SKKN Nghiên cứu biện pháp quản lý nhằm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường THCS Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu biện pháp quản lý nhằm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường THCS Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_bien_phap_quan_ly_nham_xay_dung_va_boi_duong.doc
Nội dung text: SKKN Nghiên cứu biện pháp quản lý nhằm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường THCS Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ
- Danh mục chữ cái viết tắt 1. THCS ( Trung học cơ sở) 2. CNH-HĐH (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa) 3. NXB VHTT ( Nhà xuất bản, văn hóa thể thao) 4. BCH TW ( Ban chấp hành trung ương) 5. BGH ( Ban giám hiệu) 6. THPT ( Trung học phổ thông) 7. CNTT ( Công nghệ thông tin) 1
- MỤC LỤC Nội dung Trang I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1/ Lý do chọn đề tài. 3-5 2/ Mục đích nghiên cứu. 5 3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 5 4/ Giả thuyết khoa học. 6 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu. 6 6/ Giới hạn của đề tài. 6 7/ Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7 Phần I: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THCS Cự Đồng. 7-12 Phần II: Biện pháp quản lý, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ 13-16 giáo viên ở trường THCS Cự Đồng – Thanh Sơn – Phú Thọ. Phần III: Hiệu quả của Biện pháp quản lý, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất 17-21 lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ. III: KẾT LUẬN + Kết luận 22 + Những kiến nghị, đề xuất 22 + Danh mục tài liệu tham khảo 23 + Phụ lục 2
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn đề tài : Xuất phát từ những quan điểm của Đảng ta, coi giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu”; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy yếu tố con người phát triển toàn diện là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững trên mọi lĩnh vực. Con người được đào tạo là con người có năng lực trí tuệ, có đạo đức, năng động thích nghi với sự thay đổi. Có kỹ năng hành động, biết “ Học nữa, học mãi ” và có ý tưởng học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người. Bởi vậy trong các nghị quyết của Đảng ta đều nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục, ngay từ nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII đã chỉ rõ “ Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực vừa là tiền đề của sự phát triển trong thời kì đổi mới của nhân dân ta ” Nhà trường là nơi kết tinh trình độ văn minh cụ thể của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Sản phẩm của nhà trường , kết quả giáo dục của nhà trường thể hiện ở học sinh, những nhân cách không lặp lại, những công dân tương lai của đất nước. Sản phẩm này đạt mục tiêu nhân cách bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên và sự tiếp nhận của mỗi HS. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội là phải đào tạo ra những con người “ Vừa hồng vừa chuyên ” phát triển toàn diện về các mặt: Đạo đức; trí tuệ; thể chất; thẩm mỹ và các kỹ năng sống nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục trung học cơ sở là cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông sau này. Trong tầm quản lý vĩ mô sự nghiệp giáo dục, chúng ta có thể khẳng định “ Vị trí đội ngũ giáo viên là vấn đề then chốt của giáo dục ” 3
- Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào hai hoạt động: Hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này không tách rời nhau, mà có quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau tạo thành một quá trình dạy học. Thực chất muốn phát huy, nâng cao chất lượng dạy học thì phải phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên. Muốn thực hiện được mục tiêu trên phải có đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa và có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Do vậy việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được coi là vấn đề hàng đầu mà người quản lý nhà trường phải quan tâm. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ còn phụ thuộc vào năng lực tổ chức và điều hành của bộ phận quản lý nhà trường. Muốn nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì người quản lý phải coi trọng việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo phải được đặt vào vị trí trọng yếu, vị trí hàng đầu trong công tác quản lý của mình. Muốn xây dựng nhà trường trở thành Trường tiên tiến xuất sắc thì công tác quản lý nhà trường không thể coi nhẹ việc chăm lo cho xây dựng đội ngũ giáo viên. Trong thực tế việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THCS xã Cự Đồng - Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ có những ưu điểm và hạn chế sau : * Ưu điểm: - Đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của ngành. Nhà trường không có giáo viên vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế chuyên môn. - Đội ngũ giáo viên của nhà trường đoàn kết, thống nhất ý chí, có tinh thần trách nhiệm và tính tự giác cao trong công việc có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mỗi thầy cô giáo trong nhà trường luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, không ngừng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ và lý luận chính trị. 4
