SKKN Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học tiếng Việt - Thực trạng và giải pháp

doc 13 trang sangkien 8180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học tiếng Việt - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tuan_thu_nguyen_tac_truc_quan_trong_day_hoc_tieng_viet.doc

Nội dung text: SKKN Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học tiếng Việt - Thực trạng và giải pháp

  1. B. Nội dung đề tài Tên đề tài: Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học tiếng việt - thực trạng và giải pháp I. lý do chọn đề tài: Việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cần phải giải quyết, nhất là trong giai đoạn đang tiến hành đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa hiện nay. Mặt khác môn tiếng việt là môn học cơ bản và chiếm nhiều thời lượng nhất ở bậc tiểu học. Do đó, nhiều cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà giáo tâm huyết đã bỏ nhiều công sức, đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết kinh nghiệm, giới thiệu những thành tựu tiến nhất của khoa học giáo dục, khoa học kĩ thuật vào việc dạy học Tiếng Việt- Tiếng mẹ đẻ. Ngành giáo dục ở các địa phương, các nhà trường, các cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã có nhiều cố gắng trong quá trình tiếp thu, triển khai việc thực hiện việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở tiểu học và trong quá trình đó cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của họ bàn về việc dạy học môn tiếng việt. ở phạm vi địa phương và đặc biệt là ở đơn vị nhà trường chúng tôi, thực tiễn kinh nghiệm công tác đã cho thấy: Việc “Tuân thủ nguyên tắc trực quan trong việc dạy học Tiếng Việt thật sự là một việc làm cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ môn học đặt ra”. 1) Cơ sở lý luận: Luận điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng “Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là phương tiện đặc trưng cho loài người, không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thôn tin, tư tưởng tình cảm
  2. thì nhiệm vụ trong trọng nhất của nhà trường là phát triển ngôn ngữ cho học sinh Ta thấy tất cả các giờ dạy tiếng việt phải đi theo khuynh hướng phát triển các kỹ năng: Nghe, đọc, viết, nói, học sinh cần hiểu rõ người tra nói và viết không phải chỉ để cho mình mà cho người khác, nên ngôn ngữ cần phải chính xác, dễ hiểu. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng “Con đường biện chứng của nhận thức chân lí đi qua hai giai đoạn, nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính tâm lí học đã chứng minh rằng: Đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là chuyên từ không chủ định sang có chủ định, chuyển từ cảm tính sang lí tính và chuyển từ trực quan cụ thể sang trừu tượng khái quát. Đặc điểm nhân cách của HS tiểu học có một số nét nổi bật đó là tính cả tin và tính bắt trước (các em bắt trước hầu như tất cả, đặc biệt là học sinh đầu cấp. Lý luận về dạy học đã nêu rõ “Dạy học trực quan bao gồm. Đồ dùng trực quan và học và học sinh tiến hành quan sát chúng một cách khoa học dưới vai trò chủ đạo của giáo viên. Đồ dùng trực quan phải phản ánh nội dung, kiến thức bài học. Đồ dùng trực quan phải được sử dụng đúng thời điểm trong dạy học. Tất cả những nội dung nêu trên thuộc phạm vi nghiên cứu khoa học lý luận. Đó là cơ sở của nguyên tắc trực quan, trong dạy học tiếng và cũng là cơ sở để đề lên nguyên tắc. phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của HS trong quá trình dạy học TV. Do đó dạy học TV cần dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS. 2) Cơ sở thực tiễn: Hiện nay, sách giáo khoa mới, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt là những phương tiện thuận lợi giúp cho giáo viên và học sinh đổi mới cách dạy và học môn Tiếng Việt theo hướng thực hành giao tiếp, chú trọng còn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Và thực tế trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học môn tiếng việt đã được nâng cao rõ rệt, kĩ năng thực hành tiếng việt của học sinh đã có nhiều tín bộ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, thực trạng việc dạy học tiếng việt vẫn biểu hiện một số tồn tại cơ bản sau:
