Sáng kiến kinh nghiệm Một số dạng bài tập tổng hợp chất hữu cơ trong bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học

pdf 69 trang sangkien 31/08/2022 5240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số dạng bài tập tổng hợp chất hữu cơ trong bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_dang_bai_tap_tong_hop_chat_huu.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số dạng bài tập tổng hợp chất hữu cơ trong bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học

  1. Trương Thị Nhật Dung – THPT Lê Quý Đôn A – ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Nhân tài có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Từ ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã khẳng định: “Những người tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém đi thì quyền lực đất nước bị suy thoái. Những người giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, và đưa nước ta “sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới”, bên cạnh nâng cao dân trí, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng và phát triển nhân tài. Trong đó, việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học ngay ở bậc phổ thông là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng nguồn nhân tài tương lai cho đất nước. Nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học, qua các kỳ thi chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Hàng năm, chúng ta luôn tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi (HSG) môn hoá học để phát hiện những em có năng khiếu nên việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học là rất cần thiết và mang tính thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong giảng dạy cũng như trong bồi dưỡng HSG, bài tập tổng hợp hữu cơ có vị trí hết sức quan trọng. Nó không những góp phần giúp học sinh hiểu rõ về lý thuyết hoá hữu cơ, về thực tế tổng hợp và sản xuất các chất hữu cơ mà hơn hết là khi giải loại bài tập này, các năng lực tư duy cũng như trí tuệ của học sinh được nâng cao như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Giáo dục ở nhà trường điều chủ yếu không phải là rèn trí nhớ mà là rèn trí thông minh”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều tài liệu về bài tập tổng hợp hữu cơ dùng bồi dưỡng HSG hóa học. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số dạng bài tập tổng hợp chất hữu cơ trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học”. II. Mục đích nghiên cứu Tuyển chọn và phân dạng các bài tập cơ bản, nâng cao về tổng hợp chất hữu cơ để bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ở bậc THPT. III. Nhiệm vụ của đề tài 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. 1
  2. 2. Nghiên cứu chương trình hoá học THPT ban khoa học tự nhiên, chương trình chuyên hoá học, phân tích các đề thi HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia. 3. Lựa chọn hệ thống các dạng bài tập hoá học về tổng hợp chất hữu cơ nhằm bồi dưỡng HSG hóa học. 4. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống các dạng bài tập. IV. Giả thuyết khoa học Nếu lựa chọn được hệ thống bài tập tổng hợp hữu cơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi thì sẽ nâng cao được hiệu quả quá trình bồi dưỡng HSG hoá học . V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. Đối tượng nghiên cứu: Một số dạng bài tập về tổng hợp chất hữu cơ để bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học THPT. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu về hoá hữu cơ, tổng hợp hữu cơ. - Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa hoá học, tài liệu chuyên hoá và hướng dẫn nội dung thi chọn HSG tỉnh, quốc gia của Sở và Bộ GD - ĐT. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu quá trình dạy và bồi dưỡng HSG hoá học, từ đó đề xuất vấn đề cần nghiên cứu. - Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm về vấn đề bồi dưỡng HSG với các giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. VII. Những đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Đề tài đã góp phần lựa chọn được hệ thống các dạng bài tập tổng hợp chất hữu cơ tương đối phù hợp với yêu cầu và mục đích bồi dưỡng HSG hoá học THPT trong giai đoạn hiện nay. Về mặt thực tiễn: - Tuyển chọn và phân dạng được hệ thống bài tập về tổng hợp chất hữu cơ dùng bồi dưỡng HSG hoá học. 2
  3. - Giúp cho học sinh và giáo viên có thêm tư liệu bổ ích trong học tập và trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam rất coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng HSG trong chiến lược giáo dục phổ thông của mình. Vào những năm đất nước còn chiến tranh gian khổ, chúng ta đã quan tâm đến vần đề này. Năm 1962, kì thi chọn HSG toán và văn lớp 10 toàn miền bắc đã được tổ chức (được xem là kì thi chọn HSG quốc gia đầu tiên của nước ta). Và đến năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản. Từ đó đến nay, hệ thống trường chuyên cùng với các trường trung học phổ thông không chuyên ở tất cả các tỉnh thành đã trở thành cái nôi bồi dưỡng biết bao thế hệ học sinh giỏi. Vì sao công tác bồi dưỡng HSG lại được nước ta cũng như các nước khác trên thế giới quan tâm nhiều đến vậy? Để các em đạt kết quả cao trong các kì thi quốc gia, quốc tế? Theo tôi, đây chưa phải là lí do để các nước phải coi trọng vấn đề này, lí do chính ở đây là để nuôi dưỡng nguồn nhân tài tương lai cho đất nước. “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ ” (Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng tại Đại hội VI năm 1996). Như vậy, việc phát hiện sớm và tổ chức bồi dưỡng HSG đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển xã hội tương lai. I.2. Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT I.2.1. Những phẩm chất và năng lực cần có của một HSG hoá học a) Một số quan niệm về HSG hóa học * Theo phó giáo sư Bùi Long Biên (ĐH Bách khoa): ‘‘HSG hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới (do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ) trong các kì thi đưa ra’’. 3
  4. * Theo phó PGS-TS Trần Thành Huế (ĐHSP Hà Nội): Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì một học sinh giỏi hoá cần hội đủ các yếu tố sau đây: - Có kiến thức cơ bản tốt, thể hiện nắm vững các khái niệm, định nghĩa, định luật, quy tắc đã được quy định trong chương trình, không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hoá học. - Vận dụng sắc bén, có sáng tạo, đúng các kiến thức cơ bản. - Tiếp thu và dùng được ngay một số ít vấn đề mới do đầu bài đưa ra. Những vấn đề mới này là những vấn đề chưa được cập nhật hoặc đã được đề cập đến mức độ nào đó trong chương trình hoá học phổ thông nhưng nhất thiết vấn đề đó phải liên hệ mật thiết với các nội dung chương trình. * Theo tiến sĩ Cao Cự Giác (ĐH Vinh): Một học sinh giỏi hoá học phải là: - Có kiến thức cơ bản tốt: Thể hiện nắm vững kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, có hệ thống. - Có khả năng tư duy tốt và tính sáng tạo cao: Trình bày và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, rõ ràng, khoa học. - Có khả năng thực hành thí nghiệm tốt: Hoá học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm do đó không thể tách rời lí thuyết với thực nghiệm, phải biết cách vận dụng lí thuyết để điều khiển thực nghiệm và từ thực nghiệm kiểm tra các vấn đề của lí thuyết, hoàn thiện lí thuyết cao hơn. b) Những phẩm chất và năng lực cần có của một HSG hóa học - Có kiến thức hoá học cơ bản, vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Để có được phẩm chất này đòi hỏi học sinh phải có năng lực tiếp thu kiến thức, tức là có khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng; có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức ngay ở dạng sơ khởi. - Có trình độ tư duy hoá học phát triển, có tính sáng tạo cao. Để có được những phẩm chất này đòi hỏi học sinh phải có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng, năng lực diễn đạt - Có khả năng quan sát, nhận thức các hiện tượng hoá học. Phẩm chất này được hình thành từ năng lực quan sát sắc sảo, mô tả, giải thích hiện tượng các quá trình hoá học, năng lực thực hành của học sinh. - Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề, các tình huống xảy ra. Đây là phẩm chất cao nhất cần có ở một học sinh giỏi. 4
  5. I.2.2. Một số biện pháp phát hiện HSG hoá học ở bậc THPT Để xác định được những học sinh học giỏi hóa học, giáo viên cần phải làm rõ: - Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh theo tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa. - Trình độ nhận thức, mức độ tư duy của từng học sinh và đặc biệt là đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo của học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải theo dõi quá trình học tập trên lớp của học sinh và tiến hành kiểm tra toàn diện kiến thức của học sinh. Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể phát hiện HSG hoá học theo các tiêu chí: - Mức độ đầy đủ, rõ ràng về mặt kiến thức. - Tính logic trong bài làm của học sinh đối với từng yêu cầu cụ thể. - Tính khoa học, chi tiết, độc đáo được thể hiện trong bài làm của học sinh. - Tính mới, tính sáng tạo (những đề xuất mới, những giải pháp có tính mới về mặt bản chất, cách giải bài tập hay, ngắn gọn ). - Mức độ làm rõ nội dung chủ yếu phải đạt được của toàn bài kiểm tra. - Thời gian hoàn thành bài kiểm tra. Tuy nhiên, để có thể phát hiện HSG bằng kiểm tra kiến thức một cách có hiệu quả và chính xác, câu hỏi đặt ra phải đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học. I.2.3. Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hoá học ở bậc THPT a) Kích thích động cơ học tập của học sinh Quá trình học tập tại lớp bồi dưỡng HSG thường rất vất vả và căng thẳng. Các giáo viên dạy đội tuyển cần phải biết kích thích động cơ học tập của các em để các em có thể vượt qua những khó khăn trong tiến trình học tập này. Sau đây là một số biện pháp, các giáo viên có thể tham khảo: - Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của học sinh. Trong môi trường đó, học sinh dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học. 5