Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

doc 21 trang Minh Hường 20/08/2023 9620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hinh.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

  1. “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” MỤC LỤC Phần I: Phần mở đầu Trang 1.Về cơ sở lý luận. 2 2.Về cơ sở thực tiễn. 2 Phần II: nội dung đề tài A. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài. 4 - 6 1. Một số khái niệm cơ bản. 4 2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo bé. 4 - 5 3. Đặc điểm phát triển biểu tượng hình dạng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. 5 - 6 II. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. 6 III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6 IV. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 6 V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 6 VI. Thực trạng của việc hình thành biểu tượng hình dạng 6 - 9 VII. Một số biện pháp mới sáng tạo. 9 B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 9 - 19 I. Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. 9 1. Biện pháp 1: Tổ chức môi trường hoạt động trong lớp học. 9 - 12 2. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi học tập. 12 - 14 3. Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung về hình dạng vào các môn học và Ngược lại. 14 - 15 4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. 15 - 16 5. Biện pháp 5: Tạo ra tình huống có vấn đề và giúp trẻ giải quyết. 16 - 17 6. Biện pháp 6: Tích cực làm đồ dùng- đồ chơi. 17 - 18 II. Kết quả đạt được: 18 - 19 III. Bài học kinh nghiệm. 19 Phần III: Kết luận 20 Tài liệu tham khảo 21 1/21
  2. “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Về cơ sở lý luận: Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời đã nói: “Non sông việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào công học tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh hay không là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những mục tiêu chiến lược. Trong đó, giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Với mục tiêu là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một” có thể nói rằng, so với tất cả các bậc học, ngành học, các loại hình giáo dục thì giáo dục Mầm non đòi hỏi chăm lo về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội khả năng nhận thức của trẻ cũng phát triển nhanh hơn, trẻ rất thông minh, sáng tạo vì vậy nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ ngày càng cao. Trong khi đó, những kiến thức mà thực tiễn cuộc sống đem lại cho trẻ chưa đầy đủ và chính xác nên chưa thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Do đó, việc cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết một cách đầy đủ và hệ thống có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển trí tuệ cũng như trong đời sống của mỗi đứa trẻ. Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng, có một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học với những biểu tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng hợp Trong chương trình giáo dục mầm non việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ là rất cần thiết. Bởi lẽ thông qua biểu tượng toán sơ đẳng đã được hình thành ở trẻ từ rất sớm đặc biệt là những biểu tượng về hình dạng sẽ giúp trẻ có cái nhìn phong phú hơn về thế giới xung quanh trẻ. Các hình hình học đóng một vai trò rất to lớn trong việc nhận biết hình dạng vật thể. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với các hình hình học, dạy cho trẻ phân biệt, nhận biết nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình là rất quan trọng. Mặt khác, việc cho trẻ nhận biết hình dạng của các vật thể còn giúp trẻ thấy được sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ. Hơn nữa, những kiến thức về hình dạng vật thể là phương tiện giúp trẻ định hướng dễ dàng hơn trong môi trường xung quanh trẻ nhưng để trẻ có được những kỹ năng này cần có sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên để trẻ lĩnh hội những tri thức này một cách hệ thống và hiệu quả. 2. Về cơ sở thực tiễn: Toán học là môn học được áp dụng rộng rãi trong thực tế của cuộc sống, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học. Cùng với toán học nói chung thì việc hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 2/21
  3. “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” bé đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách của trẻ và chuẩn bị cho trẻ học toán ở phổ thông. Nhưng trên thực tế hiện nay, việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi vẫn còn rất nhiều hạn chế: Giáo viên chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp, biện pháp để dạy học; việc dạy trẻ chỉ dừng lại ở sự bắt chước, dập khuân, máy móc; đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động chưa có sự mới lạ, sinh động; Môi trường hoạt động chưa thu hút và hướng trẻ vào mục đích học tập; Vẫn còn giáo viên cung cấp chưa chính xác kiến thức cho trẻ. Chính vì vậy mà kết quả nhận thức, kỹ năng nhận biết các biểu tượng về hình dạng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi còn hạn chế. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng hình dạng đối với trẻ mầm non và để nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”. 3/21
