Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa một Sáng kiến kinh nghiệm và một Đề tài nghiên cứu khoa học
Bạn đang xem tài liệu "Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa một Sáng kiến kinh nghiệm và một Đề tài nghiên cứu khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- phan_biet_su_khac_nhau_co_ban_giua_mot_sang_kien_kinh_nghiem.doc
Nội dung text: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa một Sáng kiến kinh nghiệm và một Đề tài nghiên cứu khoa học
- PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học nói chung và các nhà giáo dục nói riêng. Hàng năm, mỗi cán bộ giáo viên đều phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để đúc rút những kinh nghiệm, tìm ra những tri thức mới, những kinh nghiệm, những giải pháp mới tối ưu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Nghiên cứu khoa học là một loại hoạt động đặc biệt của con người, là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của một đội ngũ các nhà khoa học với những phẩm chất đặc biệt, được đào tạo với trình độ cao. NCKH là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, là quá trình phát hiện chân lý và vận dụng chúng vào cuộc sống. Mục đích của nghiên cứu khoa học là phát hiện, khám phá thế giới, tạo ra chân lý mới để vận dụng những hiểu biết ấy vào cải tạo thế giới. NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được từ các thí nghiệm để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm của mỗi cán bộ, giáo viên thường được thực hiện dưới hai dạng: Hoặc Sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì trước hết chúng ta phải hiểu rõ sáng kiến kinh nghiệm là gì? Đề tài nghiên cứu khoa học là gì? Phân biệt được Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài nghiên cứu khoa học và mức độ giá trị khoa học của chúng. 1. Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): 1.1. Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được tác giả tích lũy trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên. 1.2. Yêu cầu khi viết một SKKN: Tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào? + Tính mục đích: Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh; nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân; để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp + Tính thực tiễn: Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình ở nơi mình công tác. Những kết 1
- luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành. + Tính sáng tạo khoa học: Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN. Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng. + Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN: Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN (có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ). Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày. 1.3. SKKN có thể chia thành 2 mức độ: + Tường thuật kinh nghiệm: tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm, những cách làm đã mang lại những kết quả như thế nào? Ở mức độ tường thuật, tác giả cần làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ sở (mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic). Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành. Chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. + Phân tích kinh nghiệm: Ở mức độ này, tác giả cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngoài ra cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN đã thực hiện, hướng phát triển nâng cao của đề tài. Trong việc phân tích, tác giả cần phải: Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa, lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng. Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan. Rút ra những kết luận khái quát hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN (những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm) và mở rộng, phát triển SKKN. 1.4. Các bước tiến hành viết một SKKN: + Chọn đề tài (đặt tên đề tài): Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Kinh nghiệm trong việc giảng dạy một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể; Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh; Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh; Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh Khi viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học (viết SKKN) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề. 2
- Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. + Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn, cần trình bày những số liệu ra sao ? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. + Tiến hành thực hiện đề tài: -Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn ( biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể), thu thập các số liệu để dẫn chứng. Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai. Nên sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin. - Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế. + Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị. Khi viết SKKN tác giả cần chú ý đây là lọai văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết. + Hoàn chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn. 1.5. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm: 1. Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) 2. Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 2.2 Thực trạng của vấn đề 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.4 Hiệu quả của SKKN 3. Kết luận + Đặt vấn đề: (Lý do chọn đề tài ) Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây: * Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả đã chọn để viết SKKN. * Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục * Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN. + Giải quyết vấn đề: (Nội dung SKKN) Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, theo chúng tôi tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây: 3
- * Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. * Thực trạng của vấn đề: Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến. * Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. * Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý: - Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ) + Kết luận: Cần trình bày được Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục của người giáo viên. Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân. Những ý kiến đề xuất (với Bộ GD-ĐT, Sớ GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường tùy theo từng đề tài) đề áp dụng SKKN có hiệu quả. Tóm lại, công việc viết SKKN thực sự là nột công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian. Đó không phải là một việc dễ dàng. Hy vọng rằng với một số gợi ý trên đây có thể giúp các bạn đồng nghiệp một số ý tưởng chính trong công việc viết SKKN, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục 2. Nghiên cứu khoa học (NCKH): 2.1. NCKH là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. 2.2. Cấu trúc một đề tài khoa học gồm ba phần: * Phần mở đầu: Bao gồm 1. Tính cấp thiết - Lý do chọn đề tài. Sơ qua về lịch sử vấn đề nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: vì sao lại nghiên cứu vấn đề này. Nêu ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để làm gì?, là cái đích mà cuộc nghiên cứu hướng đến, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: xây dựng trên cơ sở mục đích đã xác định. Hướng đến giải quyết những công việc cụ thể và là thành phần của mục đích nghiên cứu. Việc giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu giúp cho việc giải quyết mục đích nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận. 4