SKKN Xây dựng, quản lí và vận hành khóa học trên hệ thống lms.vnedu.vn theo đơn vị lớp tại trường THPT Diễn Châu 4 trong dạy học trực tuyến ứng phó dịch covid-19

docx 45 trang Mịch Hương 27/09/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng, quản lí và vận hành khóa học trên hệ thống lms.vnedu.vn theo đơn vị lớp tại trường THPT Diễn Châu 4 trong dạy học trực tuyến ứng phó dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_quan_li_va_van_hanh_khoa_hoc_tren_he_thong_lms.docx
  • pdfPhạm Hồng Thái -Đinh Hồng Dân-Trần Thị Thanh - THPT Diễn Châu 4- Quản lí Giáo dục.pdf

Nội dung text: SKKN Xây dựng, quản lí và vận hành khóa học trên hệ thống lms.vnedu.vn theo đơn vị lớp tại trường THPT Diễn Châu 4 trong dạy học trực tuyến ứng phó dịch covid-19

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, QUẢN LÍ VÀ VẬN HÀNH KHÓA HỌC TRÊN HỆ THỐNG LMS.VNEDU.VN THEO ĐƠN VỊ LỚP TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19. Lĩnh vực: Quản lí giáo dục Đồng tác giả: Phạm Hồng Thái – Trường THPT Diễn Châu 4 Trần Thị Thanh – Trường THPT Diễn Châu 4 Đinh Hồng Dân – Trường THPT Diễn Châu 4 Nghệ An, tháng 4 năm 2022 i
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thông LMS Learning management system SL Số lượng TL Tỷ lệ % iii
  3. quản lý việc dạy của GV và học của HS; và quan trọng hơn là cách làm này giáo viên bộ môn chỉ đóng 1 vai trò như 1 “học viên” giống HS vào lớp để giảng dạy chứ không thể đưa hệ thống học liệu lên cho HS tiếp cận và tự học trước khi tổ chức tiết dạy tương tác meeting online. Cũng thông qua khảo sát từ GV và HS chúng tôi biết được rất nhiều trường chỉ tạo ra các “khóa học” cho các lớp chỉ để tích hợp phòng học Zoom meeting hoặc Google Meeting để GV và HS vào học online mà không hề đưa hệ thống học liệu lên cho HS tiếp cận học tập. - Xuất phát từ cách thức xây dụng và tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến trên hệ thống lms.vnEdu.vn tại trường THPT Diễn Châu 4 mang lại hiệu quả cao đã và đang có sức ảnh hưởng, lan tỏa đến các trường trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và một số trường THPT, THCS trong tỉnh Nghệ An trong từ năm học 2019 – 2020 đến nay. Thông qua quá trình thiết kế, điều hành và quản lí hệ thống “khóa học” theo lớp trên lms.vnEdu.vn từ tháng 3 năm 2020 đến nay tại trường THPT Diễn Châu 4 mang lại hiệu quả rất cao, được các trường lân cận tham khảo học tập làm theo cũng như được đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT về kiểm tra đánh giá rất cao về cách làm tại trường THPT Diễn Châu 4. Với nhu cầu sử dụng hệ thống quản lí dạy học và thi trực tuyến trên lms.vnEdu.vn trong điều kiện dạy học ứng phó với đại dịch Covid-19 kéo dài cũng như ứng phó với các điều kiện thiên tai cấp bách đang là vấn đề tất yếu trong tời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi đi đến thống nhất lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng, quản lý và vận hành khóa học trên hệ thống lms.vnEdu.vn theo đơn vị lớp tại trường THPT Diễn Châu 4 trong dạy học trực tuyến ứng phó dịch Covid-19”. 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu của đề tài: xây dựng, vận hành hệ thống khóa học theo đơn vị lớp học trên nền tảng dạy học trực tuyến lms.vnEdu.vn một cách có hiệu quả. - Xây dựng quy trình vận hành và quản lí khoa học, hiệu quả các khóa học theo đơn vị lớp trên cơ sở tương tác, tích hợp nền tảng meeting online Zoom.us vào chương trình quản lí học tập và thi trực tuyến tại nền tảng lms.vnEdu.vn. - Phương pháp nghiên cứu của đê tài: đề tài vận dụng 4 phương pháp nghiên cứu thường quy là: + Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận trong dạy học trực tuyến (meeting online) trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và chương trình giáo dục phổ thông 2018; các thông tư, văn bản chỉ đạo về dạy học trực tuyến ứng phó đại dịch Covid-19 nói riêng và tính tất yếu của nền giáo dục 4.0 nói chung. 2
  4. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu Ngày nay, các chương trình giáo dục từ xa trở nên tân tiến, dễ dàng tiếp cận hơn do sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và Internet. Người học trên thế giới có thể đăng ký tham gia các khoá học trực tuyến và nhận bằng online. Tất cả nằm gọn trong máy tính xách tay, máy tính bảng, thậm chí là điện thoại thông minh. Thuật ngữ E-Learning xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10-1999 trong một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer - Based Training). Từ thời điểm đó, các cụm từ như "online learning" (học trực tuyến) hay "virtual learning" (học tập ảo) bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Có thể nói, kết hợp với các từ cụm từ "online learning" hay "virtual learning", E-Learning mô tả một cách đầy đủ về một môi trường học tập chuyên nghiệp. Trong đó, người học có thể tương tác với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác (intranet, extranet, truyền hình tương tác, CD-Rom, vv). Tuy nhiên, từ rất lâu trước khi Internet ra đời, các khóa học từ xa đã được Isaac Pitman mang đến vào những năm 1840. Isaac Pitman là một giáo viên có trình độ và giảng dạy ở một trường tư ở Vương Quốc Anh. Ông đã dạy các học sinh của mình phương pháp viết tốc ký thông qua hệ thống mail. Pitman gửi các bài tập của mình cho các học sinh của ông qua hệ thống mail và nhận lại các kết quả mà các học sinh đã hoàn thành. Năm 1873, “Hiệp hội khuyến khích học tại nhà”, chương trình giáo dục thông qua thư từ đầu tiên được thành lập tại thành phố Boston, bang Massachusetts bởi nhà giáo dục Ana Eliot Ticknor. Năm 1924, máy thử nghiệm đầu tiên được phát minh. Thiết bị này cho phép học sinh tự kiểm tra. Sau đó, vào năm 1954, BF Skinner, một giáo sư Harvard, đã phát minh ra “máy dạy học”, điều này cho phép các trường quản lý hướng dẫn được lập trình cho học sinh của họ. Mãi đến năm 1960, chương trình đào tạo dựa trên máy tính đầu tiên đã được giới thiệu với thế giới. Năm 1953, Trường Đại học House, Mỹ, đã làm nên lịch sử khi đưa chương trình đại học lên kênh truyền hình KUHT (ngày nay được gọi là HoustonPBS). KUHT phát sóng tài liệu giáo dục 5 - 13 giờ mỗi tuần, chiếm khoảng 38% tổng thời lượng phát sóng của kênh truyền hình. Nhiều khoá học được phát sóng vào buổi tối để những người đã đi làm có thời gian nghiên cứu. Sau ti vi, máy tính cá nhân và Internet là những phát minh lớn thúc đẩy cách mạng hoá giáo dục từ xa, sau đó là giáo dục trực tuyến. Năm 1989, Trường Đại học Phoenix, Mỹ, là cơ sở giáo dục đầu tiên khởi động chương trình giáo dục trực tuyến, đào tạo bằng cử nhân và thạc sĩ. Năm 1996, hai doanh nhân Glen Jones 4