SKKN Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS

doc 19 trang sangkien 01/09/2022 5480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_cua_cong_tac_chu_nhiem_lop_nham_nang.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ tri thức và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Ở Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta có ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Do đó, giáo dục có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại nói chung và của đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy rằng việc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam đã được cải tiến và hoàn thiện như các nước trên Thế giới nhưng chúng ta không thể không lo sự tụt hậu của nó nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn hàng ngày, hàng giờ cho thấy sự khó khăn, sút kém khó đẩy lùi trong nền kinh tế - văn hóa - xã hội đang cần cảnh báo như: Chất lượng dạy và học chưa đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội đặt ra, đạo đức học sinh suy giảm, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Nguyên nhân thực tế của những hiện tượng trên là do: Công tác quản lý, sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình và xã hội” chưa chặt chẽ, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con, em mình, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sự ân cần quan tâm đến các em còn qua loa Chính vì thế mà dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như: Học sinh thường đi học sớm la cà ở các quán, các tiệm chơi Game, cúp tiết trốn học ngày càng nhiều, tác phong không chuẩn mực, ngôn phong ứng xử thiếu tế nhị giữa học sinh với học sinh và học sinh đối với giáo viên Từ thực trạng đó cho thấy công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy , học và phát triển nhân cách cho học sinh . Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên
  2. đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục , rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm tôi hết sức quan tâm đến vấn đề này. Tôi thường suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm tại lớp mình? Làm sao cho các em được an tâm đạt kết quả tốt trong học tập mà không gì khác hơn là thực hiện tốt công tác quản lý lớp chủ nhiệm. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài :“Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THCS ” II. Mục đích viết sáng kiến : Trong những năm thực hiện công tác giáo dục, bên cạnh làm công tác giảng dạy chuyên môn thì nhiều năm liền được phân công làm công tác chủ nhiệm, trong năm học 2015 - 2016 bản thân được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 9, với kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không phải chỉ có giảng dạy về chuyên môn là quan trọng mà công tác chủ nhiệm cũng đóng vai trò quan trọng không kém; không những ngoài việc hoàn thành các hồ sơ sổ sách, thông báo thông tin quan trọng của Ban Giám hiệu, Đoàn, Đội cho học sinh mà còn phải tìm hiểu tâm lý của các em, động viên khuyến khích khi các em học tập sa sút, là người tư vấn cho các em khi gặp phải những chuyện buồn trong gia đình, uốn nắn những biểu hiện hành vi sai lệch của các em, tận tình giúp đỡ khi các em chưa biết chọn phương pháp nào để học tốt,. Nhằm hoàn thiện cho các em là một người công dân tốt, có đầy đủ tri thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng đề phòng và chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang nhắm vào lứa tuổi thanh, thiếu niên bằng con đường văn hóa không lành mạnh, để đáp ứng nhu cầu xã Trang 2
  3. hội đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc giữ vai trò làm công tác chủ nhiệm không phải là một chuyện dễ làm. Muốn làm được điều này thì bản thân giáo viên chủ nhiệm phải vững về chuyên môn, kiên định mục tiêu lý tưởng của mình “yêu nghề, mến trẻ”, tận tâm, tận lực với công việc, thân thiện với học sinh, tích cực năng nổ trong công tác. Tuy nhiên, trong khi thực hiện công tác chủ nhiệm ngoài những thuận lợi thì bên cạnh đó cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Với tư cách là một người giáo viên, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng của học sinh thông qua công tác chủ nhiệm ở Trường THCS . III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm ở học sinh lớp chủ nhiệm . Thực trạng dạy học lớp 9 Trường THCS . Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh về hai mặt giáo dục trong công tác quản lý chủ nhiệm. 2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng về kết quả hai mặt giáo dục của học sinh và thử nghiệm các biện pháp đề xuất ở Trường THCS . 3. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm các phương pháp nghiên cứu luận. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Một số phương pháp nghiên cứu khác. VI. Kế hoạch thực hiện: Thời gian : Bắt đầu từ 01/9/2015 đến 27/2/2016 Trang 3
