận lớp 1- 2 phút - Tập trung lớp phổ biến nội  dung yêu cầu buổi học    2. Khởi động - Chạy với tốc độ chậm quanh 5-7 phút gv sân trường 1 vòng - Khởi động chung : thực hiện mỗi động - Chạy nhẹ quanh sân trường động tác xoay các khớp cổ tác 2x8 chân, cổ tay,vai, hông, gối. nhịp CS GV - Khởi động chuyên môn: ép dây chằng ngang,dọc. - Trò chơi: “kết bạn” Tiết 16: BÀI THỂ DỤC – ĐÁ CẦU – TRÒ CHƠI Phần và nội dung LVĐ Phương pháp tổ chức I.Phần mở đầu 5 -7 phút Cán sự lớp tập hợp báo cáo 1. Nhận lớp 2 phút - Tập trung lớp  - Phổ biến nội dung yêu cầu  của tiết học   2. Khởi động 8 phút gv - Thực hiện bài khởi động tay 2x 8 nhịp không và khởi động các khớp  3 phút    - 6 -
  7. - Trò chơi : hoàng oanh, hoàng yến gv Từ đội hình khởi động giáo viên chia lớp làm 2 đội hướng dẫn cách chơi, cho học sinh chơi Lớp 7: Tiết 1 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI Phần và nội dung LVĐ Phương pháp tổ chức I.Phần mở đầu 5-7 phút Đội hình nhận lớp 1. Nhận lớp 1 phút - Tập trung lớp  - Phổ biến nội dung yêu cầu  của tiết học   2. Khởi động 8 phút gv - Chạy với tốc độ chậm vòng 1 phút xung quanh trường - Giáo viên điều khiển cho học sinh chạy sau đó đứng quan sát và - Thực hiện các động tác xoay 2x8 nhịp nhắc nhở các em chạy cho tốt cổ, cổ tay, khuỷu tay, vai, gối, - Hs chạy sau đó về đứng thành hông cổ chân. đội hình 4 hàng ngang - Cán sự vừa tập vừa điều khiển cho - Thực hiên các động tác chạy 3 phút các bạn khởi động bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy Đội hình khởi động chung đạp sau.     gv - cs điều khiển -Giáo viên cho hs thực hiện khởi động 3 động tác bổ trợ liên hoàn,có uốn nắn sữa sai cho hs - 7 -