SKKN Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu - Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh Lớp 5 trường TH Tiên Thanh - Tiên Lãng

doc 34 trang sangkien 9322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu - Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh Lớp 5 trường TH Tiên Thanh - Tiên Lãng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cntt_de_nang_cao_hung_thu_va_ket_qua_hoc_tap_p.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu - Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh Lớp 5 trường TH Tiên Thanh - Tiên Lãng

  1. UBND HUYỆN TIÊN LÃNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN THANH Nghiªn cøu khoa häc s­ ph¹m øng dông Đề tài: Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu - Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 5 trường TH Tiên Thanh-Tiên Lãng. NHÓM TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Hương; Phạm Thị Bẩy – CBQL Nguyễn Thị Thanh ; Ngô Thị Bến – Giáo viên ĐƠN VỊ: Trường Tiểu học Tiên Thanh – Tiên Lãng
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tiên Lãng, ngày 26 tháng 01 năm 2012 BẢN CAM KẾT I. TÊN NHÓM TÁC GIẢ: 1. Nguyễn Thị Hương – Phó HT trường Tiểu học Tiên Thanh - CN đề tài 2. Phạm Thị Bẩy – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Thanh - Ủy viên 3. Nguyễn Thị Thanh - Gv trường Tiểu học Tiên Thanh – Thư kí đề tài 4. Ngô Thị Bến - Giáo viên trường Tiểu học Tiên Thanh - Ủy viên II. SẢN PHẨM: Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu-Bài “ Mở rộng vốn từ: B ảo v ệ môi trường” cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiên Thanh -Tiên Lãng. III. CAM KẾT: Chúng tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này là sản phẩm của chúng tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm của đề tài, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhóm cam kết 2
  3. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã mang lại những thay đổi to lớn trong đời sống Kinh tế - Xã hội của nhân loại.Cùng với sự đi lên của toàn xã hội, ngành giáo dục cũng đã tích cực đưa ứng dụng CNTT vào qản lí và dạy học. CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Chính vì vậy một trong những năm học gần đây, năm học 2008 - 2009 Bộ GD&ĐT đã chọn chủ đề năm học là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới công tác quản lí trường học và đổi mới phương pháp dạy học; từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng,cập nhật và trao đổi thông tin. Việc khai thác CNTT còn giúp giáo viên tránh được tinh trạng “dạy chay” một cách tích cực và đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với mỗi giáo viên giảng dạy. Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và các môn khác Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; hiểu nghĩa của từ và luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết. Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên thì nhiệm vụ mở rộng vốn từ được coi là quan trọng nhất. 3
  4. Đối với bài Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (phân môn Luyện từ và câu)ở lớp 5 là một dạng bài khô và khó. Một số từ còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc với học sinh. Bên cạnh đó, cách miêu tả, giải thích nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Nếu giáo viên chỉ dạy bằng giảng giải lí thuyết khô khan, nặng nề về áp đặt và một số hình ảnh tĩnh trong sgk thì việc tiếp thu bài của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Điều này sẽ gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn Luyện từ và câu. Giải pháp của tôi là sử dụng phần mềm Power Point quét một số hình ảnh, trực quan trong SGK, các video clip và khai thác tài liệu trên Internet phục vụ bài giảng, tạo hiệu ứng để các em quan sát, nhận biết và hiểu được bản chất của vấn đề. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Qua quá trình giảng dạy và thăm lớp dự giờ tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và quyết định viết đề tài: Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu-Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiên Thanh- Tiên Lãng. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 5 trường Tiểu học Tiên Thanh - Tiên Lãng. Lớp 5A là thực nghiệm và 5B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài Mở rộng vốn từ về môi trường ( Luyện từ và câu - Tiết 23; 25). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,05; lớp đối chứng là 7,05. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối 4
