SKKN Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt của giáo viên đối với học sinh trung học cơ sở

doc 25 trang sangkien 7320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt của giáo viên đối với học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_su_dung_phuong_phap_trach_phat_cua_giao_vien.doc

Nội dung text: SKKN Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt của giáo viên đối với học sinh trung học cơ sở

  1. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Ngày nay trong điều kiện mới của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong điều kiện đó, sự thành công của công việc dạy học phụ thuộc rất lớn vào nhà giáo dục,nhà giáo dục phải vững về chuyên môn và phương pháp giáo dục cho đúng. Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ tìm hiểu phương pháp giáo dục. Việc xác định đúng đắn phương pháp giáo dục sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của học sinh đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên. Lứa tuổi không phải là trẻ con, nhưng chưa phải là người lớn. Đó là lứa tuổi với đặc trưng tâm lý nổi bật là nhu cầu “tự khẳng định mình”. Do đó các em dễ bị kích động, hiếu kỳ Vì vậy mà dễ làm cho các em bị vấp phải những hành vi sai trái. Hiểu được tầm quan trọng trên thì một thách thức đặt ra đối với các nhà sư phạm nói chung và nhà trường sư phạm nói riêng là phải làm như thế nào để giải quết được vấn đề trên. Xuất phát từ thực tế trên thì một trong những phương pháp kích thích sư phạm có tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh và giúp học sinh hiểu được lỗi lầm của mình để từ đó cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân, đó là phương pháp trách phạt. Vì vậy, việc sử dụng một cách đúng đắng phương phát trách phạt sẽ góp phần không nhỏ đến sự thành công trong công tác giáo dục học sinh và từ đó mà tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh. Là giáo viên tôi nhận thấy rằng “Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt của giáo viên đối với học sinh trung học cơ sở”, đang là vấn đề cấp bách và rất bổ ích cho một người giáo viên và giúp cho công việc giảng dạy và giáo dục học sinh sau này của tôi đã thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này. GV: Vò Xu©n BÝnh Trang 1
  2. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu việc sử dụng phưong pháp trách phạt của giáo viên đối với học sinh trường THCS. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài này, đề xuất một số ý kiến và các giải pháp cấp thiết để sử dụng phương pháp trách phạt có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 3.1.Khách thể nghiên cứu: Phương pháp giáo dục và việc sử dụng phương pháp trách phạt trong quá trình giáo dục học sinh THCS. 3.2.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp trách phạt của giáo viên đối với học sinh THCS. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Phần lớn các giáo viên THCS đều sử dụng phương pháp trách phạt một cách hợp lý và hiệu quả mục đích phương pháp trách phạt đối vơí học sinh, khi các em vi phạm nội qui, qui chế của lớp, nhà trưòng đề ra. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1.Hệ thống hoá những vấn đề lý luận có liên quan đến phương pháp trách phạt của giáo viên. 5.2.Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt của tập thể giáo viên đối với học sinh THCS. 5.3Đưa ra một số kết luận và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục học sinh. GV: Vò Xu©n BÝnh Trang 2
  3. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt của giáo viên THCS trong nhà trường THCS. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để có thể tìm một cách chính xác, đầy đủ về đối tượng nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1.Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp quan sát: Quan sát các phương pháp trách phạt mà giáo viên sử dụng trong giờ học khi học sinh quy phạm kỷ luật. 7.3.Phương pháp trò chuyện : Cố gắng trực tiếp trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh về hình thức trách phạt và hiệu quả của các phương pháp trách phạt đó. 7.4. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên và học sinh về các vấn đề cần nghiên cứu. Phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi dạng Ankét: phát triển điều tra cho giáo viên và học sinh và hướng dẫn trả lời câu hỏi, nếu thấy phù hợp thì đánh dấu (x) vào ý đó. Sau đó thu lại và đối chiếu với số phiếu phát ra và tiến hành sử lý số liệu. 7.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở những thông tin thu được về phương pháp trách phạt mà giáo viên đã sử dụng để làm cơ sở phân tích kết quả điều tra. 7.6.Phương pháp thống kê toán học: Tôi đã sử dụng phương pháp thông kế toán học nhằm xử lý số liệu có liên quan được chính xác hơn. GV: Vò Xu©n BÝnh Trang 3
