SKKN Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong thực hành môn Hoá học ở trường trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong thực hành môn Hoá học ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ren_luyen_nang_luc_sang_tao_cho_hoc_sinh_trong_thuc_han.doc
Nội dung text: SKKN Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong thực hành môn Hoá học ở trường trung học cơ sở
- Sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG THỰC HÀNH MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THUNG HỌC CƠ SỞ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất , nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà tường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động . Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác đặc biệt là kỹ năng thực hành từ đó yêu thích khoa học. Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Môn hóa học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, tối thiểu để học sinh khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, trong cuộc sống. Từ đó lý giải được các hiện tượng kỳ bí, bài trừ mê tín dị đoan. 1 Năm học 2011-2012
- Sáng kiến kinh nghiệm Môn hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất- những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Ngày nay các nước trên thế giới, việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, con người được bố trí phụ trách phòng thiết bị, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời. Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Đó chính là bản sắc riêng của từng thầy cô giáo, tựu chung lại là giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất, chủ động nhất. * Thực hành thí nghiệm hoá học ở trường THCS là lần thực hành đầu tiên của học sinh, nên học sinh còn bở ngỡ với những dụng cụ, hoá chất, thao tác thí nghiệm. Tuy nhiên nếu người giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hành, còn biết dẫn dắt đặt những câu hỏi gợi ý trí tò mò, óc sáng tạo thì không những củng cố được lý thuyết, mà còn bồi dưỡng được năng lực sáng tạo cho học sinh và nâng cao được niềm say mê yêu thích của học sinh đối với bộ môn hoá học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số câu hỏi có thể bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh qua những bài thực hành phần vô cơ chương trình 8, 9 trường THCS. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. * Tổ chức tiến hành phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong quá trình thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong 2 Năm học 2011-2012
- Sáng kiến kinh nghiệm trường THCS những năm đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa. II-QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG. 1. Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, SGV, sách bồi dưỡng thường xuyên, tạp chí giáo dục THCS, tôi nhận thấy vấn đề rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong thực hành môn hoá học ở trường trung học cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu người học, đáp ứng các kiến thức của chương trình, vấn đề vấn đề rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh là một vấn đề cấp bách mang tính sống còn quyết định hiệu quả giảng dạy của giáo dục nói chung, của bộ môn hóa học nói riêng, đáp ứng quá trình hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế quốc tế, nhằm đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu. 2. Một số câu hỏi rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong thực hành môn hoá học ở trường trung học cơ sở Câu 1: Tại sao ta lại có thể thu khí O 2 bằng cách dời chổ nước hoặc dời chổ không khí ? Trong sách giáo khoa chỉ nêu thu khí oxi bằng hai cách là đẩy nước hoặc đẩy không khí. Với những học sinh thụ động thì chỉ đơn giản là học thuộc điều này nhưng không hiểu vì sao. Để tăng cường trí tò mò và rèn luyện tư duy cho học sinh thì nên đặt câu hỏi trên. Qua câu hỏi này giáo viên giúp học sinh lớp 8 bước đầu có thể kết luận được chất khí nào thu bằng phương pháp đẩy nước, chất nào thu bằng phương pháp đẩy không khí. Câu 2: Lắp dụng cụ điều chế và thu khí O 2 bằng phương pháp đẩy chỗ không khí như sau: 3 Năm học 2011-2012
- Sáng kiến kinh nghiệm Cách lắp dụng cụ trên có đúng không ? Tại sao? Với câu hỏi này học sinh bình thường dễ bị lừa hoặc chỉ nhận xét được là sai nhưng không biết tại sao. Chính vì vậy đây là câu hỏi giúp học sinh tăng cường tư duy, khả năng suy luận: khí oxi nặng hơn không khí thì không thể úp ống nghiệm thu khí được, làm như vậy oxi sẽ bay hết ra ngoài. Câu 3: Tại sao lại đặt một ít bông gần miệng ống nghiệm đựng KMnO4, trong thí nghiệm điều chế O2 ? Trong các thí nghiệm học sinh thường chỉ có thói quen cố gắng lắp theo đúng mẫu chứ rất hiếm khi suy nghĩ kỹ tại sao lại làm như vậy. Câu hỏi này giúp học sinh phải quan sát những chi tiết rất nhỏ và phán đoán về tác dụng của nó. Câu 4: Có thể lắp dụng cụ điều chế H2 theo hình vẽ sau được không? Tại sao? 4 Năm học 2011-2012
