SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chủ đề: Khám phá lên men êtylic và lên men lactic – Sinh học Lớp 10

docx 10 trang honganh1 15/05/2023 5682
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chủ đề: Khám phá lên men êtylic và lên men lactic – Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong_chu_de_kha.docx

Nội dung text: SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chủ đề: Khám phá lên men êtylic và lên men lactic – Sinh học Lớp 10

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC – SINH HỌC LỚP 10. Người nghiên cứu: Nguyễn Thị Thanh Hà Giáo viên Trường THPT Lê Lợi – Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện nay thì vai trò của nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên thực tế giảng dạy môn sinh học ở các trường phổ thông hiện nay giáo viên chỉ chú trọng cung cấp kiến thức lí thuyết, rèn luyện kĩ năng bằng các bài thi, bài kiểm tra lí thuyết, trắc nghiệm. Vẫn còn nhiều biện pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập cho học sinh vẫn chưa được thực hiện hiệu quả trong đó dạy học trải nghiệm còn nhiều hạn chế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực. Vì thế trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp dạy học mới, hiện đại nhằm giúp tiết học sinh động hơn, phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời giúp phát triển tốt các năng lực cho các em. Dạy học theo phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh không những giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức mà còn giúp rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh, trên cơ sở đó phát triển một số kĩ năng và năng lực chủ yếu. Với thời gian hạn chế nên tôi chọn và tìm hiểu đề tài: “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC – SINH HỌC LỚP 10”. Đề tài được nghiên cứu tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau về học lực. Đó là các em học sinh lớp 10A3 (gồm 40HS – lớp đối chứng); Lớp 10A4 (gồm 40HS - lớp thực nghiệm). Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở tiết 38. Lớp đối chứng được dạy bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên. 1
  2. Kết quả cho thấy giải pháp đã có tác động rất tích cực đến kết quả học tập của học sinh. Điểm số của học sinh nhóm thực nghiệm cao và đồng đều hơn so với nhóm đối chứng và học sinh có sự chủ động, tích cực, hứng thú hơn trong các tiết sinh học . Điều đó chứng tỏ rằng : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã nâng cao hứng thú và hiệu quả các tiết dạy. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Hiện nay, đa số học sinh chỉ quan tâm đến học khối A với các môn: toán, lý, hóa để thi vào các khối trường Bách khoa, Kinh tế, Ngoại thương, Chỉ những em học sinh có năng lực xuất sắc mới thực sự quan tâm đến môn sinh để thi vào các trường thuộc khối y, Dược. còn phần lớn học sinh không có hứng thú với môn sinh học do nhiều nguyên nhân như nhiều kiến thức lý thuyết trừu tượng, có khá nhiều ngành liên quan đến sinh học nhưng chưa thật sự cuốn hút người học nên dẫn tới thực tế là người học ham mê môn sinh học ngày càng giảm. Tuy nhiên thực tế giảng dạy hiện nay, tôi nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực học sinh còn hạn chế. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chủ yếu là kiểm tra kiến thức, chưa kiểm tra đánh giá được năng lực của học sinh, chỉ trọng đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng đánh giá quá trình. Theo khảo sát 80 học sinh ở 2 lớp 10A4 và 10A3 Trường THPT Lê Lợi có đến 90% học sinh không hứng thú và không quan tâm đến môn sinh học. Đa số học sinh không có thói quen và nhu cầu vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn. 2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng sau trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất: Học sinh chưa có kĩ năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, thiếu sự tư duy trước những những vấn đề giáo viên đặt ra. Chưa huy động được nhiều thành viên trong nhóm tham gia. Thứ hai : Hứng thú và khuynh hướng học tập của học sinh cũng như tâm lí của phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng vào một số môn khoa học nhất định, có lợi cho việc chọn nghề sau dẫn đến nhiều học sinh không chú ý đến môn sinh học. Thứ ba: Nội dung chương trình mang tính hàn lâm, nặng về lí thuyết do đó bằng các phương pháp thông thường giáo viên dạy khó thu hút được học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Thứ 4. Giáo viên ngại khó, tốn kém thời gian chuẩn bị dạy học trải nghiệm. 3. Giải pháp thay thế 3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp thay thế 3.1.1. Cơ sở về tâm sinh lý lứa tuổi THPT Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo 2
