SKKN Phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

docx 49 trang sangkien 31/08/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_phan_dang_bai_tap_va_huong_dan_chi_tiet_cac_dang_bai_ta.docx

Nội dung text: SKKN Phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

  1. GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 1.TÓM TẮT 3 2.GIỚI THIỆU 3 3.PHƯƠNG PHÁP 4 3.1 Khách thể nghiên cứu 4 3.2 Thiết kế nghiên cứu: 5 3.3 Quy trình nghiên cứu: 5 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu: 6 3.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: 7 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 7 BÀN LUẬN 7 3.6 Kết luận và khuyến nghị: 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 PHỤ LỤC ĐỀ TÀI 10 PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 10 A. LƯU HUỲNH 10 B. HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH 11 PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP: 15 Dạng 1: NHẬN BIẾT 15 Dạng 2: CHỨNG MINH TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH 19 Dạng 3:VIẾT PTPU, CHUỖI PHẢN ỨNG 21 Dạng 4: BÀI TẬP SO2,H2S PHẢN ỨNG BAZƠ 23 Dạng 5:TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG TRÌNH 26 Dạng 6:TOÁN LƯỢNG DƯ 28 Dạng 7 : TOÁN HỖN HỢP 30 PHỤ LỤC BẢNG ĐIỂM 36 PHỤ LỤC ĐỀ KIỂM TRA 40 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI 41 Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 1
  2. GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. CÁC TỪ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên BT: Bài tập THPT: Trung học phổ thông NXB: Nhà xuất bản TB: Trung bình Dd: dung dịch SKKN: sáng kiến kinh nghiệm ĐTB: điểm trung bình Ptpu: phương trình phản ứng Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 2
  3. GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. 1.TÓM TẮT Chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, thông tin kiến thức được cập nhật thường xuyên , tức thời; nhưng kéo theo đó cũng có nhiều hệ luỵ không nhỏ : nhiều người nghiệm internet, nghiện game, một số lượng lớn người nghiện điện thoại di động, lúc nào cũng dán mắt vào màn hình máy vi tính, màn hình điện thoại di động, Thế hệ trẻ ngày này luôn chạy theo trào lưu của sống, vì vậy có rất nhiều người trẻ phạm tội, sống không có mục đích, nghiện game, nghiện internet. Học sinh cũng không ngoại lệ, rất nhiều em phải bỏ học sớm vì chán học, nghiện game và đua đòi với lối sống hiện đại. Vậy những nguyên nhân kể trên có phải là lý do mà nhiều học sinh phải bỏ học hiện nay hay không ? Đó chỉ là một trong những nguyên nhân chính, nhưng nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là học sinh không nắm được kiến thức, không vận dụng được kiến thức vào trong quá trình học tập và cuộc sống. Hóa học là một môn khoa học cơ bản, quan trọng trong trường phổ thông. Nhưng với nhiều lý do, học sinh rất “sợ” học bộ môn hoá học vì lý thuyết nhiều, khó nhớ, hiện tượng hoá học phong phú, làm cho học sinh càng ngày càng sợ học bộ môn hoá học. Để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh yếu lấy lại được kiến thức cơ bản, giúp học sinh không còn cảm giác “sợ” học hoá học nữa, nhóm giáo viên hoá trường THPT Lộc Hưng có thảo luận và đưa ra giải pháp: “phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Giải pháp được tiến hành trên hai nhóm học sinh : 31 học sinh trung bình, yếu lớp 10B2 (nhóm thực nghiệm) và 33 học sinh lớp 10B4 (nhóm đối chứng) trường THPT Lộc Hưng. Lớp thực nghiệm thực hiện các phương pháp giải bài tập Hóa học theo tài liệu khi học bài 30,32,33 sách giáo khoa Hóa học 10 Cơ bản, có lí thuyết, có bài tập áp dụng). Kết quả cho thấy: tác động của giải pháp này có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm là 10 B 2, lớp đối chứng là 10B 4 . Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0.000000018865 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Điều đó cho thấy việc đưa ra chuyên đề nghiên cứu này của nhóm chúng tôi cũng có tác động lớn đối với khả năng tiếp thu bài, làm nâng cao kết quả học tập của học sinh. 2.GIỚI THIỆU Mặc dù ,kiến thức về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh học sinh đã được làm quen từ lớp 8, lớp 9 nhưng nhìn chung là học sinh chỉ hiểu chắp và kiến thức không hệ thống được kiến thức và không vận dụng được kiến thức khi giải bài tập . Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 3
  4. GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Đầu năm học,trường chúng tôi có soạn sẵn tài liệu “Tóm tắt lý thuyết và bài tập hoá học 10” phát cho học sinh toàn trường, trong đó có tóm tắt lí thuyết, có bài tập cho học sinh làm, tài liệu này giúp học sinh tự học, Tuy nhiên ,đối với học sinh yếu, đa số các em chỉ làm được một phần nhỏ lượng bài tập có trong tài liệu, các em chỉ làm để đối phó với giáo viên, sợ bị thầy cô trách phạt. Thực tế, nhiều em học sinh mượn tập của bạn mình chép toàn bộ bài làm của bạn mà nhiều khi chép sai mà các em nhiều khi còn không phát hiện . Trong tài liệu “Tóm tắt lý thuyết và bài tập hoá học 10” mà học sinh được nhận từ đầu năm học cũng có phần hướng dẫn giải, nhưng chỉ nêu tổng quát phương pháp và ví dụ minh hoạ chung, nên đa số học sinh yếu không thể dựa vào đó để giải các bài tập lý thuyết và bài tập vận dụng. Một số sách tham khảo cũng cung cấp cho học sinh cách giải hay, nhưng đa số các em dọc không hiểu. Vì vậy, giải pháp mà nhóm chúng tôi đưa ra rất cần thiết cho học sinh yếu của trường THPT Lộc Hưng. Giải pháp thay thế: Hướng dẫn học sinh nhận biết dạng bài tập, nêu phương pháp giải chi tiết, cho ví dụ minh hoạ cụ thể, rõ ràng và chi tiết, bài tập vận dụng có đáp án. Vấn đề nghiên cứu “phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Giả thiết nghiên cứu: sử dụng tài liệu phân dạng bài tập và hướng dẫn giải chi tiết cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn hoá học ở trường THPT Lộc Hưng. 3.PHƯƠNG PHÁP 3.1 Khách thể nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn hai lớp 10 B2 và 10B4 vì có những thuận lợi cho việc áp dụng SKKN: - Giáo viên: Hai giáo viên giảng dạy Hóa có trình độ và kinh nghiệm tương đương, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm đối với giảng dạy và giáo dục HS. 1.Thầy Võ Phước Lộc – GV dạy lớp 10B2 (lớp thực nghiệm) 2. Thầy Nguyễn Trường Thọ– GV dạy lớp 10B4 (lớp đối chứng) - Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu cũng có nhiều điểm tương đồng; cụ thể: • Về ý thức, hầu hết các em này ý thức tầm quan trọng của việc học. • Về kiến thức, hầu hết các em đều không nắm được kiến thức cơ bản. Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 4
  5. GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. •Về thành tích học tập: Số HS % HS trên TB ở bài kiểm tra 15 phút lần 1 HKII TS Nam Nữ TS % 10B2 31 10 21 31 77,42 10B4 33 11 22 33 66,67 3.2 Thiết kế nghiên cứu: Lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương. Chúng tôi dùng kết quả trung bình môn HKI làm bài kiểm tra trước tác động. kết quả kiệm tra cho thấy điểm trung bình của 2 lớp 10B2 và 10B4 là tương đương nhau. Chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự tương đương điểm số trung bình của 2 lớp trước khi tác động - Bảng kiểm chứng để xác định 2 lớp tương đương: Thực nghiệm (lớp 10B2) Đối chứng (lớp 10B4) Trung bình cộng 5.64516129 5.090909091 P1 = 0.103269579 - Thiết kế nghiên cứu: Lớp Kiểm tra Tác động Kiểm tra trước tác động sau tác động Thực nghiệm (lớp 10B2) Dạy học có sử dụng tài liệu phân O1 dạng bài tập, hệ O3 thống ví dụ, bài mẫu. Đối chứng (lớp 10B4) Dạy học theo sách O2 giáo khoa, theo tài O4 liệu cũ. 3.3 Quy trình nghiên cứu: - Chuẩn bị bài dạy của giáo viên: + Giáo viên dạy hoá lớp 10B4 là lớp đối chứng sửa bài tập trong sách giáo khoa và trong tài liệu học tập theo từng bài, không phân dạng bài tập. Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 5