  3. Hầu như các giáo viên tiểu học đều nhận thức được vai trò quan trọng của trực quan trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, nhưng quan niệm như thế nào là đảm bảo nguyên tắc trực quan, như thế nào là một tài liệu trực quan có chất lượng và sử dụng ra sao trong giờ dạy. Tiếng Việt vẫn còn là vấn đề cần làm sáng tỏ hơn. Thông thường khi nói đến trực quan, giáo viên hay nghỉ đến các vật thật, vật thay thế như: Tranh ảnh, mô hình, các sơ đồ biểu bảng Trên thực tế (ở nhiều trường tiểu học) có cán bộ quản lý khi dự giờ của giáo viên, các giáo viên khi dự giờ đồng nghiệp thường phê là không có đồ dùng dạy học, không sử dụng trực quan khi không thấy có tranh ảnh hoặc các đồ dùng và xen đó là một điểm yếu đáng nói của giờ dạy. Từ lý do đó dẫn đến một ứng sử thông thường là: Hễ biết có người dự giờ thì việc đầu tiên người giáo viên dạy phải lo cho được các hình hoặc các bức vẽ phóng to, các bảng phụ, thu thập tranh ảnh Mà việc làm đó, những đồ vật đó có khi không thật sự hoặc không cần thiết. Để minh hoạ cho một giờ tập đọc, có giáo viên phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để có được một bức tranh và sử dụng bức tranh đó như trong giờ Mĩ thuật: Giảng giải về hình ảnh, mầu sắc, vẻ đẹp của bức tranh. Khi dạy phần tìm hiểu bài của bài tập đọc, không ít giáo viên đã sử dụng một hệ thống các bảng phụ bằng giấy, cái to, cái nhỏ để ghi các ý chính và đại ý (nội dung) của bài rồi dán lên hầu như kín bảng để cho học sinh quan sát. Khi dạy những bài có nội dung ghi nhớ hay quy tắc như ở phân môn ngữ pháp (Lớp cải cách) phân môn tập làm văn hay các môn học khác, giáo viên cũng dùng bảng phụ tương tự như vậy Thực tế những việc nêu ra trên đây phản ánh một quan niệm không đầy đủ về trực quan và minh chứng cho việc sử dụng trực quan không đích cho việc dạy học Tiếng Việt. Một tồn tại khác nữa là có khá nhiều giáo viên có những hạn chế, những nhược điểm về tiếng nói, về chữ viết phương tiện trực quan cơ bản của giáo viên
  4. khi dạy tiếng việt, có giáo viên đã không tự hoàn thiện được kĩ năng đọc của mình Học sinh vẫn mắc nhiều lỗi phát âm, đọc ê- a, ngắc ngứ tiếng địa phương, chữ viết sấu và mắc lỗi chính tả Đó cũng chính là hậu quả của việc không tuân thủ nguyên tắc trực quan trong dạy học Tiếng Việt Dưới đây là bảng thống kê kết quả một số nội dung của nhà trường trong năm học 2004- 2005 phản ánh và liên quan đến thực trạng nêu trên: Kết quả xếp loại TT Nội dung Số lượng Giỏi- tốt Khá T, bình Yếu Nhận thức của giáo viên 3 5 4 4 1 về tính trực quan trong 16 GV 18,7% 31,2% 25% 25% dạy học Tiếng Việt Kĩ năng nói- đọc đúng 3 4 5 4 2 16 GV của giáo viên 18,7% 25% 31,2% 25% Kĩ năng viết chữ của 5 4 4 3 3 16 GV giáo viên 31,2% 25% 25% 18,7% Giờ dạy tiếng việt 6 14 10 6 4 36 giờ được đánh giá xếp loại 16,7% 38,9% 27,7% 16,7% Học lực môn tiếng việt 34 188 190 48 5 460 HS cuối học kỳ I 7,4% 40,9% 41,3% 10,4% Học lực môn tiếng việt 40 156 193 38 6 460 HS cuối năm 12,4% 33,9% 43,0% 8,3% Kết quả thi viết chữ đẹp 57 156 183 64 7 460 HS của học sinh 12,4% 33,9% 39,8% 13,9% Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu tìm tòi đưa ra một số giải pháp và áp dụng vào thực tiễn công tác chỉ đạo chuyên môn, nhằm khắc phục những tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt trong nhà trường. II. nội dung chính của đề tài: A. Các giải pháp thực hiện: 1. Giải pháp thứ nhất: Cũng cố và nâng cao nhận thức về tính trực quan và tài liệu trực quan trong việc dạy học Tiếng Việt. 2. Giải pháp thứ hai: Phải sác định đúng và chuẩn bị tốt những tài liệu trực quan cơ bản nhất, thiết thực nhất và sử dung đúng mức cho mỗi giờ dạy học tiếng việt.
