SKKN Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Hóa học

doc 13 trang sangkien 30/08/2022 8960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_vao_bai_va_ket_bai_co_su_dung_cong_nghe_tho.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Hóa học

  1. Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Hóa Học PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI VÀ KẾT BÀI CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với phương pháp dạy học mới việc sử dụng các phương tiện trực quan ngày càng được sử dụng nhiều trong dạy học đó là các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu Đặc biệt đối với bộ môn Hóa Học việc sử dụng hiệu quả các phương tiện này sẽ mang lại những lợi ích rất lớn bởi vì như chúng ta biết Hóa Học là bộ môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi một lượng lớn các thí nghiệm mà một số thí nghiệm chúng ta không thể tiến hành được trên lớp được. Tuy nhiên việc sử dụng vào thực tế dạy học gặp rất nhiều khó khăn đối với cả người dạy và người học . Trước hết tôi xin khẳng định lại một lần nữa việc sử dụng máy vi tính, máy chiếu và các phần mềm máy tính tất cả đều chỉ là phương tiện dạy học. Một số Giáo viên đã lầm tưởng máy vi tính và máy chiếu sẽ thay thế được bảng đen và phấn trắng. Trên cơ sở hiểu biết của mình và kinh nghiệm từ việc giảng dạy các tiết sử dụng phương tiện dạy học này tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được xem xét lại. Vậy chúng ta sẽ tìm cách khai thác phương tiện dạy học này như thế nào để mang lại hiệu quả lớn nhất và hợp lí nhất. Đối với phương pháp lên lớp hiện tại, thông thường chúng ta theo 4 bước Bước 1 : Ổn định lớp Bước 2 : Kiểm tra bài cũ Bước 3 : Nội dung bài mới Bước 4 : Cũng cố Nếu chúng ta dùng máy chiếu để chúng ta trình bày tất cả các phần mà chúng ta soạn ra từ kiểm tra bài cũ đến Cũng cố thì chúng ta đã vô tình biến máy chiếu thành bảng đen. Và cùng với sự lạ lẫm khi học với máy chiếu mà chính màu sắc, hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh đưa lên làm cho học sinh mất tập trung và cuối cùng học sinh chỉ biết xem chứ không phải là học. Tôi nghĩ rằng nên đưa vào 2 phần chính đó là mở bài và kết bài hoặc cần thiết nữa là hình ảnh các thí nghiệm
  2. Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Hóa Học mà chúng ta không thể biểu diễn trên lớp. Sở dĩ như vậy theo tôi có mấy nguyên nhân sau Khi sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu không nên kiểm tra bài cũ như theo cách cũ mà ở đây nhờ các phần mềm máy tính chúng ta có thể tổ chức các trò chơi nhỏ liên quan đến bài học và môn học theo mô phỏng các chương trình trên truyền hình mà được các bạn trẻ rất ưa thích như ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYPIA như vậy sẽ kích thích hứng thú học tập mặt khác qua nội dung đó thì chúng ta cũng kiểm tra được kiến thức của học sinh. Trong phần này học sinh sẽ được kích thích hứng thú học tập và muốn khám phá bộ môn của mình thông qua các câu hỏi. Sau khởi động cho bài học ta nên dùng lại đi vào nội dung chính của bài ta sẽ dùng bảng đen và phấn trắng . Bởi vì bảng đen sẽ dễ dàng nhấn mạnh ở những nội dung chính, những kiến thức cơ bản, những phần lưu và nhận phản hồi từ học sinh.Việc này chúng ta khó có thể làm được khi sử dụng máy máy tính và máy chiếu. Và sau khi kết thúc nội dung bài học chúng ta thường cũng cố lại kiến thức cho học sinh theo rất nhiều cách khác nhau tôi thấy phần lớn GV ra câu hỏi liên quan học sinh có thể xâu chuỗi kiến thức bài học để trả lời câu hỏi đó. Trong một số trường hợp việc cũng cố lại mang đến cho học sinh sự căng thẳng. Nếu người dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào phần này dưới các dạng trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc các trò chơi nhỏ sẽ mang lại sự nhẹ nhàng và tránh được sự căng thẳng cũng như tạo không khí hứng thú học tập. Ngoài ra có rất nhiều lí do khác nhau mà chúng ta không thể tiến hành thí nghiệm được trên lớp nên việc quan sát thí nghiệm ở một số thí nghiệm chúng ta có thể chuyển lên máy tính. Hiện nay theo tôi được biết có rất nhiều phần mềm cho phép chúng ta tạo thí nghiệm ảo như Chemlap tuy nhiên chúng ta nên sử dụng những thí nghiệm ở dạng film do Trường ĐHSP Hà Nội 1 phát hành. Tất cả những nguyên nhân trên và kinh nghiệm từ bản thân rút ra từ các tiết lên lớp với phần mở bài và kết bài có sử dụng CNTT trong bài giảng Hóa Học để tôi mạnh dạn hoàn thành đề tài này.