  5. chứng. Điều đó chứng tỏ rằng: Ứng dụng CNTT- Sử dụng giáo án điện tử đã nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu- Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiên Thanh-Tiên Lãng. II. GIỚI THIỆU Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặt biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn bởi một hình ảnh có thể thay thế cho nhiều lời giảng. Trường Tiểu học Tiên Thanh- Tiên Lãng đã triển khai việc đưa ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy và học nhiều năm nay song thực tế hiện nay trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế nên việc thiết kế giáo án điện tử còn mất nhiều thời gian, chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn màu sắc, phông nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp, giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng Hiện nay trường Tiểu học Tiên Thanh- Tiên Lãng đã có 100% giáo viên chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo án. Số giáo viên biết sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint chưa nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở việc biết trình chiếu kênh chữ mà chưa khai thác được nhiều các hình ảnh động, các video clip phục vụ cho bài học. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các bộ đồ dùng dạy học và một số hình ảnh trong sgk cho học sinh quan sát, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để gợi mở và hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh cũng đã tích cực suy nghĩ, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh nắm được bài nhưng chưa có nhận thức 5
  6. sâu sắc về kiến thức bài học, hiểu nghĩa của một số từ còn chưa chính xác, kĩ năng vận dụng từ ngữ vào luyện tập thực hành,khả năng diễn đạt còn hạn chế. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng giáo án điện tử vào dạy học bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 5 * Giải pháp thay thế: Sử dụng phần mềm Power Point quét một số hình ảnh, trực quan trong SGK, các videoclip về khu bảo tồn thiên nhên và khai thác tài liệu trên Internet về thiên nhiên, môi trường, mô tả những hành động bảo vệ môi trường, phá hoại môi trường phục vụ bài giảng, tạo hiệu ứng để các em quan sát, nhận biết kết hợp với hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên giúp học sinh phát hiện kiến thức và hiểu được bản chất của vấn đề, tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh. Vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học, đã có nhiều bài viết, Sáng kiến kinh nghiệm, Đề tài nghiên cứu được trình bày trong các hội thảo, tài liệu như: - Đề tài NCKHSPUD: Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề “Vật chất và năng lượng” thông qua việc sử dụng một số tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học của nhóm nghiên cứu: Đinh Thị Thảo, Vũ Thi Thê, Nguyễn Thị Thìn- trường CĐSP Hòa Bình và tác gi8ar Bùi Văn Ngụi – Sở GD&ĐT Hòa Bình. + SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy học – Tác giả: Phạm Quang Thiện Trường TH Hồ Văn Cường - Tân Phú. + SKKN : Ứng dụng CNTT phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học - Tác giả: Thạc sĩ Lê Thị Hiền- Trường TH La Thành – Hà Nội. Các đề tài, báo cáo kinh nghiệm, bài viết, tài liệu trên chủ yếu đều đã đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy 6
  7. học ở tiểu học nói chung và ở một số phân môn, tiết học song chúng tôi chưa được tham khảo tài liệu nào về UDCNTT- Sử dụng GAĐT vào dạy học bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 5 (Phân môn Luyện từ và câu ) Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng giáo án điện tử vào dạy học bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 5 * Vấn đề nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT- Sử dụng giáo án điện tử vào dạy học bài “ Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường” có nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 5 hay không? * Giả thuyết nghiên cứu: Ứng dụng CNTT- Sử dụng giáo án điện tử sẽ nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu-Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiên Thanh-Tiên Lãng. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: - Trường Tiểu học Tiên Thanh - Tiên Lãng. - Giáo viên: + Nguyễn Thị Thanh – Giáo viên dạy lớp 5A.( Lớp thực nghiệm) + Ngô Thị Bến - Giáo viên dạy lớp 5B.( Lớp đối chứng) - Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính và lực học. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và lực học của học sinh 2 lớp. Số học sinh Lực học Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Lớp 5A 22 11 11 6 8 7 1 Lớp 5B 22 8 14 5 9 7 1 7
  8. Về ý thức học tập, tất cả các em đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của các em tương đương nhau về điểm số. 2. Thiết kế Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: Chọn hai lớp lớp 5A và 5B trường tiểu học Tiên Thanh. Lớp 5A là lớp thực nghiệm và lớp 5B là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra ở tuần 9(Giữa học kì I) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. * Kết quả: Bảng 2.Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,73 6,86 p = 0,29 p = 0,29 > 0,05 , từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương ( được mô tả ở bảng 2): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu. Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực Dạy học có sử dụng Giáo án O1 O3 nghiệm ĐT-Phần mềm Power point Dạy học không sử dụng Giáo Đối chứng O2 O4 án ĐT- Phần mềm Power point Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu 8