Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích nghi với môi trường ở trường mầm non

doc 11 trang Minh Hường 20/08/2023 21441
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích nghi với môi trường ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích nghi với môi trường ở trường mầm non

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ Cấp học : Mầm non Họ và tên tác giả: Hà Thị Chiềm Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Thượng NĂM HỌC: 2018 - 2019
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là mầm sống, là vận mệnh tươi sáng của dân tộc. Giáo dục trẻ em luôn là một trọng trách cao cả đối với Đảng và nhà nước ta. Mang trên mình sứ mạng cao cả của một người giáo viên là mang trọng trách cao cả của dân tộc. Đặc biệt là đối với những người giáo viên mầm non chúng ta, những người có nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những mầm xanh ngay từ những ngày đầu đến trường. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy người giáo viên luôn phải tìm tòi học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trên hết là người giáo viên phải có cả tâm lẫn đức. Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho trẻ phát triển ở những bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định. Việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp, với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng. Mỗi năm đối tượng các trẻ khác nhau và cách làm quen với trẻ cũng phải khác nhau. Phụ huynh thì thường hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa cháu cũ với cháu mới và lo lắng không biết cô đối xử với các con có tốt không? Làm sao để trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non? Vấn đề giúp trẻ sớm hoà nhập vào môi trường mới là việc rất quan trọng bởi khi đến lớp nếu trẻ ngoan hứng thú thì mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cô truyền đạt thì trẻ mói lĩnh hội và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần khi tới trường mầm non. Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhất đối với trẻ chưa có thói quen nề nếp đặc biệt là trẻ mới đến trường lớp còn thụ động, cụ thể như ở lớp nhà trẻ tôi phụ trách, các cháu lứa tuổi còn nhỏ, có những trẻ đi học rồi còn non tháng, dễ bị tổn thương về tâm lý vì trẻ chưa tách rời bố, mẹ, gia đình nên khi mới nhập học , nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né và có những trẻ không chấp nhận sự giúp đỡ cuả cô thậm chí còn la khóc không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động. Để trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non là một vấn đề rất khó. Bản thân tôi là một giáo viên dạy lứa tuổi 24-36 tháng lâu năm. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ thích nghi thật sớm với trường mầm non. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi thích nghi với môi trường ở trường mầm non” 1/10
  3. B. GIẢI QUYẾT VÁN ĐỀ 1. Mục đích nghiên cứu: Để đem lại đạt hiệu quả trẻ thích nghi với môi trường lớp Mầm non. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng phối kết hợp các nguồn nhân lực để tổ chức cho trẻ hoạt động qua các hoạt động hướng dẫn trẻ đi vào nề nếp thói quen, các hoạt động học và chơi. Ở trẻ Mầm Non chủ thể tích cực thích nghi với môi trường mới, giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi của trẻ, trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân phải khắc phục được những hạn chế và kế thừa những mặt mạnh. Hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân cách năng lực làm người của trẻ. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào trường tiểu học có hiệu quả. Đó chính là hình thành phát triển các lĩnh vực:Tình cảm xã hội , Nhận thức, Thể chất, Thầm mĩ, Ngôn ngữ. 2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi thích nghi với môi trường ở trường mầm non 3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm trên tổng số 30 trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại lớp nhà trẻ do tôi phụ trách. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp thực hành - Nhóm phương pháp quan sát - Nhóm phương pháp đàm thoại 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. - Phạm vi tiến hành nghiên cứu đề tài của tôi là lớp nhà trẻ D1 do tôi phụ trách tại trường mầm non tôi đang công tác. - Tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019. I. Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí 2/10
  4. thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. Trẻ em rất nhạy cảm nên trẻ cần được quan tâm nhiều hơn về xúc cảm, nhất là trong những ngày đầu đi học. Nếu không xử lý khéo léo, cô giáo có thể vô tình khiến trẻ sợ hãi và sinh ra một vài tâm lý tiêu cực nhất định, từ đó dẫn đến trẻ khóc đêm, biếng ăn, hay la hét. Vì thế, nghệ thuật giao tiếp với trẻ trong những thời gian đầu là hết sức cần thiết và quan trọng. II. Thực trạng nghiên cứu: 1. Thuận lợi: - Bản thân tôi được sự quan tâm tận tình, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường. - Mặt khác, bản thân tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêu thương quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng nhau học hỏi trao đổi kinh nghiệm Hơn nữa bản thân tôi cũng có thế mạnh của mình