Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học

doc 28 trang Minh Hường 20/08/2023 17322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_mach.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 Lí do chọn đề tài 3 B. PHẦN NỘI DUNG 5 I. Cơ sở lý luận 5 II. Cơ sở thực tiễn 6 1. Thuận lợi 6 2. Khó khăn 6 III. Các biện pháp thực hiện 7 Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp trong giờ học 7 Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện, 7 đọc thơ Biện pháp 3: Sáng tạo và sử dụng đồ dùng trực quan 9 Biện pháp 4: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hớp với lời kể 11 Biện pháp 5: Sáng tác bài hát phù hợp với nội dung thơ, truyện 12 Biện pháp 6: Chuyển thể thơ, truyện thành kịch rối 13 Biện pháp 7: Sáng tác, sưu tầm thơ truyện để gây hứng thú 15 cho trẻ làm quen văn học Biện pháp 8: Đưa công nghệ thông tin vào giờ dạy 17 Biện pháp 9: Lồng ghép các môn học khi dạy trẻ làm quen 22 văn học Biện pháp 10: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh 23 IV. Kết quả đạt được 24 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 26 I. Kết luận 26 II. Khuyến nghị 27
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU * Lí do chọn đề tài Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất của con người, là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nền văn hóa loài người. Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục - phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lỹ trẻ em. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm: sự phát triển về đạo dức, về tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó, Khi giao tiếp người ta trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau, tác động đến nhau; những tư tưởng, trí tuệ của người này được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác - đó là nhờ ngôn ngữ - một trong những động lựcđể bảo tồn sự tồn tại của xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện tư duy. Tư duy của con người là sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh chủ yếu được tiến hành dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái để biểu hiện tư duy. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ có thể hình dung như hai mặt tờ giấy, đã có mặt này thì phải có mặt kia. Vì thế, trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của giáo dục và hoạt động tích cực của từng các nhóm trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Thấm nhuần câu thơ: Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non trong trường sư phạm cũng như trong thực tế giảng dạy tôi đã nắm được đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca 2
  3. sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó cũng như với tôi ngay từ còn ở tuổi học sinh trong dịp hè tôi được phân công làm chị phụ trách hè vì vậy tình cảm của tôi gắn bó với các em nhỏ bởi khi tiếp xúc, giao lưu với các em. Các em thể hiện, bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng các câu rất ngây ngô, chân thật. Bắt nguồn từ đó, tôi đã yêu nghề mến trẻ và bắt đầu hành trình thi vào ngành sư phạm mầm non với mục đích hàng ngày được sống và giao lưu với trẻ, giúp trẻ được tư duy phát triển ngôn ngữ dẫn trẻ đến với thế giới xung quanh. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ đọc thơ hay kể chuyện, ngôn ngữ trẻ phát triển, phát âm rõ ràng, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến , suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự việc nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình. Do vậy, là giáo viên dạy trẻ 3 - 4 tuổi, tôi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt thông qua hoạt động làm quen văn học. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học". 3
  4. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN U.Sinxki đã nhận định “tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho trẻ. Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho trẻ phân biệt được các vật này với vật khác, biết dược tên gọi, hình dạng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho trẻ xem xét mà không dung từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát dược thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức những sự vật đó, trẻ phải dung từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác. Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thứ những sự vật hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá khứ, tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ đội Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tủy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trtj tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Câu nói của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Lời của Bác đã đi vào long người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trong thời kì bùng nổ thông tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy, nhiệm vụ đó đang trông chờ vào các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước. Bằng các hình tượng, văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm. Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. 4
  5. Ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khỏe mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sang tạo, vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lai sẽ sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như: làm quen với toán, tạo hình, làm quen văn học, âm nhạc, khám phá môi trường xung quanh II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi - Trường mầm non Hoa Sữa là trường có nhiều thành tích về mọi mặt, trường luôn tham gia đầy đủ các phong trào hoạt động do ngành giáo dục và địa phương phát động. - Tháng 12 năm 2009, trường đã đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm, trường mầm non Hoa Sữa thường xuyên được đi kiến tập tại các trường điểm. Đồng thời, trường cũng liên tục tổ chức các buổi kiến tập tại trường để cho tôi được tham dự và học hỏi kinh nghiệm. - BGH nhà trường đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo quản lý cũng như trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. - Ngôi trường có diện tích rộng, thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng. - Bản thân tôi luôn nhiệt tình, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi và yêu nghề, mến trẻ cùng với tình yêu văn học. - Phụ huynh lớp tôi luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình và tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật chất để cô trò dậy học và đạt kết quả tốt nhất. - Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế thải (vỏ hộp, bìa lịch cũ ) để cô và cùng làm đồ dùng đồ chơi, có phụ huynh còn khéo tay còn gập giấy thành con giống cho trẻ chơi - Trẻ ngoan ngoãn có nề nếp, trong mọi hoạt động, thích được giúp đỡ cô và làm cùng cô. 2. Khó khăn - Các cháu 3 - 4 tuổi còn nhỏ nên chưa có khái niệm học, với đặc thù lứa tuổi của trẻ ở độ tuổi này nên sự tập trung chú ý trong giờ học còn chưa cao, các cháu còn nói ngọng nhiều, phát âm chưa chuẩn, nói chưa đủ câu nên đòi hỏi giáo viên phải dầy công luyện cho trẻ phát âm, bổ xung kiến thức cho trẻ cũng như các kỹ năng nghe, nói, đọc để tạo tiền đề vững chắc cho trẻ ở các bậc học cao hơn. - Do tiếng địa phương phụ huynh còn chưa chú trọng phát âm chuẩn nên trẻ thường ngọng giữa “n” và “l”. 5