Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý

doc 49 trang sangkien 31/08/2022 3842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_dia_ly.doc

Nội dung text: Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý

  1. MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ I: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ CHUYÊN ĐỀ II: PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THPT CHUYÊN ĐỀ III: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện công văn số 3670/ BGD ĐT-NGCBQLGD ngày 30/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 698/SGDĐT-GDCNTX ngày 16/4/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 -2014, nhóm biên soạn chúng tôi xây dựng bộ tài liệu với các chủ đề dựa trên tình hình thực tế và thực trạng dạy học môn Địa lí của các trường THPT trong tỉnh. Qua thực tế, một số vấn đề mới trong day học bộ môn như "giáo dục tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí" giáo viên chưa được cập nhật, hay nhiều giáo viên dạy bộ môn địa lí của các trường THPT vẫn chưa thống nhất về tiến trình dạy bài thực hành hoặc chưa vận dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy học địa lí, do vậy chúng tôi đã thống nhất biên soạn bộ tài liệu với ba chủ đề, bao gồm: 1. Tích hợp kến thức liên môn trong dạy học Địa lí. 2. Phương pháp dạy bài thực hành trong chương trình Địa lí cấp THPT. 3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí. Trong qúa trình biên soạn, các tác giả đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để tài liệu được hoàn thiện hơn.
  2. CHUYÊN ĐỀ I: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC 1. 1. Khái niệm tích hợp Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lý luận dạy học các bộ môn. Trong từ điển Tiếng Việt chưa có từ “tích hợp”, còn trong từ điển Anh - Việt “tích hợp” (Integration) được hiểu là: Sự hợp lại, hoặc bổ sung thành một hệ thống thống nhất; sự hợp nhất; sự hoà hợp với môi trường. Vận dụng nghĩa, “tích hợp trong giáo dục” được hiểu theo 2 nghĩa: - Sự gắn kết các nội dung của một số môn học để tạo thành một thể thống nhất mới như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học trái đất, - Sự bổ sung vào thành thể thống nhất theo nghĩa làm thêm một việc nào đó khi tiến hành làm việc chính. Ví dụ, trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học đã có, bổ sung thêm các yêu cầu của giáo dục môi trường, giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản, Khái niệm tích hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ khai sáng (thế kỉ XVIII) dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ 400 năm nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học, thí dụ : lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường vào nội dung các môn học Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân, 1.2. Mức độ thực hiện tích hợp Tích hợp trong giáo dục đã trở thành quan điểm phổ biến. Tuy nhiên mức độ thực hiện thì rất khác nhau. Theo d’Hainaut (1977, xuất bản lần thứ 5, 1988), có thể chấp nhận bốn quan điểm khác nhau đối với các môn học để thực hiện mục tiêu giáo dục đồng thời cũng phản ánh bốn mức độ thực hiện tích hợp môn học như sau: - Quan điểm tích hợp “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội dung của môn học dựa trên những thành tựu của khoa học tương ứng. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ, khi có thêm yêu cầu bổ sung mục tiêu, nội dung, sẽ lồng ghép chúng vào những môn học đang có sẵn trong chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông. Với loại hình tích hợp này, mức độ đạt được ở mức “lồng ghép”. - Quan điểm tích hợp “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo 1