  3. điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy thông qua các phương pháp giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. 3.1.2. Cơ sở về đổi mới phương pháp dạy học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, với tư cách là chủ thể hoạt động, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực , từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Thông thường, sáng tạo được chia thành các lĩnh vực: trí tuệ, nghệ thuật , thủ công, ứng dụng Các hoạt động sáng tạo trí tuệ được chia thành hoạt động tìm kiếm và hoạt động nghiên cứu. Các yếu tố của hoạt động sáng tạo xuất hiện trong các vấn đề khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Hoạt động sáng tạo biểu hiện ở các khả năng sau: • Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có. • Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự. • Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng. • Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó. • Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế. • Có khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề. 3.2. Các yêu cầu khi thực hiện giải pháp thay thế 1. Người giáo viên phải có niềm đam mê thực sự với môn học của mình, nắm vững nội dung chương trình, có kiến thức thực tiễn, liên môn để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, thông qua đó kích thích giáo viên và học sinh tư duy sáng tạo và hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học. 3
  4. 2. Đổi mới phương pháp dạy học bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy: Người dạy cần phải thay đổi nhận thức của chính bản thân, có tư duy mở và phải tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến. Bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kỹ năng giải quyết các thắc mắc của học sinh này sinh trong quá trình học tập thực tế. 3. Giáo viên phải xác định các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Bước 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm GV: -Xác định nội dung, mục tiêu -Chuẩn bị phiếu đánh giá có tiêu chí -Giao nhiệm vụ cho học sinh -Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm -Chỉ ra kênh thông tin cho HS tìm kiếm HS: -Thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công của nhóm trưởng -Lên kế hoạch để tiến hành hoạt động trải nghiệm - Bước 2: Triển khai hoạt động trải nghiệm +Các nhóm tiến hành các hoạt động có quay video và hoàn thành phiếu số 1. +Giáo viên thông báo cho học sinh có bài test sau 3 hoạt động trải nghiệm. +Giải đáp vướng mắc cho học sinh qua Zalo và Messenger. - Bước 3: Báo cáo kết quả và đánh giá Sau khi học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm giáo viên cho học sinh trình bày báo cáo và thảo luận. - GV yêu cầu học sinh các nhóm nhận xét sản phẩm lẫn nhau theo phiếu đánh giá số 2. - GV nhận xét, cho điểm theo phiếu đánh giá nội dung học tập. - Tập thể lớp và GV chọn 1 HS có sản phẩm tốt nhất và quy trình thực hành tốt nhất để trao quà là những sản phẩm từ tiết học. 4. Vấn đề nghiên cứu - Dạy học trải nghiệm có nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Lợi không? - Dạy học trải nghiệm có nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Lợi không? 5. Giả thuyết nghiên cứu 4
  5. - Có. Dạy học trải nghiệm có nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Lợi. - Có. Dạy học trải nghiệm sẽ làm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Lợi. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu Chọn khách thể nghiên cứu là lớp 10A4, 10A3 Trường THPT Lê Lợi - Tỉnh Quảng Trị. Lớp thực nghiệm (10A3) và lớp đối chứng (10A4) tương đương nhau về: Số lượng học sinh, năng lực học tập môn sinh học, giới tính, điều kiện kinh tế - xã hội Hai lớp có cùng một giáo viên dạy môn sinh học. Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm. Các thông Kết quả HKI năm học 2019- tin Học sinh các nhóm 2020 Môn: Sinh học Sĩ số Nam Nữ G K TB Y K Lớp 10A4 40 15 25 7 24 9 0 0 Lớp 10A3 40 17 23 6 26 8 0 0 2. Thiết kế Chúng tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. Bảng 2 Lớp Kiểm tra trước tác Tác động Kiểm tra sau tác động động 10A3 - Khảo sát về hứng thú Dạy học trải nghiệm- - Khảo sát về hứng thú Nhóm thực của HS để xác định hai - - Kiểm tra kiến thức nghiệm nhóm tương đương của HS 10A4 nhau. - - Khảo sát về hứng thú Nhóm đối - Kết quả học tập HKI đã Dạy học bình - - Kiểm tra kiến thức chứng được xác định là tương thường của HS đương, nên không kiểm tra trước tác động. 3. Qui trình nghiên cứu 3.1. Chuẩn bị của giáo viên -Xác định nội dung, mục tiêu -Chuẩn bị phiếu đánh giá có tiêu chí -Giao nhiệm vụ cho học sinh -Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm 5