  5. 3. Giải pháp thứ ba: Phải điều chỉnh và khắc phục triệt để những nhược điểm về tiếng nói và chữ viết ở giáo viên, thực hành nói và việt đúng tiếng Việt phổ thông. B. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Ngay từ đầu năm học 2005- 2006 tôi đã báo cáo với hiệu trưởng nhà trường về thực trạng của vấn đề và các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện. Được sự nhất trí ủng hộ của lảnh đạo nhà trường cùng với tập thể sư phạm nhà trường, tôi cùng với tập thể sư phạm nhà trường đã tiến hành các biện pháp tổ chức thực hiện như sau: 1) Thông qua việc tổ chức một buổi họp chuyên môn cho toàn thể giáo viên nhà trường để nêu thực trang của vấn đề. Triển khai các giải pháp để giáo viên có định hướng thực hiện. 2) Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của các khối lớp: Yêu cầu giáo viên trao đổi, thảo luận, đánh giá thực trạng, tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề được đề cập nhằm “cũng cố và nâng cao nhận thức về tính trực quan và tài liệu trực quan trong dạy học Tiếng Việt”. Cụ thể giúp giáo viên nhận thức có một số vấn đề sau: Thế nào là sử dụng trực quan trong giờ dạy tiếng việt?. Thế nào là tài liệu cơ bản, có chất lượng trong giờ dạy tiếng việt? “Hiểu theo nghĩa đầy đủ, các yếu tố trực quan là các yếu tố có khả năng tác động lên giác quan” ( Có 5 giác quan). Khi lời nói , ngôn trở thành đối tượng xem xét thì thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ tiếng việt không chỉ là sử dụng các đồ dùng , các sơ đồ, biểu bảng mà còn quan trọng nhất là lời nói, ngôn ngữ của giáo viên. Tài liệu trực quan cơ bản trong giờ học tiếng việt phải tiếng việt trong những mẫu tốt nhất. Tức là những ngữ liệu tiêu biểu (văn học dân gian, tác phẩm văn học cổ điển việt nam, những bài, đoạn, câu văn hay thơ của các tác giả nổi tiếng )
  6. Yêu cầu đầu tiên, những ngữ liệu được sử dụng trong giờ học tiếng việt cần tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ngôn ngữ mà nó được đưa ra làm dẫn chứng. Không nên dẫn ra các trường hợp đặc biệt, các trường hợp có tính trung gian hoặc chưa thống nhất ý kiến của các nhà việt ngữ. Yêu cầu thứ hai là những ngữ liệu này phải mang tính trực quan , nghĩa là làm sao cho đối tượng nghiên cứu dể dàng tác động vào giác quan của trẻ em. Chúng ta cần thấy rằng: Trong tiết học vần, tài liệu trực quan cơ bản chính là mô hình vần, tiếng. Trong giờ tập viết, tài liệu trực quan là mẫu chữ viết (Được phóng to hoặc trong vở tập viết hoặc chữ viết của giáo viên). Trong giờ tập đọc, tài liệu trực quan cơ bản phải chính là bài văn, bài thơ, ngôn từ của nó. Vì chúng ta cần dạy bài văn, bài thơ để thấy vẽ đẹp của ngôn từ chứ không phải dạy bức tranh, tìm hiểu bức tranh. Khi dạy học dạy học sinh luyện đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm trong giờ tập đọc thì tài liệu trực quan là cách đọc, giọng đọc của chính giáo viên. Khi dạy từ cho học sinh, giáo viên chỉ chú ý đến việc giải nghĩa từ bằng trực quan, điều đó là cần thiết, nhưng học sinh tiếp nhận từ không chỉ là nhìn thấy vật thật đại cho nghĩa của từ mà còn nghe thấy cách phát âm, nhìn thấy thứ tự ghi từ biết phát âm và ghi đúng từ. Do đó bắt buộc giáo viên phải phát âm và viết đúng từ 3) Với giải pháp thứ hai, giải pháp có tính quyết định, giáo viên phải chủ động tự giác nghiêm túc thực hiện tốt trong quá trình chuẩn bị bài và quá trình lên lớp, khi đã nhận thức đầy đủ về vấn đề. 4) Phát động thành phong trào giáo viên và học sinh thi đua thực hiện giải pháp thứ ba một cách thường xuyên (điều chỉnh, khắc phục triệt để những nhược điểm về tiếng nói và chữ viết, thực hành nói đúng đúng tiếng việt phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi ) Đây à biện pháp để hình thành kỹ năng và cao hơn là thói quen nói chuẩn xác tiếng việt phổ thông. 5) Tăng cường kiểm tra dự giờ để đánh giá kết quả, mức độ thực hiện các giải pháp đã triển khai, sự chuyển biến trong việc tuân thủ nguyên tắc trực quan