SKKN Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 4 theo hướng tích cực hoá hoạt động dạy học

doc 9 trang sangkien 05/09/2022 8980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 4 theo hướng tích cực hoá hoạt động dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_doc_cho_hoc_sinh_lop_4_theo_huong_t.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 4 theo hướng tích cực hoá hoạt động dạy học

  1. I. Đặt vấn đề. "Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người" (Lê Nin). Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại. Thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này (K.A. usinxki). Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò quan trọng và to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm được ngôn ngữ lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Trình độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó chính là tấm gương phản chiếu trình độ nuôi dưỡng tâm hồn của họ. Chính vì vậy tiếng mẹ đẻ là một môn học trung tâm ở trường Tiểu học. Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình tiếng việt ở bậc Tiểu học nói chung và đối với khối lớp 4 nói riêng. Dạy tốt phân môn tập đọc là rèn luyện cho học sinh 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú. Tập đọc thuộc vào nhóm bài học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới đó là chữ viết, có được năng lực mới đọc thông, viết thạo. Đối với học sinh Tiểu học nhà biết đọc mà các em có điều kiện học các môn học khác nhau trong chương trình. Tập đọc là một bài học thực hành kỹ năng tính chất thực hành đòi hỏi giáo viên cần coi trọng việc luyện đọc, từ đọc chậm ngắc ngứ, lí nhí tiến tới đọc thông viết thạo lưu loát, đọc thành tiếng tiến tới đọc thầm, đọc thuộc không cần nhìn sách, đọc diễn cảm. Hiện nay, chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 4 chưa cao. Qua quá trình giảng dạy ở lớp 4C tôi thấy các em đọc chưa diễn cảm, còn phát âm nhiều sang tiếng địa phương Vậy, làm thế nào để nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh. Đây chính là điều tôi băn khuăn, trăn trở. Vì vậy tôi chọn đề tài: Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 4 theo hướng tích cực hoá hoạt động dạy học. 1
  2. II. Nội dung. 1. Thực trạng của lớp: - Lớp 4C có tổng số 24 em. Nam: 16 em Nữ: 8 em - Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, bố mẹ làm nông nghiệp vì vậy sự quan tâm đến việc học của con cái còn hạn chế. Mặt khác, việc học phân môn tập đọc của các em cũng có một số hạn chế như việc phát âm của các em còn mang rõ dấu ấn phương ngữ nên khi đọc, phát âm sai rất nhiều so với chuẩn. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải công phu trong việc rèn luyện đọc cho các em. Một số lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải như: + Phát âm lẫn lộn các vần nguyên âm đôi - ưu - iu - iêu - im - iêm + Phát âm lẫn lộn âm: s - x, r - d, tr - ch + Phát âm lẫn lộn và sai thanh (~), thanh hỏi (?) việc đọc sai đó sẽ dẫn đến viết chính tả sai và hiểu sai thông tin trong văn bản. Khảo sát các giờ tập đọc ở lớp 4C, cho thấy chất lượng môn tập đọc đầu năm học như sau: Tổng số học sinh của lớp : 24 em. Xếp loại khá và giỏi : 5 em = 20,8% Trung bình : 14 em = 58,3% Yếu : 5 em = 20,9% Số học sinh chưa đạt yêu cầu đó do các lỗi sau: - Lẫn lộn dấu thanh: ?/~ - Lẫn lộn âm: s - x, r - d, tr - ch - Phát âm chưa chuẩn các tiến có vần: - ưu - iu - iêu - im - iêm 2
