SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_pham_chat_nang_luc_hoc_sinh_thong_qua_cong_t.docx
- Nguyễn Thị Phượng-THPT Thanh Chuong 3-Quản lí.pdf
Nội dung text: SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM, HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG NĂM THỰC HIỆN: 2021 - 2022 LĨNH VỰC (MÔN): CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐIỆN THOẠI: 0945 116 382 i
- MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Đối tượng nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Tính mới của đề tài 7 B. PHẦN NỘI DUNG 7 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Error! Bookmark not defined.3 1. Cơ sở lý luận 7 1.1. Khái niệm phẩm chất, năng lực 7 1.2. Khái niệm “Hạnh phúc” 8 1.3. Khái niệm “Trường học hạnh phúc”, “ Lớp học hạnh phúc” 8 1.4. Vai trò công tác chủ nhiệm 11 2. Cơ sở thực tiễn 11 2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp học trong giai đoạn hiện nay 11 2.2.1. Thuận lợi 11 2.2.2. Khó khăn 12 2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm ở trường THPT Thanh Chương 3 12 Chương II: Một số giải pháp để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong công tác chủ nhiệm hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc 14 1. Phát huy vai trò của các chủ thể 14 1.1. Tìm hiểu hoàn cảnh và nắm bắt tư tưởng, tâm lý học sinh 14 1.2. Xây dựng quy tắc và hình thành văn hóa ứng xử trong lớp học 15 1.3. Phát hiện, xây dựng và rèn luyện cho đội ngũ cán bộ lớp 24 1.4. Xây dựng không gian lớp học thân thiện 25 1.5. Đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hình thành kĩ năng mềm cho học sinh 28 iii 1.6. Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt 38
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 12 tháng 11 năm 2019 Công đoàn giáo dục Việt Nam đã ban hành công văn số 312/CĐN về hướng dẫn công đoàn các trường tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc. Theo kế hoạch nâng cao ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người học đáp ứng trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên công đoàn ngành phát động phong trào, các nhà trường đã tích cực hưởng ứng. Thiết nghĩ, muốn phong trào xây dựng trường học hạnh phúc thì trước hết phải xây dựng được lớp học hạnh phúc thành công. Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Có nhiều lớp học hạnh phúc thì mới có trường học hạnh phúc. Xây dựng lớp học hạnh phúc là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. "hạnh phúc" không chỉ bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường mà ngay từ lớp học và thiên chức của nhà giáo, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng. Lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống vui vẻ, tự tin, khỏe mạnh, có ước mơ hoài bão và tích cực tham gia các hoạt động ; được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết khả năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi Chất lượng của lớp học hạnh phúc không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tại trường THPT Thanh Chương 3, nơi tôi công tác là một ngôi trường có bề dày truyền thống, mọc lên trên mảnh đất nghèo hiếu học. Đây là ngôi trường đi đầu trong hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nề nếp, định hướng xây dựng tập thể, tạo môi trường để hình thành, hoàn thiện nhân cách học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc quan tâm giáo dục kỹ năng sống, phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng mềm trong cuộc sống đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Với nhiều năm thành công trong công tác chủ nhiệm, nhiều lớp học rất “đặc biệt” đã thành công, các em đến trường với những “ngày vui” và trưởng thành quay về trường, lớp cũ để tri ân thầy cô, tri ân nhà trường, giúp đỡ và dìu dắt các lớp đàn em. Hãy hiểu rằng học sinh sẽ thay đổi khi giáo viên thay đổi “Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”
- 6. Tính mới của đề tài + Sáng kiến góp phần phát huy tính tích cực chủ động và phát triển năng lực phẩm chất toàn diện cho học sinh. + Chứng minh tính khả thi và tính cần thiết của việc xây dựng các biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng lớp học hạnh phúc hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm “Phẩm chất”, “Năng lực” *Khái niệm về phẩm chất: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Hay: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. * Khái niệm năng lực: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động * Chương trình giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực (nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra) Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS. Phẩm chất, năng lực là hai yếu tố không thể thiếu để hình thành nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao cho học sinh. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần túy là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, càng sâu. Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các yêu cầu