Báo cáo Biện pháp Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán cơ bản trong Chương I - Đại số 7
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán cơ bản trong Chương I - Đại số 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bao_cao_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_giai_mot_so_bai_toan_co.docx
Nâng cao chất lượng T7 -P2.pptx
Nội dung text: Báo cáo Biện pháp Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán cơ bản trong Chương I - Đại số 7
- 1 PHÒNG GDĐT PHỔ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THÀNH CÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thành Công, ngày 24 tháng 11 năm 2020 BÁO CÁO Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy bộ môn - Tên biện pháp: “ Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán cơ bản trong chương I – Đại số 7 ”. - Tên tác giả: NGUYỄN THỊ THU HÀ - Đơn vị công tác: trường THCS Thành Công - Lĩnh vực, đối tượng áp dụng biện pháp: môn Toán – lớp 7D - Thời gian áp dụng biện pháp: học kì I, năm học 2019 - 2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng: - Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và chính xác cao, nó là môn học hết sức quan trọng và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Môn toán góp phần phát triển năng lực, trí tuệ, bồi dưỡng đức tính phẩm chất của người lao động như tính cẩn thận, tính chính xác, tính kỷ luật, phê phán, - Môn toán là một môn học rất quan trọng, đặc thù là một môn học khó. Kiến thức là một chuỗi kiến thức khép kín, kiến thức trước liên quan đến kiến thức sau, kiến thức sau lại bổ sung kiến thức trước. Nếu một học sinh bị hỏng một kiến thức nào đó thì dễ gây chán nản trong việc học. Mặt khác môn toán là cơ sở giúp cho các em học tốt các môn khác như: Lý, Hóa, Sinh, Dạy học môn toán là nhằm mục đích cung cấp tri thức phổ thông, phát triển nhân cách học sinh. - Mục tiêu của giáo dục THCS: + Làm cho học sinh nắm vững tri thức toán phổ thông cơ bản thiết thực. + Có kĩ năng thực hành.
- 3 II. NỘI DUNG: Từ thực trạng nêu trên, kết hợp với kinh nghiệm bản thân tôi đề ra một số biện pháp chủ yếu sau: - Giáo viên phải xác định rõ mục đích, phương pháp dạy cho các đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh trung bình và học sinh yếu. - Giáo viên dạy cần chuẩn bị một tâm lí thoải mái, vui vẻ, cần phải nhẫn nại, cần quan sát, tìm hiểu tâm lí và hoàn cảnh của các học sinh. - Giáo viên có thể dựa vào đặc trưng của môn toán mà đưa ra những phương pháp dạy học tích cực: * Dựa vào mục tiêu của môn toán: - Ứng dụng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo. - Củng cố kiến thức, kỹ năng kỹ xảo. - Kiểm tra kiến thức. * Dựa vào nguồn gốc cung cấp kiến thức và tri giác thông tin: - Phương pháp dùng lời. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thực hành. * Dựa vào đặc trưng học toán của từng học sinh giáo viên dạy cần: - Giải thích minh họa. - Tái hiện. - Trình bày nêu vấn đề. - Tìm tòi từng phần. - Nghiên cứu. Giáo viên cần nắm rõ được từng đối tượng học sinh, phân loại học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém từ đó có phương pháp dạy học phù hợp. Từ đó tôi đưa ra các biện pháp cụ thể như sau: 1. Biện pháp 1: Phân tích từng phần - Biện pháp này nhằm mục đích phân tích bài toán một cách cụ thể chi tiết, sử dụng phương pháp gợi mở để học sinh tư duy và tìm ra cách làm hợp lí. Phát triển năng lực tư duy và tính toán của học sinh.
- 5 Từ đó giáo viên cho học sinh nhắc lại tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, khi đó ta có thể làm bài này như thế nào? 2 3 4 1 4 4 2 3 1 4 4 : : = : 3 7 5 3 7 5 3 7 3 7 5 Giáo viên cho học sinh nhận xét về biểu thức trong ngoặc: các phân số có gì đặc biệt? Học sinh trả lời được ngay có hai phân số cùng mẫu là 3 và hai phân số cùng mẫu là 7. Từ đó nhóm các phân số có cùng mẫu để tính và lấy kết quả đó chia cho 4 . 5 Sau đó giáo viên hỏi học sinh còn cách làm nào khác không? Để học sinh tự tìm ra các cách làm khác. * Nhận xét: Qua các ví dụ trên ta thấy đối với một số học sinh thì các em không có khả năng nhận xét một cách tổng quát mà có thể nhận xét từng phần nhỏ, tiếp theo giáo viên hướng dẫn cho các em kết hợp kiến thức đã học, cách giải hợp lý, từng phần. Hướng dẫn chậm để các em ghi nhớ các bước giải, bước đầu hình thành kỹ năng giải toán, năng lực tự học và giải quyết vấn đề. 2. Biện pháp 2: Thảo luận nhóm 2 lần Ví dụ 2: Dạng bài về lũy thừa của số hữu tỉ + Về kiến thức: các công thức lũy thừa thì giáo viên cho học sinh nêu lại và ghi lên bảng. + Củng cố và vận dụng kiến thức vào giải bài tập: 2 11 33 3 * Bài tập 2: Tính : : . 12 16 5 Giáo viên cho học sinh thực hiện thảo luận nhóm lần 1 để tính (trong đó mỗi nhóm đều có học sinh giỏi để có thể hội ý, trao đổi, thảo luận để tìm lời giải). Giáo viên gọi đại diện các nhóm nêu lên phương hướng giải (phép tính nào trước)? Ở đây học sinh đôi khi có sự sai lệch khi xác định làm phép tính gì trước: “nhân, chia trước”, cần củng cố ngay cho các em là làm phép toán nâng lên lũy thừa trước rồi đến thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- 7 Từ sơ đồ tư duy cách tính trên, học sinh sẽ thực hiện trình bày lời giải phép tính một cách dễ dàng, chính xác theo đúng quy tắc, tránh được nhầm lẫn giữa các phép tính. * Nhận xét: Trong giờ giảng dạy giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, cũng như một số em học sinh yếu, để các em trao đổi bài học lẫn nhau trong lớp học, hoặc cũng có thể giao chỉ tiêu các em học sinh giỏi có nhiệm vụ hướng dẫn các em yếu này; việc làm này thúc đẩy được tính tư duy tích cực cho học sinh yếu và cả học sinh giỏi. III. HIỆU QUẢ: Khi áp dụng các biện pháp này đối với học sinh lớp 7D và thực tiễn nhà trường, tôi thấy có nhiều kết quả khả quan: + Bước đầu tạo ý thức tự học cho các em. + Các em hào hứng hơn, sôi nổi, tự tin hơn không còn sợ sệt khi tiếp xúc với các con số và các phép tính, giúp các em có niềm tin trong học tập. Biện
- 9 khi bắt tay vào giải bài tập. Tạo hứng thú trong học tập, mục tiêu để học sinh học tập có chất lượng cao nhất. Trên đây là biện pháp mà bản thân tôi đã nghiên cứu, thực hiện và đã có nhiều thay đổi trong quá trình học tập của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến chủ quan. Kính mong hội đồng ban giám khảo góp ý kiến để giúp biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ Ngày 24 tháng 11 năm 2020 Người viết báo cáo Nguyễn Thị Thu Hà