SKKN Thông qua dạy học chính khoá, tổ chức xây dựng một số hoạt động ngoại khoá trong môn Địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 7240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thông qua dạy học chính khoá, tổ chức xây dựng một số hoạt động ngoại khoá trong môn Địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thong_qua_day_hoc_chinh_khoa_to_chuc_xay_dung_mot_so_ho.doc

Nội dung text: SKKN Thông qua dạy học chính khoá, tổ chức xây dựng một số hoạt động ngoại khoá trong môn Địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay

  1. uỷ ban nhân dân huyện quảng trạch phòng giáo dục Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2005 - 2006 đề tài Thông qua dạy học chính khoá, tổ chức xây dựng một số hoạt động ngoại khoá trong môn địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay Tác giả: nguyễn xuân hoàng đơn vị : trường THCS quảng hợp - quảng trạch Quảng Trạch - Tháng 2 năm 2006 1
  2. Mục lục Mục lục Chương I: Lí do chọn đề tài – cơ hội và tầm quan trọng của HĐNK Địa Lý ở trường THCS hiện nay Chương II: Phạm vi tiếp cận và các nguyên tắc HĐNK Địa Lý ở trường THCS ChươngIII: Hình thức xây dựng các HĐNK và một số phương tiện cần thiết trong việc tổ chức HĐNK Địa Lý Chương IV: Xây dựng một số mẫu HĐNK Địa Lý ở trường THCS hiện nay I – Câu lạc bộ Địa Lý II – Thi Địa Lý III – Trò chơi Địa Lý Chương V: Kết luận chung Tài liệu tham khảo Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường 2
  3. Thông qua dạy học chính khoá, tổ chức xây dựng một số hoạt động ngoại khoá trong môn địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay Chương I Lý do chọn đề tài - cơ hội và tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường trung học cơ sở hiện nay Khi mà mục tiêu giáo dục và Chương trình - Sách giáo khoa đã đổi mới, điều chỉnh theo hướng “hiện đại” phù hợp xu thế chung của thời đại. Thì đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là khâu đột phá trong quá trình dạy học hiện nay. Bên cạnh dạy học chính khoá thì ở bộ môn Địa lý phổ thông, hoạt động ngoại khoá(HĐNK) là một trong những hình thức dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tích cực vào việc nâng cao, đào sâu, mở rộng vốn tri thức Địa lý của học sinh và bồi dưỡng phương pháp tự học - đem lại hứng thú, ham muốn học tập nội khoá cho học sinh. Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia, hứng thú yêu thích và sự ham muốn tìm tòi sáng tạo của học sinh thông qua các nội dung học chính khoá. Không những tăng cường hứng thú học tập mà còn góp phần rèn luyện các kĩ năng Địa lý, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một trong những con đường gần gũi để thực hiện đổi mới PPDH Địa lý theo định hướng “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(Điều 24.2 - Luật giáo dục). HĐNK Địa lý ở trường THCS có một vị trí rất quan trọng, bởi vì: khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng nhanh chóng(khoảng 4 năm lượng tri thức lại tăng lên gấp đôi). Ngoài các bài học trên lớp, yêu cầu đòi hỏi học sinh phải biết thêm, học thêm các tri thức ngoài thực tế và trong cuộc sống hằng ngày, có khi không có trong bài học trên lớp. Ngoại khoá tạo ra khả năng tài năng đa dạng cho học sinh, vì bản thân mỗi học sinh mang trong mình những tiềm năng riêng to lớn. Với quan điểm học tập suốt đời và xã hội hoá học tập, bài học trên lớp không còn giữ vai trò độc quyền nữa, ngày càng xuất hiện nhiều phương tiện và cách thức học tập mới. Nhiều cơ hội học tập xuất hiện ngay trong chính đời sống văn hoá - xã hội. Ngoại khoá Địa lý cũng chính là một trong những cơ hội đó, tạo điều kiện rộng rãi góp phần vào việc tiến hành một xã hội học tập. HĐNK có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý ở nhà trường. Trước hết, ngoại khoá Địa lý giúp các em tìm tòi, khám phá, sưu tầm làm giàu vốn tri thức, vốn sống cho mình. Trên nhiều hình thức HĐNK khác nhau, sẽ rèn cho các em đức tính thích nghi, chủ động, năng động, tập dượt hoạt động và rèn kĩ năng nghiên cứu, giáo dục thế giới quan khoa học, hứng thú học tập từ đó được phát huy. Ngoại khoá giúp các em sử dụng thời gian rãnh rỗi một cách có ích, hợp lý vào quá trình học tập của mình, góp 3
