SKKN Những việc cần làm để hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những việc cần làm để hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nhung_viec_can_lam_de_huong_ung_cuoc_van_dong_noi_khong.doc
Nội dung text: SKKN Những việc cần làm để hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
- Phòng giáo dục huyện cẩm xuyờn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường tiểu học Cẩm Quang Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Những việc cần làm để hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” I. Lý do chọn đề tài : Đối với một đất nước vấn đề giáo dục đào tạoluôn được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu .Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”;tất cả mọi thành viên trong xã hội đều quan tâm đến sự nghiệpgiáo dục và đào tạo.Chúng ta là những người làm nhiêm vụ giảng dạy chịu trách nhiệm chính về kết quả học tập của HS .Đòi hỏi người quản lý ,GV giảng dạy phải đóng góp nhiều công sức .Mặt khác ,”Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử “là vấn đề đang được cả xã hội đang quan tâm.Có thể nói chưa bao giờ việc này được đề cập đến nhiều trên báo ,đài ,các phương tiện thông tin .Từ thực trạng HS ngồi nhầm lớp ,hiện tượng tiêu cực trong thi cử ,bệnh thành tích trong học tập ,trong thi đua .Đã nhiều lần báo ,đài đề cập đến những chuyện đau lòng ,những câu chuyện nghe tưởng như đùa mà có thật của nghành giáo dục .Đất nước ta đang trên đường hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới ,không thể tồn tại những người có học vị ,bằng cấp nhưng chất lượng không thực .Bậc tiểu học là nền móng cho những bậc học kế tiếp nên chúng ta nhất thiết phải nhìn thẳng vào sự thật thực chất chất lượng giáo dục của nước ta. GD đạo đức cho HS cũng là vấn đề xã hội quan tâm ,là sự bức xúc của GV và CMHS.Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế mà không quan tâm đến việc đầu tư giáo dục con em ,phó mặc việc GD cho nhà trường ,thầy cô mà thiếu sự quan tâm dến việc GD đạo đức cho con em mình .Trước bối cảnh XH phức tạp như hiện nay ,trẻ em tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng ,ảnh hưởng xấu đến việc GD đạo đức cho trẻ em .Việc GD đạo đức cho các em không chỉ giới hạn trong vi nhà trường ,là trách nhiệm của thầy cô giáo, mà là trách nhiệm liên đới giữa nhà trường ,gia đình và XH.Từ những việc rất nhỏ ,rất đơn giản như việc GD các em lễ phép ,chào hỏi ,đi thưa về trình đối với thầy cô giáo hoặc người lớn tuổi .Bậc tiểu học là nền móng cho các bậc học tiếp theo .Muốn thực hiện tốt cuộc vận động trên cần tìm ra nguyên nhân ,để có biện pháp nâng cao kết quả đào tạo là chất lượng thực.Năm học 2006-2007 nghànhđã triẻn khai cuộc vận động
- hai không để từng bước có biện pháp khắc phục những tồn tại đã có .Đó là lý do tôi chọn đề tài : Những việc cần làm để hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD” II.Thực trạng trước khi thực hiện các biện pháp của đề tài: 1. Thuận lợi: - Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan tới đề tài : + Từ năm học 2002-2003 cả nước triển khai chương trình thay sách ở lớp 1,năm học 2006-2007 đã hoàn thành triển khai chương trình và SGK ở giai đoạn cuối .Song song với việc thay sách giáo khoa là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS .Nội dung chương trình đã giảm bớt những gì chưa phù hợp ,giảm các nội dung lý thuyết khó hoặc chưa thực sự cần thiết ,tăng thời lượng dành cho thực hành . -Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề tài : + Từng năm học đội ngũ GVđạy các lớp thay sách GK đều được tập huấn trước khi GD.Giúp GV nắm chắc được những điểm mới về mục tiêu ,nội dung cấu trúc chương trình .Nội dung chương trình gắn với đặc điểm vùng miền, mang tính mềm dẻo GV có thể chọn lựa thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và tình hình địa phương. +các tài liệu tham khảo được cung cấp khá đầy đủ giúp GVthuận lợi trong việc soạn giảng,bổ túc cho GV về khoa học cơ bản và kĩ năng sư phạm. +các phương tiện ,trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy được nhà nước quan tâm,đầu tư thích đáng,tạo điều kiện thuận lợi cho HS khai thác,khám phá phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập .HS có điều kiện được tự lực chiếm lĩnh kiến thức ,hình thành kĩ năng kĩ xảo. -Cách đánh giá HS cũng được đổi mới ,GV-HS không bị áp lực nhiều vì điểm số.việc đánh giá bằng nhận xét có tác dụng cao trong việc động viên ,khuyến khích HS. +Việc chạy theo thành tích không còn là áp lực với các trường ,lần đầu tiên trong nhiều năm học đã qua,năm học 2006-2007 phòng không giao chỉ tiêu thi đua cho các trường .Các trường được tự đăng ký các chỉ tiêu học lực ,hạnh kiểm của trường . +Có sự chỉ đạo sâu sát của nghành cụ thể ,thông qua các văn bản ,các biểu mẫu ,HSSS, sinh hoạt chuyên môn của phòng ,của cụm chuyên môn phần nào giúp GV có cơ hội nắm bắt thông tin,được trao đổi học tập lẫn nhau về nghiệp vụ chuyên môn ,công tác GD. 2.Khó khăn : -Thực trạng về mặt tiêu cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài :
- +Các tổ khối trưởng của trường chưa được đào tạo bài bản về công tác lãnh đạo quản lý như BGH.Các khối trưởng còn thụ động ,hầu như chưa năng động ,còn lệ thuộc theo sự sắp xếp của BGH.GV trong tổ khối chưa coi trọng việc SHCM tổ,còn coi việc SHCMtổ chỉ là việc khối trưởng tiếp nhận các thông tin của BGH mà truyền đạt lại . -Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan đến đề tài : +Theo quyết định 30 về việc nhận xét,đánh giá kết quả học tập của HS .Theo hướng dẫn ,kết quả học tập của HS ở lần kiểm tra cuối kì II chưa đạt yêu cầu ,nhà trường phải tổ chức thi lại không những một lần mà nhiều lần .Tồn tại của những năm trước có những em yếu kém học lực mà vẫn được lên lớp trên .Sau một năm các em tiếp thu chưa đủ kiến thức ,kĩ năng tối thiểu của từng lớp ,liệu rằng trong mấy tháng hè có bù lại lỗ hổng về kiến thức có được đầy đủ hay không.Không thể dùng biện pháp đưa các em xuống học ở lớp dưới được . +Có những em do sức khoẻ yếu hoặc hạn chế khả năng tiếp thu ,học trước quên sau .Những em này nếu đánh giá thực chất sẽ lưu ban nhiều năm ,không ra khỏi một khối lớp . +Hiện tại HS cả nước học một chương trình ,một bộ sách đối với từng khối lớp ,có trường học một buổi ,có trường đủ điều kiện học 2 buổi ;trình độ GV không đồng đều ,điều kiện học –dạy từng trường khác nhau .Khi chuyển cấp lên bậc học THCSở những địa bàn có hệ thống trường bán công ,tâm lý PHHS,GVai cũng muốn con mình được học vào trường hệ A.Như vậy các trường còn bị áp lực về tỉ lệ HS được vào hệ A cao hay thấp .Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong thi cử . -Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan đến đề tài : +Hiện nay các GV làm kiêm nhiệm công tác thường kêu ca vì áp lực công việc quá nhiều .VD:HSSS,giáo án ,hội họp ,các hội thi ,phong trào;công việc dự giờ ,kiếm tra các hoạt động của tổ khối thêm vào đó là công việc riêng của gia đình .Vì vậy giáo viên không có thời gian ,tâm trí suy nghĩ đầu tư cho bài soạn .Mặc dù tài liệu ,STK trong thư viện rất nhiều nhưng GV ít có thời gian để đọc và nghiên cứu . +Chế độ tăng giờ đang thực hiện cho chế độ kiêm nhiệm khối trưởng chưa thoả đáng . Theo quy định khối trưởng được hưởng phụ cấp chức vụ 0,2 mức lương tối thiểu ,với định mức như thế chưa đủ để người khối trưởng dành thời gian ,toàn tâm,toàn trí ,công sức cho công việc . 3. Số liệu thống kê: -Kết quả các phong trào ,hội thi : Nội dung Kết quả đạt được Kết quả đạt được
- Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 HS năng khiếu 05 27 HS giỏi bộ môn 05 03 Tập thể 03 05 Kết quả đạt được Kết quả đạt được Kết quả cuối năm học Năm học 2008-2009 Năm học 209-2010 HS giỏi 156 120 HS thi lại 05 12 III.Nội dung đề tài : 1.Cơ sở lý luận : - Quan điểm của các nhà khoa học về những vấn đề có liên quan đến các đề tài: + Văn bản chỉ đạo của các cấp liên quan đến việc tổ chức các HĐ trong nhà trường ,liên quan đến việc dạy và học . + Muốn thực hiện tốt cuộc vận động hai không của ngành đòi hỏi phải có những việc làm đồng bộ trong việc quản lý trong việc dạy và học .Đặc biệt là chất lượng dạy của GV.Thực tế cho thấy các HĐ trong nhà trường hiệu quả hay không là do năng lực quản lý của hiệu trưởng ,trình độ CMNV của GV,điều kiện để các thành viên trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ .Hiện nay vẫn còn trình trạng những nhà QL cấp trường có suy nghĩ chất lượng dạy của GV và kết quả học tập của HS là trách nhiệm của GV .HT chỉ quản lý chương trình thời lượng là đủ .Công việc của HT là quản lý hành chính nhà nước ,là việc tham mưu với các cấp .Mảng SHCM được giao khoán cho HPCM.Bên cạnh đó cũng có những người nhận thức được đúng đắn ,muốn có chất lượng học tốt dạy tốt ,người quản lý phải biết tổ chức các HĐ trong nhà trường ,phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên ,các ban ngành ,đoàn thể trong trường và địa phương Việc nâng cao tay nghề của GV ,cải tiến phương pháp giảng dạy,giờ dạy sẽ có tác dụng nâng cao kết quả học tập của HS.Như vậy nhiệm vụ của HT phải bao gồm cả việc quản lý CM trong nhà trường và phải thực hiện đồng bộ các mặt như sau : *Quản lý chuyên môn đúng quy định nhà nước *Tăng cường kết quả CM. *Hỗ trợ chuyên môn *Cải tiến chuyên môn Để tăng cường kết quả CM phải nắm được thực chất hiệu quả dạy và học của GV-HS, phát hiện và bồi dưỡng GV-HSG .Thúc đẩy ,giao lưu ,trao đổi kinh nghiệm giảng dạy,
- GD của GV và kinh nghiện học tập rèn luyện của HS .Cải tiến phương pháp dạy học- GD theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của HS trong rèn luyện và học tập của HS;thúc đẩy việc cải tiến hình thức GD-DH.Nhằm làm cho việc dạy học trở nên sinh động đạt chất lượng. 2. Nội dung ,biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : a, Những việc cần làm đối với BGH: -Xây dựng nề nếp SHCM: Muốn có HS học tốt thì GV phải dạy tốt .Việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ GV rất quan trọng .Từ thực tế cho thấy sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ,thậm chí sinh hoạt CM ở một số trường còn hình thứckém hiệu quả do nhiều nguyên nhân: + Hình thức tổ chức sinh hoạt đơn điệu .Nội dung sinh hoạt còn hời hợt ,chưa chuyen sâu vào vấn đề chuyên môn ;diễn tiến một lần họp thường là GVcác lớp báo cáo tiép đó từng thành viên trao đổi góp ý .Các ý kiến góp ý rất hạn chế ,GV còn ngại va chạm ,cả nể sợ mất lòng .Hầu như những vấn đề thường được nhất trí theo những gì khối trưởng đã dự kiến.Hiếm khi thấy ý kiến đề xuất lên BGH giải quyết sau khi họp . + Biện pháp :Cần phải cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo ,xây dựng kế hoạch nội dung SHCM trên cơ sởké hoạch của phòng .Người điều hành cuộc họp phải chuẩn bị kĩ về nội dung ,biết cách đặt vấn đề để các thành viênkhác trao đổi ,bàn bạc và tranh luận ;có như thế mới nảy sinh vấn đề để cùng nhau tìm hướng giải quyết ;trong SHCM các thành viên không chỉ biết lắng nghe ,mà phải biết nói ,nói cótrọng tâm . Công tác tự kiểm tra: Bệnh thành tích cũng là bệnh chung của một số trường ganh đua giữa trường này với trường khác .Hoặc BGH còn tính cả nể ,chưa thẳng thắn trong việc kiểm tra đánh giá GV,chưa mạnh dạn trong việc phê bình và tự phê bình. +Cần xác định rõ chống tiêu cực trong thi cử phải bắt đầu từ việc dạy học của GV,kết quả khảo sát đầu năm của HSlà cơ sở chỉ đạo cụ thể để có biện pháp nâng dần chất lượng của HS và theo dõi sự tiến bộ của HS từng thời điểm. Kiểm soát và ngăn ngừa việc sữa điểm ,nâng điểm của GV, không chạy theo thành tích . + Cần phải coi trọng công tác tự kiểm tra của trường việc tổ chức tiến hành có kế hoạch cụ thể để việc kiểm tra có tác dụng tích cực đến chất lượng dạy và học.Muốn vậy phải đổi mới công tác kiểm tra ,không chạy theo thành tích mà cần đi vào chiều sâu có hiệu quả .Ban kiểm tra chuyên môn của nhà trường có vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả công tác tự kiểm tra .Qua kiểm tra sẽ góp phần thúc đẩy GVthực hiện dúng quy định ,quy chế chuyên môn ,tạo được thói quen nề nếp kĩ cương trong nhà trường .Giúp GV có cái