  3. những môn học khác nhau. Theo quan điểm này, những môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và tích hợp môn học được thực hiện bằng các đề tài được thực hiện ở một số thời điểm nhất định, sau quá trình học tập riêng rẽ các môn học. Như vậy, các môn học không thực sự được tích hợp mà chúng chỉ giao nhau tại thời điểm thực hiện tình huống hoặc đề tài. - Quan điểm tích hợp “liên môn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ví dụ, câu hỏi “Tại sao cần phải bảo vệ rừng?” chỉ có thể giải thích dưới ánh sáng của nhiều môn học: Địa lí, Lịch sử, Toán học, Như vậy, quan điểm liên môn là phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống. - Quan điểm tích hợp “xuyên môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống như: nêu một giả thuyết, đọc các thông tin, thông báo thông tin, giải một bài toán v.v Những kĩ năng này chúng ta sẽ gọi là những kĩ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học. Quan điểm này đòi hỏi phải hướng mục tiêu giáo dục tới việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học. Những năng lực này được thực hiện qua một loạt các kỹ năng cụ thể. Nói tóm lại, quan điểm xuyên môn, là tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng xuyên môn, nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụng ở mọi nơi. Hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn học khác nhau không đặt ra nữa. Những nhu cầu của xã hội yêu cầu giáo dục phải gắn với cuộc sống, phải đào tạo ra những người lao động vừa có kiến thức vững chắc, vừa có khả năng vận dụng kiến thức đó vào giải quyết vấn đề của cuộc sống, đòi hỏi chúng ta phải hướng tới một quan điểm liên môn và xuyên môn trong thiết kế chương trình giáo dục và trong quá trình dạy học. Tóm lại, tích hợp là sự kết hợp những nội dung các môn học (hoặc phân môn trong một môn học) theo những cách khác nhau. Có hai cách cơ bản để thực hiện tích hợp, đó là tích hợp các môn học có nội dung riêng rẽ thành môn học mới (tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn) và tích hợp không tạo nên môn học mới (tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn) Việc thực hiện tích hợp không có nghĩa là các môn học tích hợp mới luôn thay thế hoàn toàn các môn học riêng biệt truyền thống đã có, mà tại những thời điểm nhất định, chúng có thể tồn tại song song tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục. Quan điểm tích hợp được thực hiện rất đa dạng, phong phú. Nó có thể tồn tại không chỉ ở mức độ, như là tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn, mà còn có thể thực hiện một cách linh hoạt đối với các mức độ tích hợp. 1.3. Ý nghĩa của tích hợp 2
  4. - Làm cho người học có tri thức bao quát, tổng hợp hơn về thế giới khách quan, thấy rõ hơn mối quan hệ và sự thống nhất của nhiều đối tượng nghiên cứu khoa học trong những chỉnh thể khác nhau, đồng thời còn bồi dưỡng cho người học các phương pháp học tập, nghiên cứu có tính logic biện chứng làm cơ sở đáng tin cậy để đi đến những hiểu biết, những phát hiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn hơn. Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã khẳng định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho người học có thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. - Người học có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn và trở nên linh hoạt hơn vì mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho người học có thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. - Tích hợp liên môn còn tiết kiệm thời gian công sức vì loại bỏ được nhiều điều trùng lặp trong nội dung và phương pháp dạy học của những bộ môn gần nhau. 2. VẤN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 2.1. Xu hướng tích hợp ở các nước trên thế giới 2.1.1. Tích hợp trong chương trình /môn học - Trên thế giới, các kiến thức của khoa học xã hội thường được cấu trúc trong các chương trình một số môn học tích hợp. Ở các nước khác nhau, khả năng tích hợp, mức độ tích hợp cũng khác nhau. + Ở một số nước (Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Xingapo, Philippin, ) các