ham tìm tòi học hỏi, thích khám phá những cái hay, cái lạ, say sưa nghiên cứu. - Giáo viên trong lớp có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Các cô là giáo viên trẻ cịu khó tìm tòi đưa nhiều hình thức mới vào trọng giảng dạy. - Các cô trong lớp đều sử dụng công nghệ thông tin thành thạo nên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong giảng dạy trẻ và tạo hứng thú cho trẻ. - Lớp có diện tích khá rộng rãi, thoáng mát. Được trang trí có kế hoạch, đầy đủ các góc sân chơi rộng, bằng phẳng, có cây xanh bóng mát. - Đa số trẻ đi học rất đều. - Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phong phú về màu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ. - Phụ huynh trẻ, nhiệt tình và có kiến thức về việc chăm sóc cũng như giáo dục các con theo phương pháp mới giúp trẻ tự lập. điều đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc các con đến trường sẽ sớm thích nghi với môi trường mới. 2. Khó khăn: - Đầu năm lớp tôi đa số là trẻ mới nên các con rất bỡ ngỡ và rụt rè. - Một số trẻ mới còn non tháng, trẻ chưa hòa nhập với trẻ cũ, còn hay khóc, chưa có nề nếp thói quen, trẻ chưa say mê, hào hứng đi học, đặc biệt là đầu năm học, trẻ chưa tập trung chú ý nghe cô mà còn hay khóc, hiệu quả nề nếp còn thấp. 3/10
  5. - Vì là lứa tuổi nhà trẻ nên trẻ thường có hiện tượng “khóc dây chuyền”. Chỉ cần 1 trẻ khóc là các trẻ khác dù đã nín nhưng sẽ nhớ ra và khóc theo. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên. - Mặc dù là giáo viên trẻ nhiệt huyết nhưng kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi 24-36 còn hạn chế. 3.Khảo sát thực tế trẻ của lớp nhà trẻ D1 -Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát trẻ để lựa chọn những biện pháp phù hợp đưa vào thực hiện. Bảng khảo sát đầu năm về trẻ khả năng thích nghi với môi trường (Khảo sát thực nghiệm trên tổng số 56 trẻ) Tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt Trẻ có khả năng thích nghi 23 trẻ = 41% 33 trẻ = 59% môi trường. Trẻ tích cực , mạnh dạn, 20 trẻ = 36% 36 trẻ = 64% tự tin trong các hoạt động Trẻ có nề nếp, hứng thú chơi 28trẻ =50% 28 trẻ =50% các trò chơi. - Sau khi khảo sát tôi đã lựa chọn các biện pháp sau. III. Các biện pháp thực hiện: 1. Biện pháp 1: Cô giáo phải là người bạn đầu tiên đáng tin cậy của trẻ Khi mẹ đưa bé đến lớp những ngày đầu tiên, bé thường ôm chặt lấy mẹ không muốn rời và nhìn xung quanh dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và bế bé ra khỏi tay mẹ thì bé sẽ rất ghét và đâm ra sợ cô thì bé sẽ khóc rất nhiều nên việc làm quen với môi trường lớp lại càng khó hơn. Chính vì vậy, tôi chỉ tiến lại chào hỏi phụ huynh và mỉm cười với bé, có thể hỏi chuyện bé, nói chuyện với mẹ nhưng không bế trẻ. Sau đó tôi bày đồ chơi và tổ chức “Trò chơi dân gian”, tổ chức trò chơi với các cháu cũ để gây sự chú ý của trẻ đồng thời quan sát biểu hiện của trẻ. Có những cháu thì tham gia ngay cùng cô, nhưng cũng có bé chỉ ngồi trong lòng mẹ quan sát cô và các bạn, khi cô đưa đồ chơi thì bé ngồi chơi cùng mẹ vì trong lúc này cô vẫn là một người lạ đối với trẻ .Đối với những trẻ này, tôi phải lại gần, trò chuyện với phụ huynh và chơi với cháu nhiều hơn. Khi trẻ thấy cô và mẹ “thân nhau”, hay nói chuyện vui vẻ với nhau trẻ sẽ cảm thấy cô gần gũi hơn, thân thiết hơn. Từ từ trẻ sẽ chơi với cô và theo cô. 4/10
  6. Khi trò chuyện hoặc chơi cùng với trẻ, tôi thường xưng tên tôi chứ không xưng “cô” và trẻ thuộc tên tôi rất nhanh. Còn khi về đến nhà, trẻ luôn miệng nhắc rửa tay sạch sẽ, để dép ở nơi này, không được để tay bẩn Chính những điều này làm phụ huynh tin tưởng ở tôi nhiều hơn và các cháu cũng thân thiết với tôi hơn. Trong thời gian đầu tùy theo cá tính của từng trẻ tôi luôn chiều trẻ để trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường mới. Tôi có thể đáp ứng những thói quen không đẹp của trẻ như ngồi đưa chân lên ghế bạn khác đang ngồi, đi vệ sinh không gọi cô, chạy ra khỏi chỗ, vứt đồ chơi lung tung, ăn quà trong giờ học, bắt cô ẵm bồng Rồi từ từ sau đó, khi bé quen rồi tôi sẽ cho bé thực hiện các nề nếp, vệ sinh, xếp hàng, thu dọn đồ chơi, ngồi vào chỗ trong giờ hoạt động hay trong giờ ăn dưới hình thức luyện tập, thông qua câu chuyện, làm mẫu của cô. Và kết quả mà tôi thu được đó là các con khi đến lớp thường tự nhiên thích và theo cô vào trong lớp hơn bố mẹ. Hễ đến lớp mà thấy cô đó thì yên tâm đi vào và trẻ sẽ không khóc. Chính vì vậy khi chia tay các con vào các buổi chiều thì các con rất lưu luyến với cô. 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện Trong những ngày đầu bé mới đến trường, tôi nghĩ trường lớp phải thật đẹp, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Vì vậy để chuẩn bị đón trẻ, tôi cùng các bạn trong lớp sắp xếp các góc chơi với đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau. Nhất là các loại đồ chơi chuyển động (cầu trượt, xích đu, bập bênh, xe ô tô, máy bay nhiều loại ), tạo ra âm thanh (như con chút chit, kèn, xúc xắc ) đồ chơi phát triển trí tuệ (đồ chơi lắp ghép, xếp hình ) và một số thú bông, búp bê, các loại bóng. Đồ chơi phải đủ để mỗi cháu có ít nhất một món, không tranh dành nhau. Các trò chơi góc giúp trẻ vui vẻ hòa nhập với môi trường lớp học. Trẻ chơi ở góc bế em 5/10