SKKN Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan về Cacbohiđrat để phát huy tính tích cực của học sinh

doc 52 trang sangkien 27/08/2022 10980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan về Cacbohiđrat để phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_lua_chon_he_thong_bai_tap_tu_luan_va_trac_n.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan về Cacbohiđrat để phát huy tính tích cực của học sinh

  1. SỞ GD-ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ 2 SÁNG KIẾN ĐĂNG KÝ CẤP: TRƯỜNG ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ CACBOHIĐRAT ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ THIỀU Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị: Trường THPT Yên Phong số 2 Bộ môn: Hóa học Yên phong, tháng 12 năm 2013 3
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 ( khoá VII) đã xác định: phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay . Chính vì thế trong thời gian gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hoá người học. Năm học 2008 -2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên phạm vi toàn quốc năm học với nhiệm vụ được xác định là “Năm học đẩy mạnh công nghệ thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành giải bài tập.Một trong những phương pháp dạy học tích cực là sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động dạy và học. Bài tập hoá học đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho học sinh, giúp các em có hứng thú học tập, chính điều này đã làm cho bài tập hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát huy tính 4
  3. tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Thực tế, điểm đầu vào học sinh trường THPT Yên Phong số 2 luôn nằm trong số những trường có điểm chuẩn thấp của tỉnh, các em đa phần có học lực trung bình. Hơn thế trong những năm ở trường THCS các em hầu như không chú tâm tới môn Hóa học mà chỉ học 3 môn Toán, Ngữ văn, Anh văn để thi vào THPT. Do vậy, kiến thức hóa học của các em khi bước vào lớp 10 hầu như rỗng dẫn tới một bộ phận không nhỏ các em không thích học môn Hóa, chán học hóa, vì các em không hiểu bài, không làm được bài tập, mất hứng thú học tập môn Hóa. Tình trạng chán học, không thích học môn Hóa do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập môn Hóa của các em nói riêng và chất lượng bộ môn Hóa ở trường THPT Yên Phong số 2 nói chung. Với mong muốn tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan về cacbohidrat để phát huy tính tích cực của học sinh”. Đây là hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm dùng để hình thành khái niệm mới, củng cố kiến thức, nâng cao kiến thức rèn kỹ năng tư duy logic và để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trên lớp. Đề tài này có sự hướng dẫn của các thầy cô và sự đóng góp của các bạn học. Tôi xin chân thành cám ơn thầy cô và các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Việc nghiên cứu tìm các phương pháp gây hứng thú học tập môn hóa học đã được nhiều nhà khoa học và nhiều giáo viên nghiên cứu. Tuy nhiên hoặc chỉ nghiên cứu đơn lẻ một biện pháp hoặc đưa ra biện pháp chung chung. Với bản thân tác giả, trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này sẽ tập trung vào hai phần sau: - Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong môn hóa học. -Thiết kế, xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm về 5
  4. cacbohidrat dùng để phát huy tính tích cực của học sinh và dùng để củng cố, nâng cao kiến thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong giai đoạn hiện nay. 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu việc gây hứng thú học tập môn hóa học thông qua hệ thống bài tập từ cấp độ biết, hiểu, vân dụng ở cấp độ thấp và cấp độ cao, tác giả đưa ra một số bài tập có liên quan đến thực tế nên rất gần gũi với các em học sinh. Với hệ thống bài tập nhiều cấp độ, sáng kiến có thể áp dụng, sử dụng đối với học sinh trường THPT Yên Phong số 2 ở mức độ đại trà và với các lớp chọn. Từ đó học sinh học tập môn hóa học tốt hơn. 6