  4. một phần tích cực vào phục vụ xã hội và xây dựng nhà trường. Qua ngoại khoá, tính độc lập và sự sáng tạo của học sinh được coi trọng, đó là cơ sở – tiền đề để đổi mới phương pháp học tập cho các em. Tuy nhiên, trong thực tế ở trường THCS hiện nay, do nhiều lý do khác nhau mà HĐNK chưa được phát huy các vai trò, tác dụng vốn có của nó, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển giao hai thế hệ giữa CT - SGK cũ và CT - SGK mới. Đứng trước nhiều vận hội mới của quá trình dạy học hiện nay, qua thực trạng dạy học và HĐNK Địa lý còn hạn chế, cũng như thấy được vai trò to lớn của hoạt động này trong quá trình đổi mới PPDH. Là người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Địa lý các khối lớp THCS, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm hiểu, cân nhắc tác dụng của HĐNK qua kinh nghiệm dạy học và đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm này. Những vấn đề mà tôi trình bày trong sáng kiến này có thể chưa phải là tối ưu nhưng cũng hy vọng góp một phần kinh nghiệm nhỏ của mình vào kho tàng các hình thức dạy học trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay. Chương II Phạm vi tiếp cận và các nguyên tắc hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường trung học cơ sở I - Phạm vi tiếp cận của hoạt động ngoại khoá Địa lý ở trường THCS hiện nay: Đây là đề tài được bản thân tôi đúc rút qua nhiều năm giảng dạy CT - SGK mới cấp THCS , trên cơ sở thông qua các PPDH Địa lý hiện có để xây dựng các mẫu HĐNK. Vì vậy, HĐNK là một phần của quá trình dạy học Địa lý thông qua nội dung chính khoá. HĐNK được thực hiện trên cơ sở như là một hình thức “học mà chơi - chơi mà học”, tuỳ theo hoàn cảnh từng trường mà tổ chức cho phù hợp. Như vậy HĐNK được xây dựng thông qua nội dung kiến thức bài học trên lớp và được tổ chức trong từng năm học dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên bộ môn kết hợp giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. II - Các nguyên tắc hoạt động ngoại khoá Địa lý: Quá trình khai thác các hoạt động giáo dục ngoại khoá, chúng ta phải đảm bảo được 6 nguyên tắc cơ bản sau đây: 1. Tổ chức HĐNK phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và thời gian để học sinh có thể thu xếp được, phù hợp với đặc điểm của nhà trường và đặc điểm Địa lý địa phương. 2. Nội dung HĐNK phải kết hợp chặt chẽ với nội dung chính khoá, vừa nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức nội khoá, vừa cũng cố - vận dụng kiến thức nội khoá trong thực tiễn, vừa có tác dụng gây hứng thú học tập ở học sinh, phát huy các năng lực vốn có ở học sinh. 3. Tạo cơ hội, điều kiện để lôi cuốn tất cả mọi học sinh trong lớp có trình độ học lực khác nhau vào các HĐNK phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của các em. Kích thích các em ham thích học tập Bộ môn Địa lý. 4. HĐNK tuy là hình thức vừa học - vừa chơi nhưng cần phải đề cao tinh thần kỉ luật, ý thức tập thể, thói quen nề nếp học tập bộ môn. 4
  5. 5. Đề cao vai trò chủ động, tính tích cực, sáng tạo và tính tự quản, sáng kiến cá nhân ở học sinh. 6. Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của phụ huynh học sinh, tổ chức Đoàn - Đội và các tổ chức xã hội khác của địa phương ngoài nhà trường tạo ra sức mạnh tập thể cho HĐNK. Chương III Hình thức xây dựng các hoạt động ngoại khoá và một số phương tiện cần thiết trong việc tổ chức Hoạt Động Ngoại Khoá địa lý I - Hình thức xây dựng các hoạt động ngoại khoá: Có thể nói, HĐNK ở trường THCS rất đa dạng, có nhiều hình thức xây dựng khác nhau tuỳ thuộc vào cơ sở phân loại. Chẳng hạn, nếu dựa vào quy mô số học sinh tham gia hoạt động thì có thể sắp xếp các HĐNK vào 3 loại: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, HĐ tập thể(toàn lớp hay toàn khối). Nếu dựa vào loại hình hoạt động thì có thể chia HĐNK thành: Tổ Địa lý, CLB Địa lý, đố vui Địa lý, trò chơi Địa lý Mỗi loại HĐNK Địa lý có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Tuy nhiên chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, mỗi loại hình này có thể