Sáng kiến kinh nghiệm Một cách dạy “ Đọc hiểu văn bản” trong văn bản Ngữ văn 8

doc 16 trang sangkien 27/08/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách dạy “ Đọc hiểu văn bản” trong văn bản Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_cach_day_doc_hieu_van_ban_trong_va.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một cách dạy “ Đọc hiểu văn bản” trong văn bản Ngữ văn 8

  1. A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hứng giảm sút. Học sinh không say mê yêu thích môn học, mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học có vẻ như không còn hứng thú với những vần thơ lục bát truyền thống, những câu tục ngữ, ca dao thấm đậm tình người. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học gây hứng thú cho học sinh, huy động được nhiều đối tượng học sinh tham gia. Làm được điều này không phải dễ nhất là trong thời kỳ hiện nay giáo viên trong nhà trường vẫn còn tồn tại thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều giáo viên giảng, học sinh nghe, ghi, tái hiện theo mẫu. Học sinh có thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tôi luôn trăn trở trao đổi cùng học sinh để nắm bắt được những ưu điểm và những tồn tại từ phía các em, để từ đó kịp thời uốn nắn và sửa sai, giúp cho các em nhận thấy rằng môn Ngữ văn chính là môn học ngoài việc cung cấp cho các em kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn tạo cho các em khả năng tư duy lô gic các môn học khoa học khác. Vậy là đã qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách và đổi mới phương pháp daỵ học, tôi đã được dự nhiều giờ của đồng nghiệp, song điều tôi còn băn khoăn là một số thầy cô vẫn thuyết trình nhiều, việc cung cấp kiến thức đôi khi còn mang tính chất áp đặt, đặc biệt ở khâu “ Đọc- hiểu văn bản”. Tôi thiết nghĩ có nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh như thực hiện thật tốt, thật sáng tạo nguyên tắc tích hợp vì theo giáo sư Nguyễn Khắc Phi khẳng định “ xét về bản chất của việc vận dụng triệt để nguyên tắc ấy không cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khuôn, nhồi sọ mà luôn luôn đòi hỏi sự năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy”. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về: Một cách dạy “ đọc- hiểu văn bản” trong văn bản Ngữ văn 8. II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này để giúp bản thân và đồng nghiệp thực hiện tốt phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tạo điều kiện cho tất cả đối tượng học sinh được suy nghĩ tìm tòi khám phá để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng văn học, ngôn ngữ học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, nhằm đạt được những mục tiêu của giờ học. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ văn trung học cơ sở theo hướng tinh thần đổi mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. 2. Thời gian nghiên cứu:Bắt đầu từ ngày 17 tháng 8 năm 2010 1
  2. B. Nội dung Chương I. Cơ sở lí luận Phải nói rằng, lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao, hứng thú về học tập đã phát triển và ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Việc tò mò thích thú môn Ngữ văn không phải là khoảng cách xa đối với các em. Bên cạnh đó ý thức tư lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm trên, một số em còn rụt rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận với một văn bản khó. Hơn thế nữa học sinh trường THCS Liêm Phú 90% là người dân tộc thiểu số, nói tiếng Việt tốt đã là cả sự nỗ lực của bản thân vì thế việc cảm nhận văn học rất khó khăn đối với các em. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ văn thật sự có hiệu quả thu hút học sinh say mê học tập? Câu hỏi đặt ra cho những nhà quản lí và cho chúng tôi những thầy cô trực tiếp làm công tác giảng dạy. Như chúng ta đã biết, văn bản nói chung và văn bản văn học nói riêng là một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả. Bằng ngôn ngữ và qua những ấn tượng, cảm giác mà ngôn ngữ mang đến, các văn bản có khả năng tái hiện một cách sinh động gợi cảm, cụ thể hiện thực khách quan. Học sinh có thể cảm nhận một chú Dế Mèn đáng yêu với những cuộc phiêu lưu hấp dẫn qua sự tìm hiểu văn bản “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài hoặc có thể thấm thía nỗi buồn của Thúy Kiều trước lầu Ngưng Bích. Đọc và học văn không chỉ biết được những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống mà còn để hiểu được những ý tưởng sâu xa nằm ngoài ngôn từ tác phẩm. Đó chính là những tư tưởng tình cảm và sự đánh giá của nhà văn về hiện thực. Qua chuyện Lão Hạc học sinh không chỉ biết đến cuộc đời đau khổ của lão Hạc mà còn có thể hiểu và cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa của tác phẩm: tố cáo xã phong kiến nghiệt ngã đã đẩy những người nông dân vào bước đường cùng. Như vậy ta có thể khẳng định rằng văn học xuất phát từ đời sống. Chính vì thế văn học rất gần gũi với mọi người. Những bài thơ hay, những văn bản hấp dẫn đã giúp cho giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu của cuộc sống con người. Nhưng để có được giờ văn như thế thì khâu “Đọc - hiểu văn bản” là rất quan trọng đòi hỏi người thầy phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bài giảng. Chương II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thuận lợi - Năm học 2010- 2011 tôi lại được tiếp tục trực tiếp giảng dạy học sinh toàn khối 8 của trường, đối tượng học sinh này tôi đã từng trực tiếp giảng dạy ở những năm học trước, cho nên tôi có thể hiểu rõ từng học sinh và biết được 2
  3. khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Nhìn chung các em đều có ý thức tìm tòi vươn lên trong học tập, mạnh dạn, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. - Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi hội thảo chuyên đề, được đồng nghiệp dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm chân thành nên kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy luôn được đổi mới cho phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh mà tôi giảng dạy. 2. Khó khăn Như đã nói ở trên học sinh trường THCS Liêm Phú 90% là người dân tộc thiểu số ( Dao, H.Mông, Tày), nên trình độ nhận thức của các em là không đồng đều, một số ít học sinh còn e rè, chưa mạnh dạn có ý kiến trước tập thể về những chính kiến của mình, thường thụ động lĩnh hội kiến thức. Mà đối với môn văn, nhất là khi cảm thụ một tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh phải có khả năng thẩm thấu tác phẩm văn học. Vậylà để học tốt một tiết học văn trước khi đến lớp học sinh phải được chuẩn bị bài một cách chu đáo, nhưng vấn đề này lại ít được các em quan tâm, có chuẩn bị bài cũng chỉ là chuẩn bị qua loa mang tính hình thức. Chính vì vậy, ngay đầu năm học nắm bắt được thực trạng học sinh tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh, nhưng để có được kế hoạch bồi dưỡng tôi đã tiến hành khảo sát phân loại học sinh để có kế hoạch dạy học cho phù hợp với từng đối tượng khảo sát Tổng số học sinh tham gia khảo sát là 30 học sinh Trong đó: TSHS điểm dưới trung bình điểm trên trung bình tham Điểm 0 điểm từ 3 Tỷ lệ Điểm từ 5 điểm từ 7 Tỷ lệ gia dưới 3 đến dưới 5 đến dưới 7 đến 10 KS 30 05 9 46,6% 02 14 53,4% Chương III.Giải pháp và biện pháp thực hiện Như chúng ta đã biết dạy văn bản thực chất là giúp học sinh biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình, sống trong mình, học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn học ấy. Nhưng làm thế nào để học sinh