SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

doc 26 trang sangkien 26/08/2022 8340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_he_thong_cau_hoi_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

  1. Mẫu số 6 CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phỳc Gia Phỳ, ngày 23 thỏng 3 năm 2011 Họ và tờn tỏc giả: ĐÀO MẠNH THẮNG. Sinh ngày: 07 thỏng 03 năm 1980. Chức vụ: Giỏo viờn. Nơi cụng tỏc: Trường THCS số 1 Gia Phỳ. Trỡnh độ chuyờn mụn: Cao đẳng Văn- Sử. Cỏc điều kiện chủ yếu để xột cụng nhận sỏng kiến như sau: 1. TấN SÁNG KIẾN: (được gọi là giải phỏp hữu ớch): SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS. 2. Mễ TẢ GIẢI PHÁP a. Đặt vấn đề. 1. lý do chọn đề tài: Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp, ví như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường 1 THCS số 1 Gia Phú . Giáo viên thực hiện: Đào mạnh Thắng
  2. khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá Nhưng việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh học yếu kém môn Lịch sử trong nhà trường và phát huy hết năng lực của học sinh khá giỏi; giúp các em nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Đây là một vấn đề tương đối mới và còn đang gây ra rất nhiều tranh cãi. Trước đó có một số tài liệu hướng dẫn tuy nhiên để phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền còn là vấn đề chưa thống nhất mặc dù có buổi hội thảo, tham luận đề cập tới vấn đề này mong muốn giáo viên có phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử, tạo sự hứng thú, tích cực giảm số học sinh yếu kém các em nắm bắt bài một cách tốt nhất, có hiểu biết sâu rộng về các sự kiện nhân vật lịch sử bồi dưỡng kĩ năng, hình thành nhân cách cho các em và môn lịch sử trở thành môn học yêu thích của các em học sinh nên vấn đề làm thế nào để các em có hiểu biết sâu và rộng, kĩ bài học là vấn đề đang đặt ra với bậc học hiện nay. 3. mục đích và Nội dung nghiên cứu: Nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi chọn đề tài:“Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS số 1 Gia Phú” . Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn có được những giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. 4. ĐốI tượng nghiên cứu. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS số 1 Gia Phú 5. Phạm vi nghiên cứu. Giáo viên và học sinh khối 8- khối 9Trường THCS số 1 Gia Phú huyện Bảo Thắng tỉnh Lao Cai. Năm học 2009-2011. 6. phương pháp nghiên cứu. Phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trò chuyện, đàm thoại, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực tiễn. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường 2 THCS số 1 Gia Phú . Giáo viên thực hiện: Đào mạnh Thắng
  3. b. nội dung. Chương i. Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu. 1.Cơ sở khoa học. Quán triệt mục tiêu giáo dục của nước ta , luật giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông là : ô Đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốcằ Căn cứ vào NQ số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới phương pháp là : Xây dựng nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam Căn cứ vào dặc trưng cơ bản của môn học ở trường phổ thông : Học lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội, để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai nó khác với môn học khác vì lịch sử không thể trực tiếp quan sát và không thể khôi phục lại trong phòng thí nghiệm, mặt khác lịch sử nó tồn tại một cách khách quan không thể thông qua bằng phấn đoán hay suy luận để biết lịch sử. Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: ô Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại ằ. Như vậy mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường là không chỉ giúp cho học sinh hình dung được quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của Lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh, việc sử dụng các thao tác lôgic có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện ), Phân tích và tổng hợp ( giúp học sinh khái quát các sự kiện ), quy nạp, diễn dịch Để thực hiện những thao thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau( đồ dùng trực quan, tài liệu giải thích ) song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh, đưa lại kết quả tốt. Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp các em hiểu sâu sắc lịch sử hơn, phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập. 2. Cơ sở thực tiễn : Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lí của HS và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường 3 THCS số 1 Gia Phú . Giáo viên thực hiện: Đào mạnh Thắng
  4. sinh lí, đó là sự thay đổi gia tốc. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu. Nhìn chung hiện nay các chương trình môn học đặc biệt môn lịch sử có sự tinh giản, tập trung vào kiến thức, kĩ năng cơ bản và thiết thực, tích hợp với nhiều mặt giáo dục. Hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng nhưng ở một bộ phận HS có tâm lí ngại học và thực tế mấy năm gần đây các kì thi chuyên nghiệp cho thấy tỉ lệ HS đạt điểm đối môn lịch sử là thấp vì việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ở các em hạn chế. Học sinh chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà phải đọc trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì Việc học sinh tìm được phương pháp học phù hợp để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng và giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử đưa ra được hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi đó như thế nào cho phù hợp là vấn đề cần phải quan tâm. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, bản thân tôi nhận thức được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập phù hợp trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học lịch sử’’. Chương ii: Thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường THcs số 1 gia phú 1.ưu điểm : *. Về phía giáo viên : Đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, phương pháp đàm th . Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn khá giỏi. Từ đó, học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiên dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử. *. Về phía học sinh : Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiêụ quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức . Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường 4 THCS số 1 Gia Phú . Giáo viên thực hiện: Đào mạnh Thắng
  5. Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, đã mạnh dạn khi trả lời các câu. 2. Hạn chế : * Về phía giáo viên : Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa phát huy được tính tích cực trong hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ , chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa và phát âm lại kiến thức. Một số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên. Một số câu hỏi giáo viên đặt ra hơi khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh .Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào vì không có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề . Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém .Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học. * Về phía học sinh : Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn hạn chế. Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh thì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời chỉ mang tính chất chung chung. * Điều tra cụ thể : Bản thân tôi được phân công giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường .Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều tra được thực hiện thông qua hỏi đáp với những câu hỏi phát triển tư duy học sinh ở trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường 5 THCS số 1 Gia Phú . Giáo viên thực hiện: Đào mạnh Thắng