- Sáng kiến kinh nghiệm Câu hỏi này cũng tăng cường khă năng quan sát của học sinh để phát hiện ra điểm sai. Bên cạnh đó để trả lời đúng và đầy đủ câu hỏi, học sinh phải dựa vào kiến thức mấu chốt là hiđro là khí rất nhẹ, nhẹ hơn không khí, rồi vận dụng kiến thức này để trả lời. Câu 5: Nếu dẫn luồng khí H 2 qua FeO nung nóng thì hiện tượng có tương tự như khi dẫn khí H2 qua CuO nung nóng không? Trong bài thực hành 5 của sách giáo khoa hoá học lớp 8 có yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hiđro khử CuO. Trên cơ sở của bài này giáo viên có thể mở rộng kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khi yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi trên. Để trả lời được học sinh phải suy nghĩ về sự thay đổi hiện tượng trong quá trình phản ứng, về bản chất của phản ứng. Câu 6: Em hãy cho biết các cách khác so với sách giáo khoa để phân biệt ba dung dịch H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 . Trong bài thực hành đầu tiên của lớp 9 sách giáo khoa hoá học đã nêu tỉ mĩ một cách phân biệt ba chất trên. Nếu chỉ dừng lại ở đó học sinh rất dễ ngộ nhận là chỉ có một cách duy nhất để phân biệt. Câu hỏi đặt ra yêu cầu 5 Năm học 2011-2012
- Sáng kiến kinh nghiệm của học sinh phải có một cách nhìn tổng quát từ đó có thể sáng tạo ra nhiều cách khác nhau. Câu 7: Trong thí nghiệm về tính chất hoá học của bazơ, phòng thí nghiệm không có dung dịch FeCl 3 mà chỉ có dung dịch CuCl 2 , BaCl2 . Vậy chúng ta có thể thay dung dịch FeCl3 bằng dung dịch CuCl2 hoặc dung dịch BaCl2 được không ? Tại sao? Để trả lời đúng câu hỏi này thì học sinh phải biết mục đích của thí nghiệm là minh hoạ tính chất gì, phải nắm chắc về điều kiện xãy ra phản ứng. Chính vì vậy câu hỏi có thể rèn luyện được tư duy và óc sáng tạo của học sinh. Câu 8: Để minh hoạ tính chất của bazơ tác dụng với axit thì ta làm thí nghiệm cho Natri hiđroxit tác dụng với axit có được không? Tại sao? Với câu hỏi này mà học sinh không suy nghĩ kỹ thì sẽ trả lời ngay là có được. Tuy nhiên với học sinh thông minh, sáng tạo thì sẽ phát hiện ra rằng phản ứng có xãy ra nhưng không nhìn thấy được hiện tượng. Câu 9: Trong PTN của trường chỉ có các hoá chất sau: Dung dịch AgNO3 , CuSO4 , HCl , BaCl2 và mảnh đồng. Một học sinh đang muốn làm thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của muối. Em hãy chọn giúp bạn chọn ra những thí nghiệm cần làm? Để trả lời câu hỏi này thì học sinh phải tổng quát có kiến thức đã học từ đó suy luận ra những phản ứng thực hiện được rồi mới chọn hoá chất cần lấy. Đều này rèn luyện được sự sáng tạo của học sinh, giúp học sinh có thể giải quyết những trường hợp không theo những khuôn mẫu đã học. Câu 10: Trong thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi, chúng ta có thể thay nhôm bột bằng dây nhôm được không? Tại sao? 6 Năm học 2011-2012
- Sáng kiến kinh nghiệm Câu hỏi này giúp học sinh liien hệ vơi thực tế và để giải thích được hiện tượng thì cần phải phát hiện ra điểm mấu chốt khác nhau giữa nhôm bột và dây nhôm là dây nhôm bị bao phủ bởi một lớp màng oxit mỏng, bền. Câu 11: Trong thí nghiệm về tác dụng của sắt với lưu huỳnh tại sao chúng ta lại lấy tỷ lệ khối lượng bột sắt và bột lưu huỳnh là 7: 4 ? Với câu hỏi này, có thể nhiều học sinh sẽ trả lời được khi có sự gợi ý hoặc có thời gian để tính. Tuy nhiên với học sinh thông minh, sáng tạo thì sẽ phán đoán nhanh ra câu trả lời nhanh mà không cần sự gợi ý hoặc tính. Câu 12: Hãy trình bày các cách nhận biết từng kim loại Al bột, Fe bột khi được đựng trong hai lọ không dán nhãn? Mục đích câu hỏi này cũng tương tự như câu 6. Để trả lời được câu hỏi thì học sinh phải sáng tạo ra các cách khác nhau. Câu 13: Một học sinh lắp dụng cụ trong thí nghiệm Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cac như sau: Câu hỏi này cũng yêu cầu học sinh phải có óc quan sát tốt. Với học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tế thì có thể 7 Năm học 2011-2012
- Sáng kiến kinh nghiệm phát hiện ngay điểm chưa được của cách lắp và nguyên nhân mà không cần sự gợi ý. Câu 14: Trong phòng thí nghiệm Cu(OH)2 tác dụng với axit (Trang 44 SGK Hoá học 9), Trong phòng thí nghiệm không có Cu(OH) 2 thì em xử lý như thế nào? Trên thực tế có rất nhiều học sinh khi không thấy hoá chất như bài yêu cầu thì không biết, làm tiếp thế nào. Câu hỏi này giúp giáo viên phát hiện ra học sinh thông minh, sáng tạo vì những học sinh có tư duy sáng tạo sẽ nghĩ ra cách điều chế Cu(OH)2 . Câu 15: Làm thế nào để điều chế được Cu(OH) 2 khi trong PTN chỉ có Cu và các hoá chất khác mà không có muối của đồng? Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải có một tư duy toàn diện hơn, phải biết hệ thống hoá kiến thức, xâu chuổi lại thành một sơ đồ từ đó phát hiện ra các con đường có thể chọn. Học sinh nào phát hiện ra nhiều cách thì chứng tỏ có khả năng tư duy, năng lực sáng tạo tốt. Trên đây là một số câu hỏi rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh, còn rất nhiều câu hỏi tôi sử dụng trong quá trình giảng dạy nhưng chưa có điều kiện nêu ra ở đây. 3. Kết quả thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học lớp 8,9 trong nhiều năm, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả thực hành. Tôi rút ra các kết quả và đánh giá như sau : 3.1.Kết quả : a. Đối với phương pháp dạy học cũ (Chưa áp dụng sáng kiến) : Tổng số Chưa có kỹ năng Có kỹ năng thực Kỹ năng thực hành Khối lớp HS thực hành hành tốt 8 Năm học 2011-2012