  6. GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. + Giáo viên dạy hoá lớp 10B2 là lớp thực nghiệm, bài dạy có phân dạng, có bài tập mẫu - Tiến hành dạy thực nghiệm: - Tuân theo đúng kế hoạch giảng dạy của nhà trường theo thời khóa biểu Thời khoá biểu chính khoá: Thứ ngày Môn/ lớp Tiết theo phân phối Tên bài dạy chương trình Thứ 4 (25/2/2015) Hoá- 10B2 51 Lưu huỳnh Thứ 4 (04/3/2015) Hoá- 10B2 53 Hidro sunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit Thứ 7 (07/3/2015) Hoá- 10B2 54 Hidro sunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit (tt) Thứ 4(11/3/2015) Hoá- 10B2 55 axit sunfuric, muối sunfat Thứ 7 (14/3/2015) Hoá- 10B2 56 axit sunfuric, muối sunfat (tt) Thời khoá biểu tăng tiết: Thứ ngày Môn/ lớp Tiết theo phân phối Tên bài dạy chương trình Thứ 3 (03/3/2014) Hoá- 10B2 15,16 bài tập lưu huỳnh Thứ 3(10/3/2015) Hoá- 10B2 17,18 bài tập SO2 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu: - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút lần 1 HKII môn hoá lớp 10B2 và 10B4 - Bài kiểm tra sau tác động là được cho sau khi học xong bài 30,32,33 do 2 giáo viên dạy lớp 10B2 và 10B4 và nhóm nghiên cứu đề tài tham gia thiết kế đề kiểm tra. Kiểm tra bằng hình thức tự luận, nội dung gồm 4 câu với các dạng bài tập rãi đều trong quá trình học trong thời gian 25 phút * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 6
  7. GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. - Sau khi thực hiện dạy xong các nội dung đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 25 phút ( nội dung kiểm tra như đã trình bày ở trên). - Sau đó nhóm nghiên cứu cùng 2 giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã thiết kế. 3.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ * Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Thực nghiệm (Lớp 10B2) Đối chứng (lớp 10B4) ĐTB 7 5.3 Độ lệch chuẩn 1.154700538 1.190238071 Giá trị P của T - test 0.000000018865 Chênh lệch giá trị TB 0,894 chuẩn(SMD) Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm thực hiện trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T – test cho kết quả P = 0.00000001865, cho thấy: sự chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả đạt được của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7 5.3 = 0,894 . Điều đó cho thấy 1,902 giải pháp chúng tôi đưa ra ảnh hưởng đến quá trình học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài cứu “phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. của môn Hóa Học đã được kiểm chứng và kết quả đạt được rất khả quan góp phần làm nâng cao dần chất lượng bộ môn hóa của trường THPT Lộc Hưng. BÀN LUẬN Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động: nhóm thực nghiệm có TBC = 7 còn nhóm đối chứng có TBC = 5,3. Ta tính được độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,86 điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Và chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,894. Từ đó cho thấy việc tác động này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả học tập của học sinh. Phép kiểm chứng T – test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.000000018865< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động của đề tài có ảnh hưởng đến kết quả học Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 7