  3. - Đọc không đảm bảo được tốc độ quy định. 2. Nguyên nhân: Qua khảo sát, tìm hiểu về lỗi sai về tập đọc của học sinh có thể rút ra một số nguyên nhân sau: - Học sinh chưa chịu khó, chưa chú tâm đến việc học bài tập đọc ở nhà. - Học sinh phát âm sai, chưa chuẩn do thói quen giao tiếp của địa phương, gia đình chưa quan tâm tới việc sửa âm sai cho con em. - ở lớp, giáo viên chưa chú trọng trong việc luyện đọc cho các em vì lỗi dạy tập đọc thiên về giảng ý nhiều. - Giáo viên không sửa được lỗi phát âm sai cho học sinh vì bản thân giáo viên cũng phát âm chưa chuẩn. - Quá trình dạy đọc giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc đọc hiểu, năng lực cảm thụ văn bản của học sinh. Trong một giờ tập đọc học sinh không chỉ đọc đúng mà còn phải đọc trên cơ sở không hiểu nội dung của văn bản (đọc hiểu). Việc hiểu bài nó hỗ trợ tích cực cho việc rèn đọc. Các em sẽ không thể đọc đúng, đọc hay nếu chưa hiểu hết nội dung và nghệ thuật của bài chưa hiểu hết được cái hay, cái đẹp của bài tập. - Tài liệu tham khảo còn ít cũng hạn chế đến năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. 3. Biện pháp: Để thực hiện giảng dạy tốt một giờ tập đọc theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập cho học sinh khối 4, một cách có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên cần phải. a. Chuẩn bị bài dạy: - Đây là khâu quan trọng mà đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước khi lên lớp là: kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. Bước chuẩn bị bài có thể coi như là xây dựng bản thiết kế trước lúc bắt đầu thi công công trình. 3
  4. Sơ đồ 3 bước cho một bài học Thấy thiết kế Thầy + trò thi bài dạy công bài dạy Trò hoàn thành bài học - Trong quá trình giáo viên chuẩn bị bản thiết kế của mình thì đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị được giọng đọc mẫu, không thể đọc giọng địa phương. Có như thế thì mới dễ đưa bài học đi sâu vào tâm hồn trẻ. Tuy vậy tuỳ vào từng bài cụ thể để thay đổi cách đọc mẫu. + Hệ thống câu hỏi phải chuẩn bị cẩn thận, đây chính là cái cốt, là chìa khoá để mở cửa xâm nhập, cảm thụ nội dung của bài tập đọc. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên phải hết sức thận trọng trong khi đưa ra hệ thống câu hỏi. Yêu cầu phải: Chính xác, rõ ràng, không lập lờ, phù hợp với trình độ học sinh, có thể là câu hỏi với hình thức trực tiếp bằng các loại câu hỏi nhận diện hoặc hỏi sáng tạo để làm sao toát lên từng đoạn, từng ý với nội dung vốn có. Khi cần có thể chia câu hỏi thành các câu hỏi nhỏ, sát thực để tránh trình trạng học sinh sẽ hoặc không trả lời hoặc đọc cả đoạn. Đây là cái thường xảy ra ở các lớp tiểu học vì các em chỉ nhận diện chung chung rồi đọc cả đoạn và coi như đó là đã trả lời câu hỏi. Thật vậy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì bước chuẩn bị hệ thống câu hỏi là giáo viên đã đưa được học sinh vào nội dung các em có thể tự mình thu thập các giá trị biểu niệm thể hiện ở trạng từ, trong đoạn văn và trong văn bản, bên cạnh các ẩn ý là các giá trị nghệ thuật của đoạn, từ đó các em có thể tự mình thể hiện những cách đọc đúng và diễn cảm các văn bản đó. + Chuẩn bị đồ dùng và dụng cụ trực quan. Đây là khâu không thể thiếu. Quá trình nhận thức của học sinh là “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng ” 4
