SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của bộ môn Hóa học 9 nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

doc 12 trang sangkien 30/08/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của bộ môn Hóa học 9 nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_da_dang_cac_hoat_dong_hoc_tap_cua_bo_mon_hoa_ho.doc

Nội dung text: SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của bộ môn Hóa học 9 nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

  1. Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của bộ môn hóa học 9 nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh A/ Đặt vấn đề Trong tiến trình đổi mới toàn diện về giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước theo hướng CNH- HĐH. Đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi tất yếu và được xem là khâu then chốt có ý nghĩa góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp giáo dục. Bởi phương pháp dạy học, kết quả dạy học phản ánh chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục. Các kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học, cũng như thực tiễn dạy học ở trường phổ thông trong những năm qua đã khẳng định: Chỉ có phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách học, biết tự học với động cơ đúng đắn thì quá trình học tập của các em mới đạt được những kết quả cao về tri thức, kỹ năng và thái độ. Như vậy, định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được khẳng định: Cốt lõi của đổi mới PPDH ở Trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, để có những thay đổi trong từng giờ dạy trên lớp thì việc đổi mới khâu soạn bài của giáo viên hết sức quan trọng. Thay đổi cách soạn để có giá trị thực sự là một kế hoạch từ khâu chuẩn bị đến tổ chức giờ học và sử dụng các phương tiện dạy học là một việc làm không thể thiếu được trong đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, năm học 2008 – 2009 là năm học thực hiện chỉ thị số 55/2008/CT- BGD ĐT ngày 30/9/2008 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đễ phục vụ việc ĐMPPDH. Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (Máy Projectơ, máy Overhead) đã đem lại sự hứng thú cho học sinh như vậy học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập. Sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý, khoa học không những rút ngắn được khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành đối với học sinh mà còn làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên cụ thể hơn, giúp các em lĩnh hội được tri thức một cách đầy đủ, chính xác đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu những kiến thức cơ bản cần thiết cho các em. Để các em nắm được kiến thức một cách chủ động, vững chắc nhất thì các hoạt động dạy học phải tích cực, sáng tạo giúp học sinh tự tìm, phát hiện và lĩnh hội kiến thức. Vậy đễ làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo đang
  2. trực tiếp giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Hoá học nói riêng cần phải làm gì? Và làm như thế nào? B/ Nội dung I/ Cơ sở lý luận Thực hiện mục tiêu đào tạo những con người có khả năng đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội đó là thế hệ thanh niên chủ động, sáng tạo và có khả năng thích ứng cao với cuộc sống thực tế. Như vậy, cần chủ động nắm bắt kiến thức cơ bản, tự tìm hiểu và phát hiện những kiến thức mới có liên quan là điều rất quan trọng đối với học sinh. Đối với bộ môn Hóa học, giáo viên phải sáng tạo trong những phương pháp giảng dạy để học sinh tích cực học tập. Vì vậy, tổ chức đa dạng các hoạt động học tập trong một tiết học môn Hóa học 9 không những giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sáng tạo mà còn kích thích, tạo hứng thú học tập để học sinh say mê nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện và giải thích kiến thức. Từ đó các em học tốt hơn, vững chắc và sâu sắc hơn. II/ Cơ sở thực tiễn và thực trạng Trong năm học 2008 - 2009 là năm học thứ 7 thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên đã tổ chức cho học sinh hoạt động khá tích cực, tăng cường hợp tác theo nhóm, sử dụng thí nghiệm, sử dụng phòng học bộ môn. Đặc biệt trong năm học này nhiều giáo viên đã ứng dụng khá tốt công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Vì vậy học sinh học tập khá tích cực, chủ động tự tìm kiếm kiến thức, đa số các em nắm được kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, việc giảng dạy trong nhà trường từ trước đến nay còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, năng lực nhận thức của học sinh dẫn đến chất lượng học tập bộ môn Hóa học là một vấn đề đáng lo ngại. Về phía học sinh: Các em mới làm quen bộ môn Hóa học bắt đầu từ lớp 8, nên nhiều học sinh còn bở ngỡ, lúng túng trước những kiến thức mới lạ, chưa tìm tòi để phát hiện kiến thức dẫn đến khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế, đặc biệt là kỉ năng thực hành. Hơn nữa, nội dung các bài học Hóa học có liên quan chặt chẽ với nhau nếu học sinh không tiếp thu và nắm được bài học ngay từ bài đầu tiên thì việc tiếp thu các bài học sau sẽ rất khó khăn. Về phía giáo viên: Việc thay đổi chương trình, SGK, phương tiện dạy học đã làm cho một số giáo viên gặp không ít khó khăn trong khi dạy. Những năm gần đây vẫn còn một số giáo viên dạy theo chương trình cũ: 2
  3. Phần nhiều theo phương pháp thuyết trình, ít sử dụng phương tiện, thí nghiệm nên phần lớn học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số tiết chưa phát huy hết khả năng hoạt động tích cực, chủ động của học sinh.Vì vậy chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế. Trước khi chưa sử dụng các phương pháp dạy học nói trên kết quả kiểm tra bài 45 phút ( Bài số1 lớp 9 A,C Trường THCS Mai Thủy) đạt được kết quả khá thấp. Cụ thể: Kết quả Tổng Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở số lên Lớp HS SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9A 38 2 5,3 9 23,7 10 26,3 14 36,8 3 7,9 21 55,3 9C 39 3 7,7 9 23,1 9 23,1 14 35,9 4 10,3 21 53,8 77 5 6,5 18 23,4 19 24,7 28 36,4 7 9,1 42 54,5 Cộng Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú, tích cực học tập, đồng thời phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ vấn đề đó, bên cạnh việc thực hiện tốt việc dạy học theo hướng đổi mới, bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, sáng tạo sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong đó có phương pháp "Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của bộ môn Hóa học 9" Sau đây tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức, biện pháp cũng như kết quả bước đầu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học bộ môn ở trường THCS. III/ Nội dung thực hiện Để giải quyết các vấn đề trên bản thân tôi đã áp dụng một số nội dung sau: 1/ Đổi mới khâu soạn bài- thiết kế bài soạn chu đáo Để phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của người học sinh, trước hết trong khâu soạn bài; giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Giáo án được coi là một kế hoạch dạy học, một công đoạn quyết định sự thành công của một tiết dạy. Để kế hoạch dạy học có tính khả thi cao cần đổi mới khâu soạn và thiết kế bài soạn với một số nội dung sau: 1.1/ Trước lúc soạn giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung SGK, nghiên cứu các tài liệu tham khảo như: SGV, sách thiết kế bài soạn, tài liệu 3
  4. hướng dẫn làm thí nghiệm, đặc biệt bám sát tài liệu chuẩn kiến thức để xác định được mục tiêu bài học. 1.2/ Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh như tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng giải thích hoặc quan sát mẩu vật, tranh luận vấn đề mà giáo viên đặt ra, giải bài toán nhận thức trên cơ sở đó giáo viên mới hình dung được mình phải tổ chức các hoạt động như thế nào? Sử dụng các phương pháp và các phương tiện cần thiết cho tiết dạy là gì? Nhằm giúp học sinh tự lực phát huy tính tích cực, chủ động để chiếm lĩnh kiến thức. 1.3/ Giáo viên phải suy nghĩ một cách công