SKKN Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về virut sars - Cov-2 trong dạy học chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm kết hợp tổ chức thi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh covid-19

docx 64 trang Mịch Hương 27/09/2024 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về virut sars - Cov-2 trong dạy học chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm kết hợp tổ chức thi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan_ve_virut_sars_co.docx
  • pdfVÕ THỊ THANH TÂM, NGUYỄN THỊ AN-THPT NGHI LỘC 4, HÀ HUY TẬP.pdf

Nội dung text: SKKN Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về virut sars - Cov-2 trong dạy học chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm kết hợp tổ chức thi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh covid-19

  1. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP, NGHI LỘC IV SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ VIRUT SARS - COV-2 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM KẾT HỢP TỔ CHỨC THI TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH VỀ DỊCH BỆNH COVID - 19 Tác giả: Nguyễn Thị An – Võ Thị Thanh Tâm Lĩnh vực: Sinh học Điện thoại: 0915127198 - 0942896886 NĂM HỌC: 2021 - 2022
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái/Kí hiệu viết tắt Từ/Cụm từ đầy đủ ĐV Động vật GV Giáo viên HS Học sinh NB Nhận biết SGK Sách giáo khoa PHT Phiếu học tập TB Tế bào TH Thông hiểu TNKQ Trắc nghiệm khách quan THPT Trung học phổ thông TV Thực vật VD Vận dụng VDC Vận dụng cao
  3. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về virut SARS - CoV-2trong dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” kết hợp tổ chức cuộc thi trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về dịch bệnh Covid -19. 2. Mục đích nghiên cứu - Nâng cao hiểu biết của học sinh khối 10 về virut SARS - CoV-2 để chủ động phòng tránh dịch bệnhCovid -19 thông qua dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10 THPT. - Nâng cao hiểu biết của học sinh toàn trường về virut SARS - CoV-2 để chủ động phòng tránh dịch bệnh Covid -19 thông qua việc tổ chức cuộc thi trên nền tảng ứng dụng học và thi trực tuyến Azota. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học. - Nghiên cứu về virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid -19. - Điều tra thực trạng dạy học chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm. - Tìm hiểu về nền tảng ứng dụng học và thi trực tuyến Azota để thiết kế các đề thi tìm hiểu về virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid -19. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. 4. Đóng góp mới của đề tài - Thiết kế được bộ câu hỏi TNKQ tìm hiểu về virut SARS - CoV-2 và dịch bệnhCovid -19. - Sử dụng các câu hỏi TNKQ vào dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” - Sinh học 10.Thông qua việc xây dựng chủ đề đã lồng ghép để trang bị các kiến thức sinh học cơ bản về virut SARS - CoV-2(Cấu tạo, cơ chế nhân lên, ) và dịch bệnh Covid -19(Cơ chế lây nhiễm, phòng và chữa bệnh ) góp phần nâng cao hiểu biết của học sinh để phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn. - Tổ chức được cuộc thi trực tuyến (gồm 3 vòng thi) cho học sinh các lớp 10, 11, 12 để nâng cao hiểu biết của các em về virut SARS - CoV-2 và dịch bệnhCovid -19 trên các thiết bị thông minhgóp phần thực hiện định hướng chuyển đổi số trong trường học hiện nay. 2
  4. thể ước lượng được tổn thất nghiêm trọng mà nó gây ra cho thế giới. Trước khi Tổ chức WHO công bố đại dịch toàn cầu, thì Covid – 19 đã kịp gây hoang mang và xáo trộn. Đóng cửa biên giới, phong tỏa, giãn cách xã hội được lựa chọn đầu tiên. Chỉ vài tuần sau khi đại dịch bùng phát, một phần ba quy mô nền kinh tế toàn cầu bị “đóng cửa”, khởi nguồn cho vòng suy thoái mới, tồi tệ chẳng kém đại khủng hoảng những năm 30 thế kỷ trước. Đại dịch tác động sâu sắc tới cục diện chính trị, an ninh quốc tế, gây chia rẽ và làm bộc lộ yếu kém của hệ thống quản trị toàn cầu, thách thức các cơ chế đa phương. Đại dịch cho thấy bất kể quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đều mong manh trước Covid -19, không quốc gia đơn lẻ nào có thể một mình vượt qua đại dich. Nó đã tạo cho lịch sử nhân loại một cuộc khủng hoảng đa chiều, kinh tế xuống dốc và nghèo đói gia tăng, nó tạo ra một thách thức an ninh phi truyền thống chưa từng có, làm đảo lộn mọi mặt đời sống quốc tế, làm thay đổi cách thức vận hành xã hội và phương thức điều hành của các chính phủ. 1.3. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Theo Dương Thiệu Tống, Nguyễn Phụng Hoàng, Stodola Q., Stordahl K. và một số tác giả khác: TN được gọi là khách quan (objective) vì hệ thống cho điểm là khách quan chứ không chủ quan (subjective) như bài TNTL. Có thể coi kết quả chấm điểm là như nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc nghiệm đó. TNKQ có bốn hình thức chủ yếu: - Loại trắc nghệm đúng - sai (True - false items) - Loại trắc nghiệm ghép đôi (Matching items). - Loại trắc nghiệm điền khuyết (Completion items) - Loại trắc nghiêm nhiều lựa chọn (Multiple choice question – MCQ) Mỗi hình thức TNKQ trên đều có ưu, khuyết điểm của nó. * Chức năng của TNKQ + Với người dạy, sử dụng TNKQ nhằm cung cấp thông tin ngược để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp, nắm bắt được trình độ người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ người học, tổng kết để thấy đạt mục tiêu hay chưa, có nên cải tiến phương pháp dạy hay không và cải tiến theo hướng nào. + Với người học, sử dụng TNKQ có thể tăng cường tinh thần trách nhiệm trong học tập, học tập trở nên nghiêm túc. Sử dụng TNKQ giúp người học tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình (bằng hệ thống TNKQ trên máy tính, nhiều chương trình tự kiểm tra và động viên khuyến khích người sử dụng tự phát hiện khả năng của họ về một lĩnh vực nào đó). Sử dụng TNKQ giúp cho quá trình tự học có hiệu quả hơn. Mặc khác, sử dụng TNKQ giúp người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế. 4