  4. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I:CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1.1.Định nghĩa phương pháp giáo dục. Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động thống nhất giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục đã được qui định. Phương pháp giáo dục thể hiện sự thống nhất bản chất giữa cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục thể hiện qua mô hình các thao tác hành động được thực hiện một cách hợp lý đảm bảo được mục đích giáo dục đã được qui định. Nhờ phương pháp giáo dục mà diễn sự tác động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Tác động của nhà giáo dục là tác động chủ đạo. Học sinh với vai trò là người tự giác, tích cực, chủ động, tự giáo dục chính mình để đạt mục tiêu giáo dục. 1.2. Hệ thống các phương pháp giáo dục:( Gồm 3 nhóm ) - Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân. - Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử của học sinh. - Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh. 1.2.1. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân . + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp kể chuyện + Phương pháp giảng dạy + Phương pháp nêu gương GV: Vò Xu©n BÝnh Trang 4
  5. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc 1.2.2. Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử của học sinh. + Phương pháp giao công việc + Phương pháp luyện tập + Phương pháp rèn luyện 1.2.3. Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hàng vi ứng xử của học sinh. + Phương pháp khen thưởng + Phương pháp trách phạt 1.3. Phương pháp trách phạt. 1.3.1. Định nghĩa: Phương pháp trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, phê phán những hành vi của người được giáo dục so với những chuẩn mực xã hội đã được qui định. 1.3.2. Ý nghĩa của phương pháp trách phạt: - Tạo cơ hội buộc người có lỗi lầm trong ứng xử ngừng những hành vi sai trái một cách tự giác và kích thích họ nâng cao ý thức tự kiềm chế để trong tương lai, khong tái phạm nữa; trái lại sẽ chỉ có những hành vi đúng đắn, tích cự phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được qui định. - Tạo cơ hội nhắc nhở những ngưòi khác không vi phạm những chuẩn mực xã hội, không nơi nào những hành vi sai trái như những người đã bị trách phạt. 1.3.3. Các hình thức trách phạt: Gồm có : - Nhắc nhở - Chê trách - Phê bình - Cảnh cáo - Buộc thôi học GV: Vò Xu©n BÝnh Trang 5
  6. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc - Đuổi học Các hình thức này phản ánh những mức độ khác nhau từ thấp tới cao. Khi vận dụng vào những trờng hợp cụ thể thì dựa vào : - Loại hình hành vi sai lệch (sai lệch về học tập, về lao động, về ứng xử với mọi người ) - Tính chất của hành vi sai lệch (nghiêm trọng hay không nghiêm trọng; thường xuyên hay không thường thường xuyên; cố tình hay vô ý ) - Phạm vi và mức độ tác hại do phạm vi sai lệch gây ra ( tác hại nhiều hay ít; rộng hay hẹp ) 1.3.4. Yêu cầu của phương pháp trách phạt: Khi tiến hành trách phạt nhà giáo dục cần tuân theo những yêu cầu sau đây: + Đảm bảo trách phạt khách quan : Yêu càu này chỉ thể hiện ở chỗ, phải thận trọng xem xét, đánh giá những hành vi sai lệch cũng như quyết định hình thức, mức độ trách phạt sao cho đúng đắn, chính xác, thoả đáng; Tránh các tình trạng: Xem xét, đánh giá sai không phù hợp với thực tế, cũng như qui định hình thức mức độ trừng phạt quá cao hay quá thấp so với thực tế sai phạt. + Đảm bảo trách phạt công bằng: Theo yêu cầu, khi xem xét đánh giá hành vi sai lệch và qui định hình thức mức độ trừng phạt, cần công bằng đối với mọi người, mọi trường hợp; tránh định kiến mà trừng phạt nặng, tránh thiên vị mà trách nhẹ. + Đảm bảo cho người bị trách phạt thấy rõ sai lầm của mình và chấp nhận hình thức mức độ trách đối với mình : Yêu cầu này thể hiện ở chỗ, cần cho người bị trách phạt : - Thấy rõ lí do bị trách phạt, tính tất yếu của sự trách phạt. - Ân hận về lỗi của mình. - Chấp nhận tính hợp lí của hình thức, mức độ trách phạt. GV: Vò Xu©n BÝnh Trang 6
  7. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Nhờ vậy, họ sẽ quyết tâm sửa chữa sai lầm, không tái phạm. + Đảm bảo tôn trọng nhân phẩm người bị trách phạt. Theo yêu cầu này, khi trách phạt : - Không làm nhục, không súc phạm thể xác của người sai lầm một cách tích cực, tự ti. - Tỏ lòng tin tưởng ở sự tiến bộ của người bị trách phạt . + Đảm bảo tính cá biệt trong trách phạt : Yêu cầu này thể hiện ở chỗ, khi trách phạt, cần quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân người mắc lỗi để có cách giáo dục thích hợp. + Đảm bảo tạo được dư luận tập thể (xã hội ) khi tiến hành trách phạt : Theo yêu cầu này, khi trách phạt, cần tạo được dư luận lành mạnh đồng tình với sự trừng nhằm : - Tạo thêm sức mạnh hỗ trợ người bị trừng phạt quyết tâm nhanh chóng sửa chữa sai lầm . - Ngăn chặn những người khác vi phạm sai lầm. Như vậy, trách phạt có tác dụng kích thích, điều chỉnh những hành vi ứng xử của người được giáo dục theo định hướng của những chuẩn mực xã hội đã được qui định. 2. VIỆC LỰA CHỌN VÀ VẬN DỤNG CÁC NHÓM PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG GIÁO DỤC . Trong quá trình giáo dục, klhi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giáo dục, cần chú ý những điều sau đây : - Mỗi nhóm phương pháp và ngay mỗi phương pháp giáo dục đều có ưu điểm riêng của nó; xong đồng thời, cũng có những nhược điểm nhất định. Không có một nhóm phương pháp nào, không có một phương pháp nào là vạn năng cả. Do đó, cần lựa chọn phối hợp các nhóm phương pháp với nhau, các phương pháp khác nhau một cách hợp lý. - Khi lựa chọn và vận dụng chúng, cần dựa vào : GV: Vò Xu©n BÝnh Trang 7