có được những cảm thụ văn học sâu sắc thì ngay từ khi thiết kế bài giảng giáo viên đã phải định hướng rõ trong bài soạn của mình. 1. Hướng dẫn học sinh đọc Trong dạy và học văn, đọc là khâu quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn bản. Đọc bao gồm nhiều cách đọc khác nhau: đọc đúng, đọc thầm, đọc thành tiếng và đặc biệt là đọc diễn cảm. Đọc ở đây bao gồm cả hiểu và cảm thụ, cho nên hoạt động đọc không chỉ là sự đọc mẫu( thật hay, thật ấn tượng) thuần túy của giáo viên mà còn bao gồm sự tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc 3
  4. có vận động của tư duy, tình cảm, giọng đọc và thậm chí cả điệu bộ. Âm vang ngôn ngữ là một dạng tác động rất hiệu quả vào giờ học văn. Một giọng đọc diễn cảm có thể gợi được nhiều hứng thú và tưởng tượng cho học sinh. Nhưng đọc diễn cảm chỉ thành công khi học sinh thực sự hiểu và rung động những gì văn bản đề cập. Việc xác lập cách đọc diễn cảm phải dựa trên sự lựa chọn giọng đọc( âm lượng to hay nhỏ, giọng vui hay buồn, sôi nổi hay nhẹ nhàng ) nhịp điệu đọc( tốc độ nhanh hay chậm, dồn dập hay chậm rãi ) và cách ngắt nhịp( theo dấu câu, hay theo mạch cảm xúc ) phù hợp với văn bản. Ví dụ trong bài “ Đập đá ở Côn Lôn” Ngữ văn 8 tập 1 giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giọng đọc nhỏ, buồn, nhịp điệu đọc vừa phải, cách ngắt nhịp theo thể thơ thất ngôn bát cú( nhịp 4/3). Hoặc trong bài “ Tôi đi học” Ngữ văn 8 tập 1 giọng đọc bồi hồi, sâu lắng ( Giọng của nhân vật tôi, ông đốc, người mẹ), nhịp điệu đọc vừa phải, ngắt nhịp theo mạch cảm xúc. Như vậy nhờ hiểu văn bản học sinh sẽ đọc tốt hơn và ngược lại nhờ đọc đúng, đọc kĩ học sinh sẽ thấm thía hơn những điều tác giả muốn thể hiện trong văn bản. 2. Lựa chọn phương pháp giảng dạy linh hoạt cho từng bài, phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2.1 Vận dụng thuyết trình và bình giảng vào trong bài soạn của mình. Vấn đề là ở chỗ giáo viên phải biết thuyết trình và bình giảng đúng mức, đúng lúc, chọn đúng, chọn trúng những chi tiết hay, gợi cảm mà muốn hiểu thấu đáo phải có bề dày tri thức, bề sâu cảm xúc để bình giảng và thuyết trình cho học sinh. Quan trọng hơn là tổ chức cho học sinh cùng tham gia bình giảng nhằm tạo nên một sự “ cộng hưởng” trong tiếp nhận cảm thụ văn chương Thí dụ trong giờ học tác phẩm “ Tôi đi học” giáo viên có thể vận dụng cách thức dẫn dắt học sinh hiểu và cảm thụ được tình cảm gắn bó đặc biệt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu đi học cũng như những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn Thanh Tịnh mang lại thì lời bình giảng của giáo viên mới mang lại hiệu quả cao. Hoặc trong văn bản “Hai cây phong” giáo viên dừng lại ở những chi tiết đặc sắc như: “ chân trời xa thẳm biêng biếc, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục, chuồng ngựa của nông trang bí tí tẹo ” để bình cho học sinh thấy được đây chính là bức tranh thiên nhiên được họa bằng ngôn ngữ và qua đó thấy được tình yêu quê hương sâu lắng của tác giả 2.2 Vận dụng phương pháp gợi tìm: đó là sử dụng câu hỏi để gợi cho học sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học, nhưng do thời lượng có hạn của mỗi bài học số lượng câu hỏi và bài tạp trong giờ học văn không nên quá nhiều, tránh khai thác vào những chi tiết đơn giản hay vụn vặt, cần chú trọng những năng lực thực sự của học sinh ( khả năng tiếp nhận, cảm thụ, nghe- nói- đọc- viết); tới mức độ yêu cầu, phạm vi kiến thức, kĩ năng của chính bài học. Thí dụ khi dạy bài “Ôn dịch thuốc lá” ( Ngữ văn 8 tập 1) Giáo viên đặt câu hỏi: Câu 1. đọc kĩ phần chú thích để hình dung ra được tác hại của ôn dịch? đây là câu hỏi hướng dẫn vừa khám phá bản chất của văn bản, vừa tạo được ấn tượng ban đầu về những nội dung phản ánh của văn bản. 4