  5. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC 1. BÀI TẬP HOÁ HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 1.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học trong dạy học tích cực Trong dạy học hoá học, bản thân bài tập hoá học đã được coi là phương pháp dạy học có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học. Nó giữ vai trò quan trọng trong mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá học. Song tính tích cực của phương pháp này còn được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến thức. Với tính đa dạng của mình bài tập hoá học có tác dụng: - Đối với học sinh, nó là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có gì thay thế được giúp học sinh nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho học sinh. - Đối với giáo viên, bài tập hoá học là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành khái niệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Cụ thể là: + Bài tập hoá học được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát triển kiến thức, kỹ năng. + Bài tập hoá học dùng để mô phỏng một số tình huống thực tế đời sống để học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tế đặt ra. + Sử dụng bài tập để tạo tình huống có vấn đề kích thích hoạt động tư duy tìm tòi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Như vậy bài tập hoá học được coi như là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết, giúp học sinh tìm tòi, nghiên cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng tạo từ đó giúp học sinh có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra có liên quan đến hoá học. 7
  6. 1.2. Phân loại bài tập hoá học 1.2.1. Dựa vào nội dung có thể phân bài tập hoá học thành 4 loại *Bài tập định tính: là các dạng bài tập có liên hệ với sự quan sát để mô tả, giải thích các hiện tượng hoá học. Đặc biệt trong bài tập định tính có rất nhiều bài tập thực tiễn giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học. *Bài tập định lượng (bài toán hoá học): là loại bài tập cần dùng các kỹ năng toán học kết hợp với kỹ năng hoá học để giải. *Bài tập thực nghiệm: là dạng bài tập có liên quan đến kĩ năng thực hành như: *Bài tập tổng hợp: là dạng bài tập có tính chất gồm các dạng trên. 1.2.2. Dựa vào hình thức thể hiện có thể phân bài tập hoá học thành 2 loại : *Bài tập trắc nghiệm khách quan: là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan: - Điền khuyết. - Đúng sai. - Ghép đôi. - Nhiều lựa chọn. Ưu điểm nổi bật của bài tập trắc nghiệm khách quan là: - Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức, tránh được tình trạng học tủ, học lệch. - Việc chấm điểm là khách quan, không phụ thuộc vào người chấm nên độ tin cậy cao hơn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác. - Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết, khai thác, xử lý thông tin và khả năng tư duy phán đoán nhanh. - Giúp người học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập kết quả của mình một cách khách quan. 8
  7. Tuy nhiên loại bài tập trắc nghiệm khách quan cũng có những nhược điểm đáng kể như: - Ít góp phần phát triển ngôn ngữ hoá học. - Không thể dùng để kiểm tra kỹ năng thực hành hoá học. - Giáo viên chỉ biết kết quả suy nghĩ của học sinh, rất khó đánh giá khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và tư duy của học sinh để đi đến câu trả lời. Trong 4 loại bài tập trắc nghiệm khách quan trên thì bài tập nhiều lựa chọn là loại hay dùng nhất vì có nhiều ưu điểm hơn như xác suất đúng ngẫu nhiên thấp, dễ chấm. *Bài tập tự luận. Là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải kết hợp cả kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học và công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toán hoá học, phải tự viết câu trả lời bằng ngôn ngữ của chính mình. Bài tập tự luận cho phép giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh ở góc độ hiểu và khả năng vận dụng. Hình thành cho học sinh kỹ năng sắp đặt ý tưởng, diễn đạt, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo. Trên thực tế, sự phân loại trên chỉ là tương đối. Có những bài vừa có nội dung thuộc bài tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bài tập định lượng hoặc trong một bài có thể có phần trắc nghiệm khách quan cùng với giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2. SỬ DỤNG BÀI TẬP HOÁ HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Trong dạy học tích cực, bài tập hoá học được sử dụng theo một số phương hướng sau: 2.1. Sử dụng bài tập hoá học để hình thành khái niệm hóa học Sự hình thành các khái niệm hoá học phải dựa trên các kiến thức thực tiễn đơn giản, vốn kiến thức hoá học mà học sinh có được từ trước hoặc từ các môn học khác thông qua con đường quy nạp từ các hình mẫu - kiến thức, hay từ sự phân tích tính chất, hoặc so sánh đối chiếu rồi tổng hợp. Các khái niệm được hình thành phải chính xác, nhất quán để gây ấn tượng mạnh, nhớ lâu cho học 9