  5. cho nên dạy tập đọc không nên không có các dụng cụ trực quan, không phải bắt buộc cứ phải là vật thật, là tranh ảnh mô hình mà tuỳ thuộc vào nội dung từng bài có thể là giọng đọc của giáo viên hay cử chỉ, điệu bộ cũng là các hình tượng trực quan, hơn nữa giọng đọc của giáo viên rất quan trọng trong tiết tập đọc. b. Dạy trên lớp: Đây chính là bước thi công,là quan trọng nhất, đòi hỏi phải có sự tập trung, một giờ tập đọc có đạt kết quả hay không chính là ở bước này, ở bước lên lớp, tất cả các công việc chính cần làm thì đã được Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng thành một chuỗi các bước: - ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ - Dạy bài mới +Giới thiệu bài +Đọc mẫu +Tìm hiểu bài +Luyện đọc - Củng cố- dặn dò Tuy vậy, tôi thiết nghĩ đó mới chỉ là cái khung cứng mà thôi. Để dạy học sinh lớp 4 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập thì thực sự phải dạy học hướng vào học sinh, kết hợp hài hoà giữa thầy và hoạt động của học sinh trong giờ học, giao việc với từng cá nhân học sinh, không thê áp đặt theo phương pháp thuyết trình thầy giảng, trò nghe và ghi nhớ mà phải là trò tim ra và trò tự chiêm lĩnh tri thức thông qua sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên, cụ thể trong từng bước như sau: + Phần giới thiệu bài: Có thể thực hiện theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào nội dung từng bài, có thể bằng tranh, bằng lời nói, bằng cử chỉ điệu bộ. +Phần đọc mẫu lần 1:Có thể thực hiện theo 2 cách: nếu bài dễ đọc và học sinh khá( giỏi) đọc, còn không thì giáo viên đọc. 5
  6. + Đây là phần để giới thiệu xuất xứ hoặc để giải thích một số từ trong văn bản, giáo viên phải thực hiện phần chú giải này để học sinh có thể hiểu xuất xứ của văn bản hoặc hiểu một số từ, thuật ngữ mới có trong văn bản. + Phần tìm hiểu nội dung bài: - Đây là phần quan trọng, học sinh cảm thụ được hay không chính là phần này. Khi dạy phần này, giáo viên nên tuỳ thuộc vào bài đọc cụ thể để có thể phân tích theo hướng bổ ngang hay bổ dọc, để rồi dùng hệ thống câu hỏi đã có sẵn (bản thiết kế) kích thích học sinh tham gia khai thác bài học.Lưu ý phải dẫn dắt đẻ đưa về đúng ý của từng đoạn. Khi học sinh đã đưa ra được từ trọng tâm, giáo viên không nên vội vàng để giải nghĩa, mà tiếp tục dùng câu hỏi để các em tự hiểu từ. Như thế vừa đảm bảo được tính khoa học, lại vừa kích thích tính tự giác, hứng thú của các em, có như thế bài học sẽ dễ phát triển, các em sẽ hiểu được ý của đoạn văn. Phần này theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khi tìm hiểu bài, tuỳ từng bài giáo viên có thể lồng cả phần luyện đọc vào để các em học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các giá trị nghệ thuật của đoạn văn và tiết kiệm được thời gian vì từ chỗ các em đọc tốt đoạn văn dẫn đến các em hiểu sâu sắc đoạn văn. Trong lúc tìm hiểu về giá trị nghệ thuật giáo viên cho học sinh đọc, học sinh có thể phát hiện ở đoạn đó thì nên đọc thế nào? Vì sao? Rồi giáo viên sửa sai luôn sẽ rất tiện lợi cho việc cảm thụ. Ví dụ: Giáo viên hỏi: Với đoạn văn này, em phải đọc như thế nào cho hay, cho đúng? Học sinh trả lời và đọc, giáo viên cho các em tự sửa sai luôn. +Phần rút ra các ý và đại ý: Giáo viên tuyệt đối không được làm thay mà phải để học sinh tự đưa ra ý kiến của riêng cá nhân và cũng từ các em uốn nắn câu, từ để đại ý và thành ý. Làm như vậy giúp học sinh được cách nói câu đủ ý, đủ thành phần câu. Giáo viên chỉ gợi mở, ghi bảng và cho học sinh khác nhắc lại để các em có thể tự mình xây dựng nên bài học cho bản thân mình. Tóm lại, phần tìm hiểu bài đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nhạy bén, linh hoạt để dẫn dắt học sinh thâm nhập bài học, và trong khi tìm hiểu bài giáo viên cần lồng thêm phần luyện đọc và để học sinh hiểu bài và thực hành. 6