SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

doc 45 trang sangkien 27/08/2022 10660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_van_hoa_doc_cua_sinh_v.doc

Nội dung text: SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, cuộc sống ngày càng được nâng cao với đầy đủ tiện nghi vật chất. Người ta cho rằng các phương tiện nghe nhìn có thể đáp ứng tối ưu mọi nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật, bồi dưỡng tinh thần và tình cảm thẩm mỹ của con người, văn hoá đọc không còn giữ vị trí độc tôn như trước mà đã bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Trên thực tế, có một hiện trạng đáng báo động cho Văn hóa đọc sách của người dân Việt Nam nói chung và của giới trẻ nói riêng: nguy cơ xuống cấp cả về chất lượng sách cũng như cả số lượng người đọc.Tuy nhiên, nếu phân tích một cách kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy rằng, cho dù xã hội có phát triển đến đâu thì văn hoá đọc vẫn được duy trì và phát triển phù hợp theo xu hướng chung của xã hội.Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho giới trẻ mà tiêu biểu là sinh viên có thái độ “vô cảm” với sách ? Và cần phải có những giải pháp gì để nâng cao thái độ và hiệu quả trong việc đọc sách? Là một trong những sinh viên của Trường ĐHNV nhóm chúng tôi mong muốn được tìm hiểu về VHĐ của sinh viên trong trường để tìm ra được những nguyên nhân xuống dốc của việc đọc sách. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kích thích việc đọc sách của sinh viên. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu "Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sv trường ĐHNV Hà 1
  2. Nội" làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng qua đề tài này, sẽ cung cấp cho các sinh viên của trường những phương pháp đọc hiệu quả nhất để đáp ứng được nhu cầu chinh phục tri thức nhân loại của giới trẻ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong đề tài này, nhóm chúng tôi đề cập đến một số nghiên cứu trước đó về văn hóa đọc: - Nhà báo Lý Trường Chiến – Giám đốc phía nam dantri.com.vn và tạp chí Trí Tri(2010), Bài viết “Vài giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc”. - Nguyễn Thị Lan, bài viết “Phát triển văn hóa đọc tại các trường Đại học Đông Á-Đà Nẵng”, đăng trên tạp chí Thư viện Việt Nam số 52-2015. - Tác giả Thảo Miên, “Văn hóa đọc cũng cần xã hội hóa”,báo Phụ nữ Việt Nam, số 48-2015. - “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp” của nhóm sinh viên khoa kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. - “Một sô giải pháp phát triển Văn hóa đọc cho sinh viên Huế”, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Khoa du lịch-Đh Huế Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên. Tuy nhiên qua khảo sát, nhóm chúng tôi thấy rằng chưa có đề tài nào đề cập hay nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 2
  3. 3. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề - Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng đọc và phương pháp đọc của sinh viên. Từ đó đê xuất một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên Trường ĐHNV Hà nội. - Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên Trường ĐHNV Hà Nội và đề xuất một số phương pháp đọc hiệu quả. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về VHĐ. - Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường ĐHNV Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp phát triển VHĐ cho sinh viên Trường ĐHNV Hà Nội. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề 5.1 Đối tượng nghiên cứu Văn hóa đọc của sinh viên. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 6. Giả thuyết nghiên cứu vấn đề 7. Phương pháp nghiên cứu vấn đề Trong thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. 3
  4. - Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu VĐH của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu khảo sát. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thừa có chọn lọc những thông tin trong các tài liệu đã nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt đề tài được chia làm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về VHĐ Chương 2: Đánh giá thực trạng VHĐ của sv ĐHNV Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nâng cao VHĐ 4
  5. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VĂN HÓA ĐỌC 1. Văn hóa đọc 1.1 Khái niệm Văn hóa Cho đến nay người ta đã thống kê có tới hàng trăm khái niệm văn hoá. Có thể nói có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu khái niệm về văn hoá. Nói đến văn hóa là nói đến những giá trị tốt đẹp của mỗi quốc gia, dân tộc hoặc của nhân loại được lưu giữ, bảo tồn và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nếu còn phù hợp với hoàn cảnh. Năm 2002 UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa được đề cập như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học, nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”. Tóm lại Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự 5
  6. bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.2 Khái niệm Văn hóa đọc Thuật ngữ văn hóa đọc đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất được đưa vào các bộ từ điển. Trong xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, sách báo, tài liệu và các vật mang tin tăng theo cấp số mũ, ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức, do đó việc đọc ngày nay không chỉ giữ ở phương thức đọc truyền thống (sách in), mà còn chuyển sang phương thức đọc hiện đại (đọc trên các phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử máy tính, sách điện tử). Hiện nay, vấn đềvăn hóa đọc đang được xã hội quan tâm, đã có nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu về đề tài này và đưa ra các khái niệm về thuật ngữ văn hóa đọc. Theo Thạc sĩ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ “văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách”. Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã 6
  7. hội. Xét từ góc độ cá nhân, văn hóa đọc cần hội tụ đủ 3 yếu tố là thói quen đọc, sở thích đọc và giá trị và chuẩn mực đúng đắn, lành mạnh sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh. Giáo sư Chu Hảo trong Hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục” đã đề cập đến 3 yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc, đó là thói quen đọc, phương pháp chọn sách và kỹ năng đọc, các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của cộng đồng xã hội.à kỹ năng đọc. Theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân hình thành nên: Thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc, các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Khi cá nhân có những ứng xử 2. Lợi ích và sự cần thiết của văn hóa đọc đối với sinh viên Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của thông tin hiện đại, đã bắt đầu tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã được màn hình hóa và thùng loa đảm nhận. Thời gian đọc sách và độc giả đang bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những lợi ích và tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách và thư viện như một bộ phận hữu cơ của hệ thống thông tin và giao lưu xã hội. 7
  8. Sách là nguồn tri thức, là kết tinh tất cả những học thuyết có giá trị nhất, sách ghi lại toàn bộ lịch sử loài người. Sách là người thầy, là di huấn của người đời trước để lại cho người đời sau. Sách không chỉ ghi lại quá khứ, phản ánh hiện tại mà còn là cương lĩnh của tương lai. Nhờ có sách mà con người đã tiếp thu được tất cả tri thức của nhân loại được tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. “Tạo chúc cầu minh, đọc thư cầu lý./ Minh dĩ chiếu ám thất, lý dĩ chiếu nhân tâm ”.Tức là làm ra cây đuốc là để soi sáng nhà cửa, còn đọc sách là để soi sáng tâm trí, nhân tâm con người. Đọc sách không chỉ là đọc ngoài cửa miệng cho vui mà đọc để khai mở tâm trí, rèn luyện nhân tâm. Đọc sách không đem lại sự thành công nhưng thực tế đã chứng minh rằng những người thành công đều rất thích và chú trọng đến việc đọc sách. Điều đó phần nào cho thấy, đọc sách có góp phần vào sự thành công của mỗi người. Đọc sách đem đến cho con người, đặc biệt là sinh viên những lợi ích vô cùng quan trọng mà các phương tiện nghe nhìn khác không thể đáp ứng cho người thưởng thức. Tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện tâm hồn, nhân cách của con người.Bên cạnh việc đọc sách để tiếp thu tri thức, việc đọc sách đôi khi còn rèn luyện những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích mà đôi khi bạn không nhận ra. - Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp Giao tiếp là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng, thông qua giao tiếp những thông điệp của bạn sẽ được truyền tải đến người nghe một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể tự 8