SKKN Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh Lớp 9A trường THCS Biên Giới

doc 31 trang sangkien 7301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh Lớp 9A trường THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_vao_day_cac_bai_cu.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh Lớp 9A trường THCS Biên Giới

  1. Trường THCS Biên Giới Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT 2 LỜI NGỎ 3 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài: 4 2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 6 3. Phạm vi nghiên cứu: 6 4. Đề tài đưa ra giải pháp mới: 6 5. Hiệu quả áp dụng: 6 6. Phạm vi áp dụng: 6 B. NỘI DUNG 7 1. Cơ sở lý luận: 7 2. Cơ sở thực tiễn: 10 3. Nội dung vấn đề: 12 C. KẾT LUẬN 29 1. Kết luận: 29 2. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 . Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo1
  2. Trường THCS Biên Giới Sáng kiến kinh nghiệm DANH MỤC VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa SGD : Sở giáo dục và đào tạo THCS : Trung học cơ sở SGK : Sách giáo khoa BGD : Bộ giáo dục và đào tạo ĐDDH : Đồ dùng dạy học BTNB : Bàn tay nặn bột PTHH : Phương trình hóa học Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo2
  3. Trường THCS Biên Giới Sáng kiến kinh nghiệm LỜI NGỎ  Nghị quyết TW4 khóa VII đã xác định: Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nghị quyết TW2 khóa VIII tiếp tục khẳng định: Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện, thời gian tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, song song với công tác giảng dạy thì việc nghiên cứu khoa học là một công việc hết sức quan trọng. Đây là cơ hội tốt để giáo viên có điều kiện thâm nhập vào kho tàng tri thức khoa học của nhân loại, có điều kiện tích lũy, mở rộng tầm hiểu biết vốn là vô hạn của con người. Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là trách nhiệm của mỗi người đang đi trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Thế giới khách quan bao gồm những sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng, là nguồn khám phá bất tận của con người, nghiên cứu là đi sâu vào bản chất của vấn đề hay đi sâu vào một khía cạnh cụ thể. Đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay, coi nghiên cứu khoa học là công việc hết sức quan trọng, là trách nhiệm của mỗi người. Vì thế đứng trên cương vị là người trực tiếp giảng dạy tôi đã mạnh dạn đi vào “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới” .Đây là phương pháp đã được áp dụng tại một số nước trên thế giới và đạt hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi cũng như tỉnh Tây Ninh nói riêng, giáo viên chưa được tập huấn vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Anh(Chị) đồng nghiệp cũng như các cấp ngành để đề tài hoàn thành tốt hơn. Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo3
  4. Trường THCS Biên Giới Sáng kiến kinh nghiệm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày 09/12/2000 Kì họp Quốc Hội khóa X đã thông qua việc thực hiện đổi mới phương pháp chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/2000/QH X trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học với yêu cầu: “ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” đồng thời nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng, khả năng thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Một trong những yếu tố then chốt trong cải cách giáo dục của các quốc gia trên thế giới hiện nay là sự phát triển mang tính chuyên nghiệp của đội ngũ giáo viên. Giáo viên không chỉ là một trong những biến số cần được thay đổi để phát triển hoàn thiện nền giáo dục mà còn là tác nhân thay đổi quan trọng nhất trong công cuộc cải cách giáo dục của đất nước. Bên cạnh đó một đội ngũ không thể thiếu để thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy – học đó là học sinh, học sinh là người chủ động , sáng tạo để tìm, phát hiện, khám phá ra những thông tin mới thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy thách thức lớn nhất đặt ra cho mỗi nhà trường hiện nay là làm thế nào để dạy cho học sinh sự chủ động và sáng tạo trong việc tiếp cận tri thức, có kĩ năng vận dụng tri thức vào cuộc sống, giải quyết những vấn đề nảy sinh. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. Nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng đề ra: Từ nay đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp hiện đại. Mục tiêu CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành nước có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh Nhân tố quyết định thắng lợi của CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người. Nguồn lực con người phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Một xã hội mà tri thức Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo4