- - Đội ngũ Ban giám hiệu nhà trường dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường đoàn kết, có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạo. * Hạn chế: - Một số giáo viên trong đội ngũ chưa thực sự say sưa với nghề nghiệp, còn chậm đổi mới phương pháp. - Chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao, còn hiện tượng chậm giờ, muộn giờ. - Việc phấn đấu vươn lên để trở thành giáo viên giỏi, lớp có chất lượng cao còn nhiều giáo viên chưa đạt được, vấn đề này tồn tại bởi nguyên nhân sau: + Do năng lực chuyên môn còn hạn chế chưa chịu học hỏi, không tự giác trong bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. + Do tư tưởng không chịu rèn luyện, phấn đấu thường xuyên. - Ngoài các yếu tố trên về tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ mặc dù kiến thức nhiều nhưng kinh nghiệm còn hạn chế, đa số là giáo viên ở trường trong huyện đi tăng cường nên sau khi hết thời gian công tác theo quy định thì chuyển trường, vấn đề này cũng gây ra không ít khó khăn cho công tác giảng dạy và quản lí của nhà trường. Từ những vấn đề trên đó là vấn đề mà các nhà quản lí luôn phải quan tâm và trăn trở. Với cương vị là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường trung học cơ sở Cự Đồng, bản thân tôi cũng nhận thức sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ giáo viên của nhà trường để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay nhà trường đang phấn đấu xây dựng các tiêu chí cho kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT đồng thời củng cố và duy trì trường chuẩn Quốc gia vào năm 2015. Chính vì lí do đó nên tôi chọn đề tài này đế nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp cho công tác quản lý của nhà trường đạt kết quả cao hơn trong những năm học tiếp theo. 2/ Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu biện pháp quản lý nhằm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường THCS Cự Đồng- Thanh Sơn- Phú Thọ. 3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 5
- a. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu tất cả hoạt động của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của người giáo viên trong trường THCS Cự Đồng. b. Đối tượng nghiên cứu: Là các biện pháp xây dựng và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ của giáo viên trường THCS Cự Đồng- Thanh Sơn- Phú Thọ. 4/ Giả thuyết khoa học: Nếu làm tốt các biện pháp xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường sẽ xây dựng được đội ngũ giáo viên tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn mới. 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. 5.2- Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường. Phân tích các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. 5.3- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo ở trường THCS Cự Đồng- Thanh Sơn- Phú Thọ. 6/ Giới hạn của đề tài: Do điều kiện thời gian không nhiều, việc nghiên cứu và tìm hiểu còn hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên của trường THCS Cự Đồng- Thanh Sơn- Phú Thọ, từ năm học 2012-2013, 2013-2014 và năm học 2014-2015. 7/ Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 7.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận, lý thuyết. 7.2- Phương pháp điều tra , khảo sát thực tế. 7.3- Phương pháp thống kê. 7.4- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỰ ĐỒNG - THANH SƠN- PHÚ THỌ. 1/ Khái quát đặc điểm tình hình địa phương: Trường trung học cơ sở Cự Đồng - Thanh Sơn- Phú Thọ, một trường miền núi nằm ở phía Tây nam của huyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ, là địa bàn của xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ. Năm 2001, Cự Đồng được Chính phủ công nhận xã ATK, được hưởng chế độ 135 của Nhà nước, hiện nay là xã 229. Trường THCS Cự Đồng đóng trên địa bàn thuộc khu Kim Thịnh gần trung tâm xã, thưa dân cư, có 5 dân tộc cùng sinh sống như dân tộc: Kinh, Mường, Dao, Tày, Thổ trong đó phần lớn là dân tộc Mường chiếm 66,4 %. Trường đóng trên địa bàn rộng, nơi cách xa trường nhất khoảng 4km song tình hình an ninh xã hội được đảm bảo, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện tốt, các thông tin được chuyển tải kịp thời tới nhân dân. Điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội có tiềm năng lớn, ngoài tiềm năng về kinh tế đồi rừng, chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp thì nhân dân trên địa bàn còn có thể phát triển hoạt động dịch vụ nhất là hiện nay tuyến đường liên tỉnh 70b nối với tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành. Từ các cơ sở và điều kiện nói trên, nhà trường là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, tạo nguồn nhân lực, cán bộ cho các địa phương, nâng cao dân trí để phát triển kinh tế - xã hội góp phần vào xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội 2/ Khái quát đặc điểm tình hình nhà trường: 2.1- Thuận lợi: Trong các năm học vừa qua trường THCS Cự Đồng luôn được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng và ủng hộ tích cực của nhân dân các dân tộc trên địa bàn 7