SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_cac_bai_thuc.doc
Nội dung text: SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8
- đđ Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO Hà GianG Trường cấp II-III Tân Quang Sáng kiến kinh nghiệm Môn Sinh học 8 Đề tài: “ Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8” Giáo viên : Lã Văn Châu Sinh ngày :20/ 02/ 1983 Đơn vị công tác : Trường cấp II – III Tân Quang Năm học 2008- 2009 1
- lời nói đầu Ngành Giaó dục đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Trong phương pháp dạy học mới này, học sinh là người chủ động giành lấy kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt năm học 2006-2007 toàn ngành đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động hai không “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Vì vậy việc trang bị hệ thống kiến thức cho học sinh là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Với mục tiêu phát triển toàn diện, mỗi bộ môn có một vị trí và vai trò nhất định, môn Sinh học 8 cũng nằm trong hệ thống đó và nó góp phần thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn Sinh học. Để thực hiện được mục tiêu đó phải kể đén vai trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó các tiết thực hành thường bị xem nhẹ, ít được coi trọng chưa phát huy được vai trò của nó. Vì vậy tôi tham gia nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8” Để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng khi giảng dạy bài thực hành. Do thời gian nghiên cứu mở rộng kiến thức của đề tài còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp! Xin chân thành cảm ơn! 2
- I- Lí do chọn đề tài: 1- Cơ sở lý luận: Bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học lóp 8 nói riêng là bộ môn khoa học thực nghiệm nằm trong hệ thống khoa học tự nhiên cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp, giữa lý thuyết và thực hành. Qua quá trình giảng dạy Sinh học 8 nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan và trong mọi hoạt động sống của con người gíup cho con người sinh tồn và phát triển. Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh biết các biệt pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời cũng rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu bộ môn cho học sinh và cũng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THCS. Để thực hiện mục tiêu trên, việc dạy Sinh học 8 cần phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trang bị các kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn kỹ năng và nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho học sinh như nhiệm vụ giảng dạy Sinh học 8 đã nêu ở trên. Để có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò to lớn của các tiết thực hành ( tuy rằng chúng chiếm thời lượng rất nhỏ 7/70 tiết) Qua các tiết thực hành gíup học sinh rèn luyện các năng lực sau: - Khai thác kiến thức từ quan sát và từ mẫu vật, hình ảnh. - Rèn kỹ năng bộ môn, đặc biệt là các kỹ năng áp dụng trong thực tế: kỹ năng sơ cứu băng bó gãy xương, cầm máu và hô hấp nhân tạo. - Rèn luyện kỹ năng làm tường trình, thu hoạch từ đó giúp học sinh bổ sung kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế. 3
- 2- Cơ sở thực tiễn: Các bài dạy về cấu tạo mô, tế bào, hoạt động của enzim trong nước bọt, chức năng của tuỷ sống sẽ không sâu sắc học sinh không được củng cố và kiểm nghiệm kiến thức nếu như không có các tiết thực hành hỗ trợ và các tiết thực hành cũng không được thực hiện thành công nếu không có lý thuyết “ lý thuyết không có thực hành là lý thuyết suông, thực hành không có lý thuyết là thực hành mù quáng” Các kiến thức sẽ đầy đủ hơn, sâu sắc hơn khi học sinh được tự tìm tòi, kiểm nghiệm qua thực hành ”trăm nghe không bằng một thấy” các thí nghiệm, các buổi quan sát thiên nhiên sẽ gây hứng thú học tập Sinh học cho học sinh, phát huy tính tích cực tư duy, chủ động giúp học sinh tìm ra kiến thức. Để nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 quả cũng khó. Bởi vì có những bài thực hành thì rất thực tế như các bài về Sơ cứu người, nhưng có những bài rất khó và vượt xa khả năng của học sinh như bài phân tích một khẩu phần ăn và lập khẩu phần ăn cân đối và nhiều yếu tố khác tác động tới hiệu quả các bài thực hành sẽ không cao. Qua nghiên cứu SGKSinh học, các tài liệu có liên quan và thực trạng giảng dạy các bài Sinh học 8 hiện nay, kết hợp với vốn hiểu biết kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu đề tài “ Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8” Thông qua nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy của bản thân đồng thời góp thêm một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy Sinh học 8 nói riêng và bộ môn Sinh học THCS nói chung. II/ Mục đích nghiên cứu. Qua 7 bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 sẽ xây dựng phương pháp tổ chức một tiết dạy thực hành có hiệu quả. Định hướng cho việc nghiên cứu để có thể phát triển một số dụng cụ thực hành, cải tiến một số đồ dùng phục vụ cho tiết thực hành có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tình hình cụ thể trong chương trình 4
- Sinh học và ở địa phương với điều kiện thiếu thốn đồ dùng thực hành cũng như đồ dùng dạy học. Mặt khác, cần cho học sinh tham quan thực tế tại các cơ sở y tế của địa phương, các hình ảnh mẫu và làm mẫu của giáo viên giúp học sinh định hướng hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy quá trình phát triển tư duy tích cực của học sinh tạo được hứng thú, động cơ học tập và yêu thích bộ môn. Đề tài không chỉ áp dụng với lớp 8 mà còn áp dụng với cả bộ môn Sinh học ở cấp THCS và góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy môn Sinh học nói riêng và nâng cao chất lượng ở cấp THCS. III- Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 1- Đối tượng nghiên cứu. Tất cả các yếu tố trong một tiết thực hành là đối tượng nghiên cứu của đề tài: + Sự nghiên cứu, chuẩn bị của giáo viên. + Sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh + Sự hướng dẫn thực hành của giáo viên. + Nội dung của bài thực hành. + Phương pháp tổ chức hoạt động thực hành của giáo viên. + Các hình ảnh mẫu liên quan đến bài thực hành. + Hoạt động thực hành của học sinh. + Kết quả của tiết thực hành (được thể hiện chủ yếu trên sản phẩm của hoạt động thực hành) 2- Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài có chất lượng và có tính khả thi, gắn liền với yêu cầu thực tế, nhất thiết phải thực hiện các yêu cầu sau: - Chọn đối tượng để nghiên cứu. - Tìm hiểu sự chuẩn bị của giáo viên trước buổi thực hành. - Tìm hiểu các tiết thực hành về các phương diện: + Sự chuẩn bị đồ dùng thực hành của học sinh. 5
- + Sự hướng dẫn thực hành của giáo viên. + Nội dung của buổi thực hành. + Theo dõi phương pháp tổ chức hoạt động thực hành của giáo viên và hoạt động của học sinh. + Tìm hiểu sản phẩm như: kết quả hoạt động thí nghiệm, các hình vẽ (nếu có) để học sinh điền, các sản phẩm thực hành(cố định xương, cầm máu ) bản thu hoạch của học sinh. - Thiết kế một bài thực hành trong Sinh học 8. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Điều tra cơ bản Thực trạng công tác giảng dạy các bài thực hành ở nhà trường Kết quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của học sinh qua các bài thực hành. 2. Phân tích tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn. Nghiên cứu kỹ các bài thực hành, xác định rõ mục tiêu: về kiến thức, kỹ năng và thái độ tư tưởng. Vận dụng linh hoạt phương pháp sư phạm, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy môn Sinh học được đề cập trong các bài thực hành. Từ đó xây dựng phương pháp dạy học mang tính đặc thù đối với các tiết dạy bài thực hành Sinh học 8. Thiết kế những hoạt động dậy học tích cực nhằm đạt được những mục tiêu của bài thực hành trên cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng của bài thực hành, nội dung kiến thức và trình độ của học sinh. 2. Kiểm nghiệm. • Vận dụng phương pháp tổ chức các bài thực hành Sinh học 8 và thực tiễn giảng dạy, tiến hành kiểm tra kết quả giảng dạy so sánh các mặt: + Việc nắm nội dung kiến thức của học sinh được thể hiện bằng các sản phẩm của hoạt động thực hành. 6
