SKKN Tăng cường hứng thú học tập môn Hóa của học sinh THPT bằng thí nghiệm hóa học vui

doc 39 trang sangkien 01/09/2022 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng cường hứng thú học tập môn Hóa của học sinh THPT bằng thí nghiệm hóa học vui", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tang_cuong_hung_thu_hoc_tap_mon_hoa_cua_hoc_sinh_thpt_b.doc

Nội dung text: SKKN Tăng cường hứng thú học tập môn Hóa của học sinh THPT bằng thí nghiệm hóa học vui

  1. Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA CỦA HỌC SINH THPT BẰNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục. Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các thí nghiệm hóa học vui trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình 1
  2. Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA CỦA HOC SINH THPT BẰNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI ” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống các thí nghiệm vui cho các bài giảng trong chương trình hóa học THPT Vận dụng hệ thống các thí nghiệm vui để xây dựng các bài dạy nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG: Quá trình dạy học môn hóa học trường THPT. Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học. 3.2. PHẠM VI: Các bài dạy trong chương trình hóa học THPT IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu vận dụng tốt hệ thống các thí nghiệm hóa học vui vào bài giảng trong chương trình hóa THPT sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học THPT. Mục tiêu chương trình, để xây dựng hệ thống một số thí nghiệm hóa học phát huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn. Thực nghiệm dạy học bộ môn hóa THPT 2
  3. Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, Các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa. Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa trường Liệt kê các thí nghiệm hóa học vui, hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy cụ thể ở chương trình hóa THPT Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phối hợp sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Điều tra bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn, quan sát, trò chuyện, nghiên cứu kết quả sản phẩm họat động. 6.3. Thực nghiệm sư phạm 6.4. Phương pháp thống kê toán học VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7.1. Chỉ được thực trạng hứng thú học môn hóa của HS 7.2. Đề xuất một số thí nghiệm vui hóa học kích thích hứng thú học tập của HS trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông 3
  4. Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI VÀO BÀI DẠY HÓA HỌC TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Hứng thú 1.1.1.1. Khái niệm hứng thú Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm chí trái ngược nhau: a. Theo các nhà tâm lý học nước ngoài Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan. Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại quan niệm, hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào. Harlette Buhler thì coi hứng thú là một hiện tượng phức hợp cho đến nay vẫn chưa được xác định, hứng thú là một từ, không những chỉ toàn bộ những hành động khác nhau mà còn thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu. K.Strong và W.James cho rằng hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một nét của tính cách. A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân, vào một đối tượng nhất định, tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh về hứng thú “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó” . 4
  5. Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay b. Theo các nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam Các tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó . Có nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú, tuy nhiên có thể coi quan niệm của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn là bao hàm nhất: "Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động". Khái niệm này vừa nêu được bản chất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. 1.1.1.2. Cấu trúc của hứng thú Tiến sĩ tâm lý học N.G.Marôzôva đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm của mình về cấu trúc của hứng thú: + Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú. + Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú. + Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó. Vậy theo ông thì hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức - xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng. Ba yếu tố này liên hệ chặt chẽ và quan hệ tương tác lẫn nhau trong cấu trúc hứng thú. Tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú mà vai trò của từng yếu tố có sự biển đổi. 5
  6. Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay 1.1.1.3. Đặc điểm của hứng thú a. Tính xã hội của hứng thú Thông thường, con người chỉ hứng thú với những cái mới, những cái còn chưa ai biết, chưa được khám phá. Còn những điều đã biết mà không thổi cho nó một luồng khí mới, đưa nó vào một vị trí khác tích cực hơn thì sẽ không gây được hứng thú. Tuy nhiên, không phải cái mới nào đối với một hoạt động nào đó của con người cũng tạo hứng thú. Điều kiện để xuất hiện hứng thú là người đó phải có hiểu biết và có kinh nghiệm thực tế trong một loại hứng thú nhất định. Chỉ khi nào làm cho con người thấy được cái mới, cái phong phú, tính sáng tạo và triển vọng trong hoạt động của mình thì mới có thể hình thành những hứng thú vững chắc được. b. Hứng thú mang tính tâm lý xã hội Con người thường hứng thú với những hoạt động được nhiều người khen khi thấy nó đem lại lợi ích cho xã hội và thỏa mãn những nguyện vọng của cá nhân. Hứng thú của mỗi cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng lĩnh hội những thành tựu của nền văn minh trong thời đại đó. c. Hứng thú phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng và phẩm chất nhân cách Nghĩa là sự liên hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể, mức độ tương ứng giữa yêu cầu của đối tượng với yêu cầu của chủ thể. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những hứng thú ở từng người, từng lứa tuổi. Ví dụ, nếu đối tượng gây cảm xúc cho học sinh tiểu học chủ yếu là những sự vật, hình ảnh cụ thể, thì hứng thú của học sinh THPT đa dạng và rộng hơn. Học sinh THPT có thể hứng thú với khoa học kỹ thuật, thể thao, chính trị - xã hội. Hứng thú sẽ luôn bền vững và phong phú nếu nó thường xuyên thức tỉnh sự chú ý và ý nghĩa của mỗi cá nhân và ngược lại tính hay thay đổi hứng thú sẽ nói lên phong cách sống chưa được xác định của một người nào đó. 1.1.1.4. Sự hình thành hứng thú Sự hình thành hứng thú có thể diễn ra theo 2 con đường: tự phát và tự giác. 6