  4. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Nghị quyết Trung ương 2 ngày 14 tháng 9 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu: "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững " Bộ Chính trị cũng đã đưa ra trong Kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 là phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ trên Bộ Chính trị đã đưa ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; mở rộng qui mô giáo dục hợp lý; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục - đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng; tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo”. Do đó công tác giáo dục được Bộ Chính trị và toàn dân coi đó là một sứ mạng của lịch sử. Nếu không có giáo dục thì con người sẽ tụt hậu, đất nước kém phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thiếu ổn định. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, trong Kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị, đồng thời quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vì một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, ngành giáo dục đặt ra cho hệ thống giáo dục việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết cho những nhà quản Trang 4
  5. lý cũng như mỗi người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào giờ lên lớp của từng cá nhân của mỗi giáo viên và công tác quản lý của Lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Do đó công tác quản lý lớp chủ nhiệm phải được kiểm tra thường xuyên, kịp thời nhằm nắm bắt được tình hình của lớp về học tập, tâm sinh lý của học sinh và từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu, giúp các em lĩnh hội được tri thức, tiến bộ trong học tập, chuẩn mực ngôn phong, tác phong cho các em, để các em có đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của xã hội đặt ra “vừa hồng, vừa chuyên”, nhằm phát triển đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. II. Thực trạng 1. Thuận lợi: Được sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp vững về chuyên môn, đạo đức tác phong chuẩn mực, luôn năng nổ nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn. Bản thân có sức khỏe tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, nắm được tình hình lớp ngay từ đầu năm học. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo tốt cho việc thực hiện công tác giáo dục. Các bậc phụ huynh học sinh của lớp chủ nhiệm ngày càng có trách nhiệm hơn trong công tác giáo dục, quản lý chặt chẽ trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của các em, hỗ trợ giúp đỡ nhà trường về mọi mặt để bộ mặt giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên. Đa số học sinh ngoan hiền, chú ý đến việc học tập, biết sửa đổi khi phạm sai lầm, chấp hành tốt nội quy trường, lớp. 2. Khó khăn: Trang 5
  6. Một số em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướn suốt ngày nên chưa quan tâm đến việc học của các em.Môi trường xung quanh có rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí, nên một số học sinh đã bị cuốn hút vào nơi đó và lãng quên việc học của mình. Hơn nữa, ở lứa tuổi này tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh , các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết , tìm tòi , bắt chước , thích giao lưu , đua đòi , thích khẳng định mình .trong khi kiến thức về xã hội , gia đình , sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế , nên chiều hướng học sinh hư , lười học , bỏ giờ , trốn tiết , vi phạm đạo đức ngày càng nhiều . Phụ huynh học sinh thiếu thông tin về kiến thức xã hội, kiến thức nuôi dạy con, chưa tự giác, chủ động phối hợp với nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý con em mình, chỉ khi nào mời thì các bậc phụ huynh mới đến, đôi khi không đến. Một số học sinh ngại lao động, thường xuyên đi học trễ, ăn mặc có lúc chưa đúng theo nội qui nhà trường, chưa chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, nghỉ học không lý do thỉnh thoảng chửi thề, nói tục, đánh nhau Kết quả học tập ở cuối năm học trước của lớp còn thấp. Một số giáo viên trong Hội đồng sự phạm còn yếu tay nghề hoặc có nhiều kinh nghiệm nhưng tiết dạy chưa chuẩn bị chu đáo, chỉ mang tính hình thức, bài dạy chưa đào sâu kiến thức cho học sinh, quản lý học sinh trong tiết dạy còn lỏng lẻo, chưa nghiêm túc nên dẫn đến các em chán học hay bỏ tiết. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khóa đào tạo chính thức nào cho GVCN . Bản thân làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm và học hỏi trao đổi với đồng nghiệp trong nhà trường . Tóm lại, trước những thực trạng trên thì bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở, suy nghĩ với phương pháp quản lý của mình như thế nào để lớp chủ nhiệm ngày càng tiến bộ hơn, lớp luôn đạt là Chi đội vững Trang 6