được thực hiện lồng vào hình thức tổ chức khác. Ví dụ: Đố vui Địa lý tuy là HĐNK độc lập với Câu lạc bộ Địa lý nhưng có thể tiến hành trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Địa lý, xem như là một phần của chương trình CLB. Xây dựng theo hướng phù hợp với hoàn cảnh nhà trường và đặc điểm học sinh, tôi đã khai thác các HĐNK Địa lý ở dạng dựa vào loại hình hoạt động. II - Một số phương tiện cần thiết để tổ chức HĐNK Địa lý: 1 . Các mảnh bản đồ cắt rời (hoặc bản đồ trống) 2 . Phiếu học tập có ghi sẵn các câu hỏi hoặc hình vẽ mang nội dung kiến thức về bản đồ 3 . Các tờ rời hoặc miếng ghép có ghi sẵn nội dung Địa lý cụ thể. 4 . Các loại bản đồ Địa lý hoặc Atlat Địa lý Việt Nam, các châu lục 5 . Sưu tầm các loại tranh ảnh có đề tài phù hợp. 6 . Phòng học hoặc vườn Địa lý, phòng chức năng Địa lý, sân trường 7. Hai bánh xe tròn chung một trục (làm bằng tồn) chương IV Xây dựng một số mẫu hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường thcs hiện nay I - Câu lạc bộ Địa lý: 1. Mục đích tổ chức: Hoạt động này dựa trên sự tham gia tự nguyện của học sinh nhằm khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức Địa lý và thực hiện các hoạt động giúp làm giàu tri thức Địa lý vào cuộc sống để giải thích các hoạt động thực tiễn. 2. Hình thức tổ chức: 5
  6. Có thể tổ chức cho toàn trường hay từng khối lớp riêng, hoạt động theo từng chủ đề nhất định và đặt tên cho các chủ đề như: “CLB các nhà thuỷ văn trẻ”, “CLB du lịch”, Số lượng mỗi câu lạc bộ khoảng 30 - 40 học sinh dưới sự cố vấn của giáo viên Địa lý. 3. Cách thức tiến hành: a) GV nêu rõ nhiệm vụ, mục đích, quyền lợi và kêu gọi học sinh tham gia đăng kí CLB. GV tổ chức qua vòng sơ tuyển để ưu tiên những em có hứng thú học tập Địa lý vào CLB. Các CLB hoạt động theo thời hạn 6 tháng hoặc một năm. Mỗi CLB cần có một chủ tịch CLB, một thư kí và một thủ kho lưu trữ tài liệu. CLB sinh hoạt định kì hàng tháng. Nội dung chủ yếu dành cho việc thảo luận các đề tài chung liên quan đến chương trình học tập chính khoá và thực hiện các hoạt động nhằm mở rộng, bổ sung kiến thức, đem lại niềm vui, niềm say mê học tập cho các em. Hoạt động CLB có thể ở phòng học, sân trường hay vườn Địa lý. b) Có nhiều hình thức khác nhau của hoạt động câu lạc bộ: - Đọc và kể chuyện Địa lý, như chuyện lạ đó đây chẳng hạn - Báo cáo chuyên đề, có thể GV nói chuyện cho HS với các nội dung như: “Dầu mỏ Việt Nam”, “Các di sản văn hoá”, “Cà phê Việt Nam”.v.v - Thi hùng biện: về các vấn đề thời sự như bảo vệ rừng, sự gia tăng dân số ở Việt Nam - Liên hoan văn nghệ về Địa lý như: hát, ngâm thơ, đóng kịch, đóng vai - Thi sáng tác về một đề tài Địa lý như: Địa danh du lịch Việt Nam (có thể dành cho HS lớp 9 là thích hợp nhất). - Đố vui Địa lý: Dùng kiến thức Địa lý để giải đáp các câu hỏi xuất phát từ thực tế môi trường sống. - Trò chơi Địa lý: Tổ chức các trò chơi Địa lý giúp HS mở rộng, đào sâu các kiến thức chính khoá - Hái hoa dân chủ: Việc tổ chức các CLB Địa lý yêu cầu người GV phải luôn nghĩ ra các đề tài và cùng HS trao đổi, bàn bạc, đánh giá. 4. Một số mẫu hoạt động cụ thể: a) Trò chơi nghe đặc điểm địa danh, tìm đất nước qua Quốc kì (tổ chức ở trong lớp học cho một khối lớp - lớp 8): Bước 1: - GV treo Quốc kì các nước Đông Nam á, phía dưới Quốc kì có ghi tên nước nhưng che kín bằng băng giấy. Bước 2: - Lần lượt các học sinh nêu đặc điểm của một kì quan hay địa danh của một nước có Quốc kì trên bảng. Ví dụ: “Trong lễ hội múa liên hoan mừng được mùa, những cô thiếu nữ áo quần, mũ mãng thêu hoa dát ngọc lộng lẫy biểu hiện những điệu múa dân tộc, mềm mại, ngã nghiêng, thần kì. Thân hình uyển chuyển uốn thành trăm điệu khác nhau. Âm nhạc nổi lên, tiếng sáo véo von, tiếng kèn lanh lãnh, tiếng chuông thôi thúc dồn dập, ai cũng say mê. Cả Bali là một bản tình ca tuyệt vời”. Bước 3: - Dưới lớp, HS nào nhận định đúng, tự nguyện lên chỉ vào Quốc kì của nước được bạn giới thiệu đó. Người quản trò lật băng giấy, nếu đúng thì người chơi thắng cuộc (đoạn văn trên nói về đất nước Inđônêxia). b) Đóng vai: HS đóng thành các vai để diễn xuất (mang tính kịch - áp dụng cho khối lớp 7,8,9) 6