nội dung địa lí cùng với lịch sử, giáo dục công dân được kết hợp với nhau tạo thành một môn học có tên Nghiên cứu xã hội hoặc môn Khoa học xã hội hoặc môn Xã hội và môi trường. Môn học này được dạy từ tiểu học đến trung học bậc thấp. Thông thường tại những nước này, mảng kiến thức địa lí tự nhiên đại cương với tên gọi “Khoa học về Trái đất” được bố trí trong môn Khoa học cùng với các kiến thức về Lý, Hoá, Sinh. Trong khi đó ở Pháp, môn Lịch sử, Địa lí được kết hợp thành một môn nhưng vẫn gồm hai phần và giữa chúng có sự phối hợp chặt chẽ. Trong chương trình mới của Đức, tích hợp được thực hiện qua việc bố trí một số bài tập thực hành dưới dạng dự án. Để giải bài tập này, học sinh cần huy động kiến thức của nhiều bài học địa lí cũng như của nhiều môn học khác nhau. + Nhiều nước thực hiện mức độ tích hợp các môn KHXH ở mức cao: liên môn và xuyên môn. Tích hợp xuyên môn, hình thức tích hợp cao nhất được tiến hành tập trung ở cấp tiểu học với môn học về đất nước hoặc về môi trường, hoặc về tự nhiên- xã hội, hoặc về tự nhiên- xã hội và môi trường. Ở đó, với các chủ đề, học sinh tìm hiểu 3
  5. thế giới xung quanh, qua đó các em biết rằng thế giới bao gồm rất nhiều hiện tượng, sự vật, chúng đan xen và tác động lẫn nhau theo thời gian và theo không gian. + Đối với cấp THCS, quan điểm tích hợp được thực hiện đa dạng hơn. Mức độ tích hợp xuyên môn được thực hiện chủ yếu ở những nước có nền kinh tế phát triển, như Ôxtrâylia, Hoa Kì, Singapo. Một số nước phát triển khác thực hiện mức độ tích hợp liên môn như Pháp hoặc đa môn như CHLB Đức, Anh. Mức độ tích hợp cao cũng được khá nhiều nước đang phát triển đi theo như Philippin, Thái Lan, . Song trong môn học Nghiên cứu xã hội của những nước này nội dung Lịch sử và Địa lí vẫn được cấu trúc thành những phần riêng. + Đối với cấp THPT rất ít thấy việc tích hợp môn học ở mức độ cao. Có thể do yêu cầu chuẩn bị nghề nghiệp cần mang tính chuyên môn sâu hơn nên các môn học được dạy riêng và học sinh được chọn môn học theo hứng thú, khả năng và theo nhu cầu chuẩn bị nghề nghiệp của mình. Vấn đề tích hợp liên môn thường được thực hiện qua việc xây dựng các chuyên đề liên môn trong đó kiến thức địa lí và các kiến thức môn liên quan tạo nên chuyên đề riêng 2.1.2. Tích hợp trong dạy và học Có nhiều con đường để thực hiện dạy học tích hợp nhưng để dạy học tích hợp liên môn và xuyên môn thì dạy học dự án đang được nhiều nước lựa chọn và áp dụng. Các chủ đề trong học theo dự án chủ yếu liên quan đến việc học và đời sống hàng ngày của học sinh, có thể nằm trong các môn học tích hợp hoặc nằm ngoài chương trình. Về cơ bản, học theo dự án được thực hiện theo quy trình ba bước lớn như sau: 1/ Lập kế hoạch: học sinh lựa chọn chủ đề dự án, xây dựng các tiểu chủ đề có thể nghiên cứu theo năng lực, sở trường và phù hợp với thời gian, nêu được những vấn đề nghiên cứu, lập kế hoạch các nhiệm vụ thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. 2/ Thực hiện dự án: các thành viên đã được phân công theo kế hoạch tiến hành thu thập thông tin, thảo luận với các thành viên khác và với nhóm trưởng, trao đổi và xin ý kiến hỗ trợ của giáo viên. 3/ Tổng hợp và trình bày kết quả: trên cơ sở kết quả xử lý thông tin, học sinh xây dựng các sản phẩm trả lời cho vấn đề nghiên cứu, trình bày sản phẩm của nhóm, nhận thông tin phản hồi, rút ra những điều học được sau thực hiện dự án về kiến thức, kỹ năng, thái độ và bài học kinh nghiêm. (TheoTS. Cao Thị Thặng - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) 2.2. Vấn đề tích hợp ở Việt Nam 2.2.1. Tích hợp trong chương trình/ môn học Bậc tiểu học một số kiến thức địa lí đã được lồng ghép trong một số chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3. Đến lớp 4 và 5, Địa lí cùng Lịch sử tách thành môn riêng nhằm giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về môi trường xung quanh. 4