SKKN Ứng dụng Geometer’sketchpad trong đổi mới phương pháp dạy - học - Năm học 2014-2015 - Trần Kim Quy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng Geometer’sketchpad trong đổi mới phương pháp dạy - học - Năm học 2014-2015 - Trần Kim Quy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_geometersketchpad_trong_doi_moi_phuong_phap_da.doc
Nội dung text: SKKN Ứng dụng Geometer’sketchpad trong đổi mới phương pháp dạy - học - Năm học 2014-2015 - Trần Kim Quy
- Sáng kiến kinh nghiệm SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN TRẦN KIM QUI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG GEOMETER’SKETCHPAD TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC NĂM HỌC 2014 - 2015 - 1 -
- Sáng kiến kinh nghiệm I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: a. Thực trạng của vấn đề đổi mới phương pháp dạy – học đòi hỏi phải có giải pháp: Đổi mới phương pháp dạy – học mà sự kiện ngành giáo dục đã phát động khá lâu được xã hội quan tâm nói chung và của nghành giáo dục nói riêng, nhằm tiến tới giải pháp tối ưu cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kho tàn tri thức của nhân loại ngày càng nhiều hơn việc dạy – học của thầy trò không chỉ theo những phương pháp truyền thống mà nhất thiết cần phải có sự đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu học tập của học sinh. Một ý tưởng nhỏ trong đề tài “ỨNG DỤNG GEOMETER’SKETCHPAD TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC” tôi muốn đem đến cho quý thầy cô giáo một công cụ hiệu quả trong giảng dạy toán, đem đến cho học sinh những tiết học sinh động đầy hứng thú và dễ hiểu bài hơn. b. Ý nghĩa và và tác dụng của giải pháp mới : Geometer’s Sketchpad thực chất là phần mền tạo ra các hình hình học, dành cho các đối tượng phổ thông bao gồm học sinh, giáo viên. Phần mềm có chức năng chính là vẽ, mô phỏng quĩ tích, các phép biến đổi của các hình hình học phẳng. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế bài giảng hình học một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động, khiến học sinh dễ hiểu bài hơn. Với phần mềm này, bạn có thể xây dựng được các điểm, đường thẳng, đường tròn, tạo trung điểm của một đoạn thẳng, dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một bán kính cố định đã cho, xây dựng đồ thị quan hệ hình học Sử dụng Geometer’s Sketchpad , bạn sẽ có cảm giác là mình có thể tạo hình với không gian không có giới hạn, ví dụ như khi bạn vẽ một đường thẳng, độ dài của đường thẳng này là vô tận, nếu bạn tạo đường thẳng này với những công cụ thông thường: giấy, bút, bảng đen, thước kẻ thì chắc hẳn bạn sẽ gặp phải trở ngại là giới hạn không gian vẽ, nhưng với Geometer’s Sketchpad , bạn không cần phải lo lắng vì điều đó Geometer’s Sketchpad giúp học sinh trực quan hình ảnh sinh động gây hứng thú tò mò tìm hiểu, và cuối cùng là dễ hiểu bài hơn. Geometer’s Sketchpad giúp giáo viên thực hiện được các ý tưởng mà với phương pháp giảng dạy truyền thống không thực hiện được. Tóm lại Geometer’s Sketchpad là một công cụ lý tưởng để tạo ra các bài giảng sinh động môn toán, tạo ra các "sách hình học điện tử" rất độc đáo trợ giúp cho giáo viên giảng bài và cho học sinh học tập môn toán học đầy hấp dẫn này. 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: a. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho viện nghiên cứu: Đã có khá nhiều tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dũng phần mền Geometer’s Sketchpad nhưng ở mức độ tổng quan chung cho một giải pháp lớn. Chưa có đề tài nào nói chuyên sâu cho một đơn vị kiến thức cụ thể trong chương trình, mà đó là phần việc của chúng ta của người trực tiếp giảng dạy bộ môn toán. Trong nhiều tiết học mà với những công cụ dạy học, phương pháp dạy học truyền thống không thể hiện được ý tưởng cũa người dạy, và kiến thức không đến được với người học. Người giáo viên hay nói “Dạy chay”. b. Các phương pháp tiến hành và thời gian tiến hành: - 2 -