  4. “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài. 1. Một số khái niệm cơ bản. Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một động tác nào đấy được tái hiện, nhớ lại. Như vậy, biểu tượng cũng có cảm giác và tri giác là hình ảnh “chủ quan của thế giới khách quan”. Biểu tượng hình dạng là hình ảnh về hình dạng của khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc của con người và do một tác động nào đấy tái hiện và nhớ lại. Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh. Trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành sáng tạo. Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học. Ở lứa tuổi mẫu giáo các biện pháp dạy học đặc biệt quan trọng nó làm cho quá trình dạy học hấp dẫn hơn, trẻ em tiếp thu được tốt các kiến thức là do biện pháp hấp dẫn, tác động phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ, nhờ đó nâng cao hiệu quả dạy học và làm cho hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. Biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo là cách làm cụ thể nhằm phối hợp hoạt động giữa các giáo viên mầm non và trẻ mầm non để hình thành những biểu tượng về hình dạng cho trẻ. 2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo bé. Trong công tác giáo dục mầm non, từ việc tổ chức đời sống cho trẻ đến việc giáo dục trẻ trong các hình thức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đều phải dựa vào những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ. Tâm lý học giúp các nhà giáo dục đặc biệt là giáo viên mầm non nắm vững được những đặc điểm phát triển của trẻ, từ đó xây dựng một nhãn quan khoa học để thực hiện tốt công tác giáo dục mầm non. Để nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thì việc nắm vững đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ là vô cùng quan trọng. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé có một bước ngoặt cơ bản đó là tư duy của trẻ đạt tới danh giới của tư duy trực quan hình tượng nhưng các hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hoạt động. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan và bị tình cảm tri phối rất mạnh mẽ. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì trí nhớ không có chủ định chiếm ưu thế nên trẻ dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ một cách máy móc. Một đặc trưng trong trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé là trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc và điều gì gây xúc động mạnh trẻ sẽ nhớ tốt hơn. “Thỏ thẻ như trẻ lên ba" hay "Trẻ lên ba, cả nhà học nói” là những câu tục ngữ muốn nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ ở năm thứ 3 của một đứa trẻ, bởi vì thời điểm này là thời điểm khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. Vốn từ của bé lúc này có thể dao động từ 500-900 từ, và trẻ 4/21
  5. “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” đã biết dùng các cụm từ và câu dài từ 7-8 từ, có đủ chủ vị ngữ và động từ. Tuy nhiên, trẻ phát âm chưa chính xác đặc biệt là các nguyên âm đôi và phụ âm. Trẻ mẫu giáo bé không chỉ chú ý được nhiều vật thể trong cùng một thời điểm tri giác mà ngay trên cùng một vật trẻ cũng có thể chú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn. Sự bền vững của chú ý cũng được tăng lên đáng kể, trẻ chú ý được 25-27 phút nếu đối tượng hấp dẫn. Trẻ ở lứa tuổi này đã làm chủ được quá trình tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời của người lớn trẻ đã biết quan sát. Trong quá trình tri giác của trẻ yếu tố khách quan đã tăng lên nhờ đó mà trẻ có thể tiến hành tri giác lâu hơn, tính đúng đắn cũng cao hơn so với tuổi nhà trẻ. Song tri giác của trẻ 3 tuổi vẫn mang tính tự kỷ. 3. Đặc điểm phát triển biểu tượng hình dạng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Ngay từ khi học ở lớp nhà trẻ trong các tiết học hoạt động với đồ vật trẻ đã được làm quen, tiếp xúc với các hình hình học nhưng mục đích chính chủ yếu để trẻ phân biệt màu sắc, có thể giới thiệu tên gọi của các hình nhưng không yêu cầu trẻ phải nhớ tên mà để trẻ tự do hoạt động với các hình, tự khám phá theo ý thích riêng của trẻ. Trẻ đã thực hiện được nhiệm vụ tìm kiếm vật theo hình dạng. Bước sang tuổi mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi) khả năng tri giác của trẻ đã phát triển hơn. Vì vậy, các biểu tượng hình dạng mà trẻ có được ngày càng đa dạng, phong phú và chính xác hơn. Tuy vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của trẻ còn ít nhưng trẻ đã có khả năng gọi đúng tên, phân biệt được hình dạng khác nhau của vật thể quen thuộc. Ví dụ: Khăn lau của trẻ có hình vuông, bàn ăn có hình chữ nhật Khả năng chú ý có chủ định của trẻ mẫu giáo bé còn thấp, trẻ vẫn thường bị lôi cuốn bởi các thao tác với đồ vật hơn là việc nhận biết hình dạng của vật vì trẻ không tri giác các hình hình học như những hình chuẩn, mà thường coi chúng như những đồ chơi thông thường và gọi theo tên của đồ chơi đó nhưng nếu có sự hướng dẫn, chỉ bảo của người lớn trẻ sẽ không đồng nhất tên gọi các hình hình học với tên đồ vật nữa mà trẻ có ý thức so sánh hình dạng giữa các hình hình học và các vật quen biết. Ví dụ: Hình ô van như là quả trứng, hình tròn như là cái vòng Và dần dần trẻ bắt đầu lĩnh hội các hình hình học như những hình mẫu để sử dụng khi xác định hình dạng của các vật, Ví dụ: cái vòng, cái đĩa có dạng hình tròn. Nếu trẻ dưới 3 tuổi rất khó khăn trong việc nhận biết các hình hình học khi chúng được đặt ở các vị trí khác nhau thì trẻ 3 tuổi đã bắt đầu nhận biết chính xác các hình học mà không phụ thuộc vào vị trí sắp đặt của chúng trong không gian nhưng do quá trình tri giác các hình còn sơ sài, qua loa nên thường có sự nhầm lẫn giữa các hình tương đối giống nhau. Ví dụ: Hình vuông và hình chữ nhật, hình tròn và hình ô van. Khả năng phân biệt và lựa chọn các vật theo mẫu khá chính xác nên việc đầu tiên khi cho trẻ làm quen với mỗi loại hình là cho trẻ chọn hình theo mẫu. Sau khi đã nhận biết được các hình hình học, việc khảo sát các hình hình học đóng một vai trò quan trọng vì thông qua hoạt động khảo sát đó để trẻ nhận ra điểm khác biệt giữa các hình và đặc điểm rõ nét, đặc trưng của từng hình. Trong 5/21