SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ Văn THCS

doc 8 trang honganh1 15/05/2023 9840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ Văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cac_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_trong_hoat_dong_d.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ Văn THCS

  1. Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ Văn THCS GV thực hiện: Lê Thị Khuyên Tổ trưởng tổ KHXH - THCS Lê Quí Đôn. A/ PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHON ĐỀ TÀI: Với chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo con người Việt nam trong tình hình mới của Đảng và nhà nước, Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành nhiều chủ trương chỉ đạo thực hiện các phong trào, các cuộc vận động bằng nhiều giải pháp tích cực nhằm tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiến tới xây dựng nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển, tiến bộ, hiện đại, ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay là thay đổi lối học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho hoạt động học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin. Đó cũng chính là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh biết tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực, phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học cho học sinh. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Môn Ngữ Văn là môn học mang những đặc thù riêng: vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Môn Ngữ Văn, ngoài việc cung cấp cho các em vốn kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, từ vựng, cấu trúc câu, văn bản Tiếng Việt, ; còn cung cấp cho các em vốn sống, vốn hiểu biết, hình thành nhân cách của người lao động có văn hoá trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đồng thời còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh, hướng đến mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, có trí tuệ và nhân cách cao đẹp. Để đạt được mục tiêu này, cũng như tất cả các môn học khác, việc dạy học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông tất yếu phải đổi mới. Song song với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thì đổi mới phương pháp dạy học là khâu quan trọng và then chốt nhất. Việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã đưa đến 1
  2. niềm vui và hứng thí học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn trong nhà trường. II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục tiêu cơ bản của dạy học môn Ngữ Văn nói chung là rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, cảm thụ văn học; giáo dục, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho các em, góp phần tạo nên những con người mới có năng lực, có tri thức, có nhân cách, tâm hồn cao đẹp. Tuy nhiên trong thực tế, do nhiều lí do khách quan và chủ quan, học sinh ngày càng thờ ơ với môn Ngữ văn, ít say mê và yêu thích văn chương. Vì vậy, đề thu hút học sinh cùng tham gia vào quá trình tìm hiểu tác phẩm một cách tích cực, chủ động, người giáo viên cần vận dụng sáng tạo, hợp lí các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình thiết kế và giảng dạy môn Ngữ Văn. Qua nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn, từ đó thu hút được ngày càng nhiều học sinh yêu thích và say mê văn học. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới chương trình môn học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, trong nhiều năm học qua, tôi luôn cố gắng tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm để vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả những kĩ thuật dạy học tích cực vào hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin trình bày kinh nghiệm về sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ Văn THCS 2
  3. B. PHẦN NỘI DUNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Kĩ thuật dạy học là gì? Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật ô bi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép, Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của người học. 2. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng các kĩ thuật dạy học: - Chọn những nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của mỗi kĩ thuật dạy học. - Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu phù hợp với yêu cầu của mỗi kĩ thuật dạy học (giấy roki, bút viết giấy,phiếu học tập, keo dán ) - Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin, chiến lược) - Khuyến khích HS tích cực học tập thông qua các hoạt động tư duy độc lập hoặc tương tác theo nhóm. - GV cần tạo sự đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. - Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động. II. MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC CƠ BẢN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 1. Kĩ thuật động não 1.1. Khái niệm: Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng . Kỹ thuật động não nhằm giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề 1.2. Quy tắc của động não - Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên; Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; - Khuyến khích số lượng các ý tưởng; - Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng. 1.3. Các bước tiến hành a. GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc cả nhóm. b. HS đưa ra những ý kiến của mình: khích lệ HS đưa ra càng nhiều ý kiến càng tốt; trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau. c. Kết thúc việc đưa ra ý kiến; phân loại ý kiến. 3
  4. d. Đánh giá: Lựa chọn sơ bộ các ý kiến, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng - Có thể ứng dụng trực tiếp; - Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm; - Không có khả năng ứng dụng. - Đánh giá những ý kiến đã lựa chọn. Rút ra kết luận hành động. * Lưu ý: có thể vận dụng kĩ thuật này ở hoạt động tạo tâm thế vào bài học; hoặc khi cần giải quyết các vấn đề phức tạp, cần sự tư duy của nhiều HS. Ví dụ: vận dụng “ Kĩ thuật động não” trong tiết 121- Ngữ văn 9 Văn bản Sang thu (Hữu Thỉnh) *. Hoạt động vào bài mới. GV nêu vấn đề: Những hiểu biết và cảm nhận của em về mùa thu ở nước ta. HS: có nhiều ý kiến khác nhau (mùa thu dịu mát, se lạnh, có lá vàng rơi, thơ mộng, lãng mạn, trữ tình; mùa thu nắng gay gắt (“Nắng tháng 8 rám trái bưởi”), mưa nhiều kèm theo lũ, ) GV: Ghi chép ý kiến; phân loại; đánh giá, kết luận: mỗi vùng miền trên đất nước ta, tuỳ theo vị trí và tính chât đia lí, mùa thu mang những đặc trưng riêng. *. Hoạt động: tìm hiểu nội dung: GV: nêu vấn đề: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài thơ Sang thu (những ý nghĩa tả thực và ý nghĩa ẩn dụ) HS: trình bày các ý kiến khác nhau ( .) GV: ghi chép ý kiến, phân loại ý kiến; đánh giá kết luận. 2. Kĩ thuật “Khăn trải bàn” 2.1. Khái niệm: Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS Kĩ thuật “khăn trải bàn” Viết ý kiến cá nhân 1 V i ế á t c n ý h Ý kiến chung của cả n k â ế i n n 4 i ế nhóm về chủ đề â k n 2 h ý n c t á ế i V 3 Viết ý kiến cá nhân 2.2. Cách tiến hành: - Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm); hoạt động theo hai giai đoạn: 4
  5. + Giai đoạn 1 (HS hoạt động độc lập) mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề, );Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một chủ đề ). + Giai đoạn 2 (HS hoạt động tương tác): Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. Ví dụ: Vận dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn” vào tiết 46- Ngữ Văn 9 Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu) * Hoạt động tìm hiểu chi tiết: GV: nêu vấn đề thảo luận: Câu thơ thứ 7 của bài thơ có điểm gì đặc biệt? HS: hoạt động độc lập, có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau (Câu cảm thán; câu đặc biệt; câu có cấu tạo bằng một từ Hán Việt; có tính chất kết luận cho phần 1 của bài thơ; nâng cao ý thơ cho đoạn trước, mở ra ý thơ cho đoạn sau.) - Chia sẻ với nhau các câu trả lời; viết ý kiến chung vào ô giữa. GV: định hướng, nhận xét, kết luận. 3. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” 3.1. Khái niệm: Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp; kích thích sự tham gia tích cực của HS; nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Vòng 1 1 1 1 2 2 2 3 3 3 Vòng 2 1 2 3 1 2 3 1 2 3 3.2 Cách tiến hành: VÒNG 1: Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người, - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, ) - Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao - Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm 5