- + Sự phát triển tư duy khoa học, tư duy khái quát hoá, trừu tượng hoá. + Khả năng sáng tạo, vận dụng thực tế của học sinh. + Rèn luyện các kỹ năng bộ môn, đặc biệt là kỹ năng cố định xương, cầm máu, hô hấp nhân tạo, băng bó vết thương và làm thí nghiệm chứng minh vai trò của tuỷ sống. • Bằng các hình thức: + Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. + Quan sát quá trình hoạt động thực hành của học sinh. + Vấn đáp tìm tòi nắm thực tế. + Nghiên cứu sản phẩm của hoạt động thực hành như: cố định xương, băng bó vết thương, cầm máu và hoàn thành bảng thu hoạch chuẩn bị sẵn. + Sử dụng phiếu học tập đã được chuẩn bị sẵn. 4.Tổng kết rút kinh nghiệm Từ những kết quả đạt được, từ những vấn đề còn thiếu sót thể hiện trên sản phẩm của hoạt động thực hành, tiến hành phân tích đánh giá cải tiến, bổ sung phương pháp phát huy các thế mạnh và khắc phục tồn tại để hoàn thiện phương pháp giảng dạy các bài thực hành Sinh học 8 tiến tới đạt hiệu quả chất lượng cao nhất. V: Nội dung nghiên cứu. A. Điều tra cơ bản 1. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh Đối với bài thực hành nói riêng thì sự chuẩn bị là rất quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của tiết dạy. Trên thực tế thì sự chuẩn bị của giáo viên còn nằm trong khuôn mẫu có sẵn ở SGK còn học sinh đương nhiên phụ thuộc vào giáo viên. Có 7
- những tiết thực hành đáng lẽ có thể có kết quả rất tốt song do sự chuẩn bị không tốt của học sinh dẫn đến kết quả không cao. 2. Phương pháp tổ chức. Với các bài thực hành, thường yêu cầu học sinh được thực hành hoàn thiện một số kỹ năng: băng bó vết thương, phân tích khẩu phần ăn cho trước Nhưng thực tế thì học sinh ít được thực hành mà chủ yếu quan sát giáo viên làm thực hành, những sản phẩm sau khi giáo viên đã băng bó, cố định xương, làm thí nghiệm, tính toán sẵn. Trong khi đó học sinh có thể làm được hơn thế rất nhiều các em có thể tham gia trực tiếp băng bó vết thương, làm thí nghiệm về enzim, tính toán các thành phần của một khẩu phần ăn cho trước, làm thí nghiệm chứng minh vai trò của tuỷ sống. Việc tổng kết đánh giá công việc của học sinh hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng khi tự mình làm việc và học sinh cần được đánh giá nhìn nhận đầy đủ khách quan tạo hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức. Vậy mà hiện nay các sản phẩm hoạt động thực hành của học sinh ít được kiểm tra đánh giá, phần nhiều vì lý do thời gian. Đa số các giáo viên chỉ quan tâm làm thế nào để truyền tải hết kiến thức mà không để ý đến việc học sinh tiếp thu như thế nào, lĩnh hội được những gì và đã làm được những gì qua tiếp thu kiến thức lý thuyết. B. Giải pháp khắc phục. 1. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Đối với giáo viên: - Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện và nội dung giáo viên phải xây dựng kế hoạch từ đầu năm về phương tiện thực hành ở mỗi bài, để nắm thế chủ động trong tiết thực hành. Trong thực hành cần có những dụng cụ, thiết bị, vật mẫu có sẵn hoặc tìm tòi trong thiên nhiên đặc biệt là bộ môn Sinh học. - Về nội dung: mỗi giáo viên được phụ trách khối lớp giảng dạy cần làm tốt công việc về chuyên môn và các kiến thức khác (hiểu biết về y tế, lĩnh vực có liên quan) để bài thực hành đạt kết quả cao. 8