  5. Trường THCS Biên Giới Sáng kiến kinh nghiệm trở thành yếu tố hàng đầu và là tài nguyên có giá trị nhất vì vậy giáo dục và đào tạo đã trở thành nhân tố phát triển xã hội cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của mỗi quốc gia, thực tiễn này làm cho nhiệm vụ giáo dục của mỗi nhà trường phải điều chỉnh kéo theo những thay đổi tất yếu của nội dung mà còn phải thay đổi cả phương pháp dạy học. Các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng cần rèn cho học sinh tính năng động, sáng tạo bằng cách dạy học phát huy tính tích cực chủ động trong việc tiếp nhận tri thức mới thông qua việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. “ Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên khi mà học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học qua đó bước đầu tạo cho học sinh sự linh hoạt, hứng thú học tập, các em có sự thích ứng trong cuộc sống. Để có lớp người như vậy, giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò then chốt mà đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường hay nói cách khác chất lượng giáo dục trong nhà trường là thước đo đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của mỗi nhà trường, vì vậy bản thân mỗi giáo viên cần nỗ lực hơn nữa “Là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” để tìm ra nhiều phương pháp mới, nghiên cứu mới cho học sinh noi theo. Xuất phát từ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn nêu trên qua quá trình trực tiếp giảng dạy với mong muốn mở rộng hiểu biết, đem đến nguồn tri thức cho người học một cách chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng bộ môn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới”. Mục tiêu của phương pháp là tạo nên tính tò mò, phát huy sự tìm tòi, suy nghĩ tích cực, khắc sâu kiến thức, đồng thời phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý đến việc rèn kỹ năng thông qua ngôn ngữ nói, viết nhằm tạo ra hứng thú học tập, nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh như đã nói ở trên. Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo5
  6. Trường THCS Biên Giới Sáng kiến kinh nghiệm 2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: - Học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin đưa ra biện pháp thực hiện kết hợp với việc giám sát, đánh giá kết quả, rút ra kinh nghiệm cho bản thân. • Đọc tài liệu: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài. • Điều tra: Thông qua thái độ học tập, chất lượng học tập bộ môn qua từng giai đoạn. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Lớp 9A trường THCS Biên Giới. - Về thời gian: Từ ngày 23/8/2014 đến giữa HK II. 4. Đề tài đưa ra giải pháp mới: Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy các bài ở chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. 5. Hiệu quả áp dụng: Học sinh tự rút ra được kiến thức mới qua các thí nghiệm hoặc tự nghiên cứu thông tin hoặc qua quan sát một số hiện tượng, qua đó giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên, khắc sâu kiến thức từ đó chất lượng bộ môn được nâng lên. 6. Phạm vi áp dụng: Có thể áp dụng được ở các bộ môn cho tất cả các trường trong huyện, tỉnh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo6
  7. Trường THCS Biên Giới Sáng kiến kinh nghiệm B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Dựa trên cơ sở thực hiện tinh thần một số công văn chỉ đạo của ngành: - Nghị quyết số 04/2000/NQ - QH của Quốc Hôi ngày 09/12/2000 về việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. - Quyết định số 3859/QĐ- BGD & ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. - Công văn 1687/SGD về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học : 2014-1015 “ Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. 1.2. Dựa trên một số quan niệm về bộ môn: a. Mục tiêu của phương pháp bàn tay nặn bột: Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. b. Cơ sở khoa học của phương pháp bàn tay nặn bột: - Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi - nghiên cứu: Là một phương pháp dạy và học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh cũng như kỹ năng mà học sinh cần nắm vững. Phương pháp này cũng dựa trên sự tin tưởng rằng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng học sinh thực sự hiểu được những gì được học không phải là một quá trình học tập hời hợt với động cơ học tập hài lòng mà dạy học khoa học dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu với động cơ học tập được xuất phát từ sự hài lòng của học sinh sau khi đã học và hiểu được gì đó, không quan tâm đến lượng thông tin được ghi nhớ trong một thời gian ngắn ngược lại những ý tưởng hay khái niệm dẫn đến sự hiểu biết ngày càng sâu hơn cùng với sự lớn lên của học sinh. - Bản chất của phương pháp bàn tay nặn bột là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống, nêu giả thuyết, các nhận Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo7