SKKN Rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học sinh trong nhà trường phổ thông

doc 4 trang sangkien 30/08/2022 5380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học sinh trong nhà trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_trinh_bay_bai_hoc_va_bai_lam_cua_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học sinh trong nhà trường phổ thông

  1. rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học sinh trong nhà trường phổ thông I-PHẦN MỞ ĐẦU 1-Lý do chọn đề tài: Trong mỗi giáo viên chúng ta, chắc hẵn ai cũng biết rằng vấn đề chất lượng bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục đào tạo nói chung và của cá nhà trường phổ thông nói riêng. Vì điều đó là thước đo cuối cùng nói lên kết quả hoạt động của một nhà trường. Trong đó một yếu tố quan trọng không thể quên là cách trình bày bài học và bài làm của các em học sinh. Vấn đề này nghe qua tưởng rất đơn giản nhưng lại là một công việc vô cùng nan giải, đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức vì học sinh vốn có thói quen viết bài rất tùy tiện, cẩu thả khiến chất lượng học tập ngày càng đi xuống. Đó là lý do vì sao tôi quyết định chọn đề tài với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng học sinh, vì tôi nghĩ rằng việc rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm là nhiệm vụ chung của tất cả giáo viên phổ thông mà nhất là người giáo viên dạy Văn, vì dạy Văn không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là một quá trình rèn luyện toàn diện như lời Bác Phạm văn Đồng đã dạy “Dạy Văn là dạy cách viết , cách nói. Vậy phải dạy gì, nói cái gì, đồng thời dạy viết, dạy nói như thế nào. Đây là một sự rèn luyện, sự đào tạo vô cùng quan trọng và quý báu không thể thiếu được”. 2-Giới hạn đề tài: Rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện hầu hết ở các môn xã hội nhất là bộ môn Văn-Tiếng Việt. 3-Phương pháp nghiên cứu: -Xem xét, nghiên cứu qua các bài kiểm tra và vở ghi chép của học sinh trong quá trình giảng dạy. -Trao đổi kinh nghiệm ở bạn bè, đồng nghiệp.
  2. -Học hỏi kinh nghiệm qua các buổi sinh hoạt chuyên môn do Phòng giáo dục - Đào tạo tổ chức. II- PHẦN NỘI DUNG Trong những năm trước đây vào đầu năm học khi lên lớp, tôi thường giới thiệu qua chương trình bộ môn Văn-Tiếng Việt và tiến hành dạy bài đầu tiên của chương trình. Dù bài giảng được tôi ghi rất cẩn thận và rõ ràng trên bảng nhưng khi gọi học sinh lên trả bài hoặc làm bài kiểm tra thì các em viết rất tùy tiện thậm chí viết tắt, viết sai chính tả, có khi các em chẳng biết trả lời như thế nào cho đầy đủ, chính xác. Từ đo,ù điểm số của các em bị hạn chế. Đồng thời, khi đoàn thanh tra của Phòng giáo dục về thăm lớp đều góp ý rằng các em chưa biết cách trình bày một bài kiểm tra hoặc tập vỡ chưa sạch đẹp, rõ ràng. Qua đó tôi nhận thức rằng muốn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra thì phải rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học sinh. Vì nó không chỉ là động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bộ môn Văn – Tiếng Việt nói riêng mà còn góp phần đẩy mạnh các bộ môn khác. Vì thế, hơn 2 năm nay tôi đã mạnh dạn dành tiết đầu tiên trong tuần thứ nhất để giới thiệu chương trình và rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học sinh. Bên cạnh đó tôi đã yêu cầu các em phải viết vào vở của mình như một bài học chính khóa. 1-Biện pháp thực hiện: a) Cách trình bày bài học: -TỰA BÀI: hướng dẫn học sinh viết chữ to bằng chữ in (viết màu càng đẹp) nếu biết chữ kiểu càng hay. Ở phần này giáo viên cho học sinh viết trước ở nhà cho đẹp. -VIẾT CÁC PHẦN LỚN: dùng các chữ số như I, II hoặc A, B và viết bằng mực đỏ cách lề đỏ 1 ô. -VIẾT CÁC PHẦN NHỎ: hướng dẫn học sinh dùng những chữ số như 1, 2 hoặc a, b cách lề đỏ 2 ô. -VIẾT CÁC CHI TIẾT: ta dùng các dấu hiệu sau đây đặt ở đầu dòng như: -, +, ,  cách lề đỏ 3 ô. -Mỗi lần xuống dòng bắt đầu dựng đoạn văn mới ta viết hoa chữ đầu và cách lề đỏ 3 ô. b) Cách trình bày chữ viết: -Nhắc nhở học sinh ghi bài cẩn thận, không được viết tắt, tránh viết sai chính tả. -Rèn học sinh kỹ năng viết chữ hoa chính xác: viết chữ hoa tên người, tên đất, tên nước.
  3. • Để tỏ lòng tôn kính, ta viết hoa các tiếng sau đây: Bác, Cụ, Cha, Người, Đảng, Tổ quốc, Cách mạng tháng Tám. • Sau các dấu câu sau đây bắt buộc viết chữ hoa: dấu, chấm (.), dấu hỏi (?), dấu cảm (!) Chú ý: -Sau khi đã hướng dẫn học sinh cách trình bày bài học, giáo viên chúng ta cần thường xuyên nhắc nhở học sinh trong vài tuần đầu để các em dần dần có kỹ năng viết đúng và đẹp theo yêu cầu của giáo viên. Đồng thời yêu cầu học sinh phải xem kỹ lại phần hướng dẫn đã được ghi trong tập và rèn luyện thói quen ấy cho thành thạo khi đặt bút xuống vở hoặc bài kiểm tra ở bộ môn Văn cũng như các môn học khác. -Giáo viên cần động viên học sinh rèn luyện kỹ năng trên bằng cách cho điểm cộng khi gọi các em lên trả bài. Nếu các em viết đúng theo yêu cầu đã quy định ở đầu năm thì giáo viên cộng thêm 1 điểm, nếu không thực hiện đúng giáo viên sẽ nhắc nhở, phê bình và trừ 1 điểm. -Đối với những bài kiểm tra nếu học sinh nào trình bày rõ ràng sạch đẹp, không viết tắt, sai chính tả chúng ta cần tuyên dương trước lớp để các em thêm phấn khởi và làm động lực thúc đẩy những học sinh khác. Riêng phân môn Tập làm văn, nếu em nào đạt được những yêu cầu trên tôi đã cộng cho học sinh thêm 1 điểm vào viết của mình. 2- Kết quả đạt được: Trong những năm trước đây, khi chấm bài kiểm tra, gọi học sinh lên trả bài hoặc kiểm tra vở bài học, bài soạn của học sinh tôi rất lo lắng vì các em ghi rất tùy tiện, chữ viết cẩu thả, khó xem, sai chính tả nhiều, bố cục bài làm không rõ ràng. Điều đó đã khiến người xem không được thiện cảm mấy. Nhưng hơn 2 năm qua, tôi đã quyết định tiến hành hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của mình thì nay bài làm vở ghi các em sạch đẹp, rõ ràng hơn, khiến việc kiểm tra hay chấm bài cũng nhanh hơn. Bên cạnh đó, chất lượng học tập của các em cũng được nâng dần lên vì với cách ghi bài rõ ràng như thế cũng tạo được dấu ấn và gây hứng thú cho học sinh học bài tốt hơn. Từ đấy điểm kiểm tra cũng được nâng dần lên vì học sinh đều muốn được điểm cộng nên các em chú ý hơn trong việc trình bày của mình. Vì thế, trong năm học này điểm kiểm tra các em đa số đều trên trung bình và rất nhiều điểm 9, 10- một điều đáng phấn khởi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên chúng ta. III- KẾT LUẬN:
  4. “Rèn luyện kỹ năng trình bày bài học và bài làm của học snh trong nhà trường phổ thông” là một vấn đề cần phải được quan tâm. Những biện pháp được đề ra và áp dụng trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi. Trong quá trình thực hiện có đạt được hiệu quả nhưng cũng chưa phải là những biện pháp tốt nhất và hoàn chỉnh nhất. Vì trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế do những biến động của hoàn cảnh thực tế mang lại. Rất mong sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp để tôi có thể điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch một cách tốt hơn, không có máy móc, giáo điều mà thật sự linh hoạt và sáng tạo.