phu và khả năng diễn biến các hoạt động của học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh . Biết khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân học sinh, nhóm và tập thể lớp. Tăng cường mối liên hệ ngước từ trò đến giáo viên và mối liên hệ giữa trò và trò. 1.4/ Trong bài soạn, đối với các câu hỏi: Tùy từng đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp lựa chọn mà quyết định số lượng, chất lượng các câu hỏi thích hợp. Tránh khuynh hướng hình thức, tránh đặt câu hỏi mà không chuẩn bị trước. Mỗi bài học có một vài câu hỏi then chốt và cần quan tâm đến tính lô gíc của câu hỏi, câu hỏi phải vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, theo cặp hoặc theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, và đánh giá lẫn nhau, kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh. Cần tạo điều kiện cho học sinh yếu, kém tham gia hoạt động bằng cách có câu hỏi gợi mỡ, dẫn dắt cho học sinh trả lời. 2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học Hóa học là khoa học thực nghiệm nên trong giảng dạy thì việc sử dụng thí nghiệm là phương tiện dạy học quan trọng, giúp học sinh độc lập, tích cực để chiếm lĩnh kiến thức. Trong chương trình hóa học lớp 9, phần lớn các tiết đều có sử dụng các phương tiện dạy học đặc biệt là các dụng cụ hóa chất phục vụ cho thí nghiệm trong bài học. Chính vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là một việc làm không thể thiếu được của giáo viên trước khi lên lớp. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung từng tiết học giáo viên phải đến phòng thí nghiệm kiểm tra dụng cụ hóa chất, có kế hoạch bổ sung nếu thiếu hóa chất hoặc hóa chất đã bị hư hỏng không bảo đảm chất lượng. Khi chuẩn bị thí nghiệm, cần có phương án dự phòng thêm những dụng cụ, hóa chất. Bởi có thể có những hóa chất, dụng cụ không đảm bảo chất lượng. 4
  5. Dù là những thí nghiệm đơn giản hay phức tạp thì giáo viên cũng không nên chủ quan mà phải làm thử thí nghiệm trước khi lên lớp. Đối với học sinh, phải đọc kỉ nội dung các thí nghiệm có trong tiết học, chú ý phương pháp tiến hành, dự đoán trước hiện tượng và giải thích, học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ mà giáo viên yêu cầu. Ví dụ: Trong bài Sắt( Fe) tiết 24 Học sinh có thể chuẩn bị một số đinh Sắt mới để làm thí nghiệm thay thế cho những mẫu Sắt có trong phòng thí nghiệm. Trong bài thực hành tính chất của Gluxit tiết 67, thí nghiệm phân biệt Glucozơ, Săccozơ và Tinh bột học sinh có thể chuẩn bị Hồ tinh bột. Trong bài Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ tiết 43 học sinh có thể chuẩn bị bông làm thí nghiệm mục 2. Hợp chất hữu cơ là gì? 3/ Tổ chức các hoạt động dạy học a/ Tổ chức dạy học theo nhóm Mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất định. Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp. Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm chính là đã đạt được môi trường thuận lợi đễ học sinh hình thành tính cách và phát triển kỹ năng học tập của mình. Kết luận của nhóm sau khi đã thống nhất là sản phẩm của nhóm, đó nhính là quá trình trao đổi, trình bày ý kiến của từng thành viên trong nhóm khi mỗi thành thành viên trong nhóm đều đưa ra ý kiến thì đó là điều kiện, là lúc mà các em thể hiện khả năng của mình. Do vậy, việc tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác theo nhóm là rất cần thiết, vì nó đã đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt trong dạy học Hóa học lớp 9 thì việc chia nhóm để thực hiện là một yêu cầu, một đòi hỏi còn quan trọng hơn. Khi chia nhóm giáo viên cần nắm chắc đối tượng, nội dung bài học, đồ dùng có ở phòng thí nghiệm để chia nhóm cho phù hợp. Giáo viên cần lập kế hoạch chi tiết, xác định mục tiêu của bài học, mục tiêu của từng hoạt động chọn bài tập chia nhóm, làm việc theo nhóm, tổng kết rút kinh nghiệm. Phương pháp chia nhóm có thể dẫn đến những hiện tượng chỉ có một số học sinh khá, giỏi tham gia học tập tích cực, còn một số em học yếu, kém 5