  3. Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Hóa Học II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Sơ lược về giáo án điện tử Giáo án Điện tử và bài giảng điện tử là gì? Giáo án Điện tử Là một bản kế hoạch lên lớp của giáo viên được xây dựng bằng phần mềm tin học. Cần phải phân biệt Giáo án Điện tử với Bài giảng Điện tử, Bài giảng điện tử là những tập tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh. Như vậy, bài giảng là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của giáo án. Dùng phần mềm gì và dùng như thế nào để xây dựng Bài giảng Điện tử Sự lựa chọn số 1 cho một GV thuộc một trường có điều kiện máy chiếu (projector) và PC thì là phần mềm PowerPoint có trong Microsoft Office. Với các trường không có điều kiện như vậy thì có thể in bài giảng ra tờ giấy trong và chiếu lên máy overhead projector. Nếu trường có điều kiện thì GV có thể in một phần bài giảng hoặc các bài tập, các đề tài ra các tờ giấy A4 phát cho HS/SV và một số tờ A1/A0 để treo như poster để làm công cụ giảng dạy trong giờ học. Ngoài ra để có một bài giảng hấp dẫn và đẹp ngoài Powerpoint ra có thể dùng một số phần mềm khác bổ trợ như Xara 3D để tạo chữ động, Chemoffice 2005 để vẽ công thức cấu tạo và mô hình phân tử, Macromedia Flash để vẻ hình Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử: Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều: Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ Giáo viên đến học sinh và thông tin phản hồi từ học sinh đến Giáo viên. Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà nó có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy. Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được Giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết , Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó.
  4. Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Hóa Học Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh, trên màn hình chiếu. Tuy nhiên , vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương tiện truyền thống: nói, viết, thật ra vẫn cần thiết. 2. Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint: Quan sát một số giáo án điện tử, chúng tôi thấy có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 3 kiểu: • Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế bảng và phấn một cách đơn thuần. • Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu 2 không chỉ thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan, thí nghiệm, tài liệu minh họa, • Kiểu 3: Dùng PowerPoint để khai thác một phần nào đó của bài dạy như mở bài, kết bài hoặc thảo luận, thí nghiệm . Ở trong nội dung tôi xin trình bày Kiểu Giáo án thứ 3 này. 3. Giáo án điện tử có lợi gì hơn : Đối với các môn khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn Hóa Học nói riêng, giáo án điện tử dùng PowerPoint có ưu thế rất lớn ở chỗ: Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, ngoài ra Học sinh có thể xem những thí nghiệm mà không có điều kiện làm được 4. Các bước để soạn một bài giảng điện tử Bước 1.Trước hết chúng ta cần vạch ra đề cương chi tiết những mục tiêu bài học, thông tin và thời lượng dành để truyền tải, tiến trình và phương tiện giáo dục
  5. Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Hóa Học mà bạn muốn sử dụng cùng với các hình thức truyền tải. Bước này rất quan trọng nó chính là bước nêu ý tưởng bài dạy, nếu tác giả có ý tưởng tốt thì việc thực hiện các bước còn lại sẽ nhẹ nhàng và mất ít thời gian nhất. Kinh nghiệm của bản thân khi đã có ý tưởng tốt nhất sau đó vặch ra đề cương chi tiết khi đó mới bắt đầu viết hoàn thành bài giảng. Bước 2. Tìm tài nguyên, nguyên liệu cho bài giảng đó là những hình ảnh, hình động hay đoạn phim minh họa lý thuyết. Tuy nhiên, một bài giảng nên phải đảm bảo tính gọn nhẹ (file nhỏ), linh hoạt nhiều môi trường (có thể in ra giấy mà HS vẫn hiểu, ko phải bận tâm xem PC có phải cài chương trình tương thích mới chạy được file giáo án .v.v) do đó hình ảnh luôn được lựa chọn số 1. Với bộ môn Hóa Học những đoạn phim thí nghiệm nếu không làm được trên lớp chúng ta có thể đưa vào bài dạy làm cho bài giảng sinh động hơn rất nhiều mà học sinh dễ tiếp thu. Bước 3. Hoàn thiện giáo án và trình diễn bài giảng điện tử trên lớp, tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ HS từ đó hoàn thiện bài giảng của mình III. PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI Vào bài là công việc quan trọng nếu vào bài hay và tốt sẽ kích thích được hứng thú học tập của học sinh tuy nhiên Giáo Viên thường xem nhẹ khâu này mà nặng vào kiểm tra bài cũ việc đó sẽ tạo một phần áp lực cho người học trước nội dung bài mới. Khi giảng dạy một số bài có sử dụng CNTT thông thường tôi không kiểm tra bài cũ mà tổ chức trò chơi theo mô phỏng của Showgame trên truyền hình Tôi xin trình bày các kiểu tổ chức mà tôi đã tiến hành: 1.Khởi động bài học theo kiểu ô chữ Hình thức tổ chức Giáo Viên có thể chia lớp theo tổ và tăng cường tính sôi nổi có thể cho Học Sinh thi với nhau. Thời gian tiến hành khoảng 5-7phút trước tiết dạy để tổ chức theo hình thức ô chữ. Nội dung : Ô chữ càng phát huy hiệu quả khi nội dung câu hỏi liên quan đến phần kiến thức cũ học sinh đã được học nhưng không nên quá cứng nhắc mà nên mở ở những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết và cả sự suy luận.
  6. Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Hóa Học + Chương trình ô chữ đây là hình thức vào bài rất được học sinh yêu thích kiểm tra được nhiều kiến thức.Tuy nhiên để thực hiện được một phần khởi động như vậy yêu cầu người dạy cần phải có một kiến thức nhất định đối và khả năng làm việc nhanh với phần mềm Microsoft Office PowerPoint . Trong phần ô chữ để đảm bảo sự hợp lí kiến thức các bài trước và sự kích thích tính tìm tòi thì nên có ô chữ hàng dọc liên quan đến nội dung bài mới còn các chữ hàng ngang có thể liên quan hoặc mở rộng ra theo ngành như các công trình có sự liên quan đến hóa học, gải Nobel . Trong đĩa CD kèm theo tôi đã trình bày phần khởi động trong một số bài. Dưới đây tôi xin giới thiệu phần mở của ô chữ khởi động Tiết 67 Bài Luyện Tập chương Anđehit-Xeton-Axit Cacboxylic lớp 11 ban KHTN