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Geometer’s Sketchpad trong các tiết dạy toán cần mô tả hình ảnh trực quan vì vậy lớp học cần được trang bị đèn chiếu hay tivi màn hình lớn. Giáo viên chuẩn bị phần mền và soạn thảo bài giảng thiết kế kịch bản theo tiến trình bài học. Tôi nhận thấy trong tất cả các lớp học đều có thể soạn giảng bằng Geometer’s Sketchpad. Đặc biệt các tiết học môn hình học thì hiệu quả của Geometer’s Sketchpad phát huy tốt hơn. Hình ảnh trực quan, sinh động gây hứng thú cho người học, hình ảnh có thể thay đổi góc nhìn để học sinh phân tích bài dễ dàng hơn. II. NỘI DUNG: 1. MỤC TIÊU: Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh. Các phương tiện dạy học chứa trong bản thân nó dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng học tập, nhờ các thao tác tư duy của học sinh, các đặc điểm đó “lộ” hẳn ra bên ngoài. Như vậy, phương tiện dạy học thực sự là nguồn tri thức, đòi hỏi một sự khám phá, tìm tòi của người học. Từ đó dẫn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học cũng phải theo hướng mới: đó là xem chúng như công cụ để giáo viên tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời xem chúng là nguồn tri thức để học sinh tìm tòi, khám phá, rút ra những nội dung cần thiết cho nhận thức của mình. Trong những năm gần đây, các phương tiện hiện đại về nghe nhìn, thông tin và vi tính đã nhanh chóng xâm nhập vào nhà trường và trở thành các phương tiện dạy học có tác dụng cao. Một mặt, chúng góp phần mở rộng các nguồn tri thức cho học sinh, giúp cho việc lĩnh hội tri thức của các em nhanh chóng hơn với một khối lượng tri thức đa diện và to lớn; mặt khác, chúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên THPT. Một khi học sinh có khả năng nhanh chóng thu nhận được kiến thức từ các nguồn khác nhau, thì việc thuyết giảng của giáo viên theo kiểu thông báo - thu nhận trở nên không cần thiết, phương pháp dạy học phải chuyển đến việc tổ chức cho học sinh khai thác tri thức từ các nguồn khác nhau, chọn lọc hệ thống hóa và sử dụng chúng. Như vậy, phương tiện dạy học hiện đại tạo điều kiện rộng rãi cho dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Nội dung đề tài “ỨNG DỤNG GEOMETER’SKETCHPAD TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC” cũng nhằm vào mục tiêu nêu trên. 2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài được soạn thảo trên nền phần mền Geometer’s Sketchpad với nội dung về việc thiết kế các bài giảng toán phổ thông trung học: Dời hình ( lớp 10 ), hình học không gian (lớp 11), đồ thị hàm số ( lớp 12) hay một bài giảng của thể trong một tiết học. Đề tài là một giải phát hiệu quả đáp ứng được việc giảng dạy theo phương pháp dạy và học mới. Tệp văn bản mô tả nội dung đề tài diễn giải quá trình xây dựng và vận dụng của đề tài. 3. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Mặc dù phần mền Geometer’s Sketchpad đã có khá lâu đã được sử dụng giảng dạy ở các nước phát triển. Ở nước ta giáo viên cũng được tập huấn sử dụng phần mền trên 5 năm, xong do điều kiện trên các lớp học chưa được trang bị đèn chiếu, tivi, các phương tiện nghe nhìn giáo viên thì chưa có máy tính cá nhân nên việc đưa Geometer’s Sketchpad vào hổ trợ công tác dạy và học chưa được phát huy. Đến nay tôi thấy rằng đa số các trường đã có điều kiện xây dựng trường lớp tốt hơn đồng thời khuyến khích giáo viên dẩy mạnh đổi mới - 3 -
- Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp dạy học. Vì vậy nội dung đề tài tôi đưa ra không mang tính thời sự mà rất thiết thực và đi sâu hơn, nói thẳng vào một vấn đề cấp thiết đó là đổi mới phương pháp dạy học. 4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: CHƯƠNG I: TRỰC QUAN BỞI GEOMETER’SKETCHPAD GIẢNG DẠY PHÉP DỜI HÌNH. Sau đây là nội dung mà Geometer’s Sketchpad thể hiện phép tịnh tiến vectơ. Nếu chúng ta giảng dạy theo phương pháp truyền thống với công cụ dựng hình là thước kẻ và compa thì chỉ được những hình tĩnh. Với Geometer’s Sketchpad khi cho trước một vectơ ta có thể tịnh tiến điểm, đường, hình một cách trực quan, học sinh sẽ nắm bài dễ dàng hơn. Các nút lệnh hiệu ứng Với phép đối xứng trục học sinh sẽ phát hiện ra khi thay đổi trục đối xứng thì ảnh thay đổi. Một cách tổng quát là : phép đối xứng trục hoàn toàn xác định khi biết trục đối xứng. - 4 -
- Sáng kiến kinh nghiệm Các trục ta có thể di chuyển tùy ý để có ảnh khác nhau Với Geometer’s Sketchpad phép đối xứng tâm được thể hiện một cách sinh động, các tính chất được học sinh phát hiện và ghi nhớ một cách dễ dàng. Dùng thước kẽ và compa chúng ta chỉ thể hiện được kết quả mà không thấy được “quá trình”. Geometer’s Sketchpad còn giúp ta đo đạt khoảng cách và diện tích thể kiểm tra các tính chất bảo toàn của phép dời hình. Nút lệnh thực hiện hiệu ứng đối xứng tâm Với Geometer’s Sketchpad phép quay giúp ta có hình ảnh nhanh chóng cho các trường hợp khác nhau với thước kẽ và compa thì không thể thực hiện được trong một tiết dạy. - 5 -
- Sáng kiến kinh nghiệm Các nút lệnh hiệu Các nút lệnh hiệu ứng phép quay ứng phép quay ứng phép quay Đang dùng lệnh : phép quay quanh tâm, góc quay ta có thể chọn tùy ý. Bài toán về phép dời hình được học sinh dễ dàng tìm ra kết quả nhờ phân tích trên hình trực quan : Nếu : Tu : M M ' Tv : M ' M " thì ta có : Tu v : M M " - 6 -
- Sáng kiến kinh nghiệm Lệnh tịnh tiến tam giác theo vectơ tổng Nếu : ĐI : M M ' và ĐJ : M ' M " thì T2.IJ : M M " Kết quả phép dời hình hợp của hai phép đối xứng tâm Nếu : ĐI : M M ' ; ĐJ : M ' M " và ĐK : M " M '" thì ĐH : M M '" - 7 -
- Sáng kiến kinh nghiệm Kết quả phép dời hình hợp của ba phép đối xứng tâm Nếu : Đd : M M ' ; Đd ' : M ' M " ( d // d’ ) thì T2.IJ : M M " I J Kết quả phép dời hình hợp của hai phép đối xứng trục ; d //d’ Nếu : Đd : M M ' ; Đd ' : M ' M " ( d d’ = I ) thì Q(I,2(d,d ')) : M M " - 8 -
- Sáng kiến kinh nghiệm Kết quả phép dời hình hợp của hai phép đối xứng trục cắt nhau CHƯƠNG II: TRỰC QUAN BỞI GEOMETER’SKETCHPAD GIẢNG DẠY HÌNH HỌC KHÔNG GIAN ƠCLIT. Geometer’s Sketchpad giúp ta thiết kế nhiều đơn vị kiến thức một tiết học một tiết ôn tập, hệ thống một chương trên một tập tin dễ dàng. Sau đây tôi nêu ra 10 bài tập trên cùng một tập tin, một cửa sổ với hiệu ứng ẩn hiện làm cho bài học gọn trong một trang giúp học sinh dễ theo dõi hơn . - 9 -
- Sáng kiến kinh nghiệm 10 bài toán trong một tập tin Hiệu ứng di động theo yêu cầu của bài toán không thể thực hiện được bằng thước kẽ và compa. Bài 1 đang hiển thị, hiệu ứng P di động trên CD đang thực hiện Hình ảnh do Geometer’s Sketchpad đem lại rất rõ ràng và sinh động. Các trường hợp xãy ra đều được hiển thị qua hình ảnh giúp người học phát triển tư duy về không gian. - 10 -