Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Kĩ thuật Lớp 4 - Huỳnh Kim Bảo

doc 14 trang sangkien 26/08/2022 6721
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Kĩ thuật Lớp 4 - Huỳnh Kim Bảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Kĩ thuật Lớp 4 - Huỳnh Kim Bảo

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚ II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn kĩ thuật lớp 4 Tên tác giả : Huỳnh Kim Bảo Giáo viên bộ môn Năm học : 2013-2014 1
  2. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1/ Đặt vấn đề : Trong chương trình các môn học của bậc tiểu học. Thủ công-Kĩ thuật là môn mang tính chất thực hành. Việc dạy Thủ công-Kĩ thuật ở bấc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản cùng với sự kiên nhẫn và tỉ mỉ , Tạo điều kiện cho các em kĩ năng, sáng tạo trong cuộc sống và hoc tập tốt. Chính sử dụng những vật liệu dao, kéo, kim chỉ, lắp ráp để hoàn thành các sản phẩm từ môn Thủ công-Kĩ thuật đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng nó trong cuộc sống. Hiện nay môn kĩ thuật lớp 4 có vị trí quan trọng trong nhà trường, cũng như các môn học khác kĩ thuật 4 góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản khác của học sinh. Kĩ thuật 4 giúp học sinh tập áp dung những kiến thức đã học từ các môn học khác như: : toán, tự nhiên và xã hội, vào quá trình làm ra sản phẩm, qua đó củng cố và vận dụng kiến thức đã học góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác. Môn kĩ thuật 4 góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần phát triển tư duy sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động mới như : cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Mục tiêu của môn kĩ thuật 4. Kiến thức : giúp cho học sinh hiểu được nhũng tri thức cần thiết và tối thiểu về kĩ thuật cắt, khâu thêu, kĩ thuật trồng cây rau hoa và kĩ thuật lắp ghép mô hình. Trên cơ sở đó, bước đầu cho các em làm quen với các lãnh vực hoạt động dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp. Kĩ năng : hình thành ở học sinh kĩ năng lao động đơn giản : khâu, thêu, trồng cây, lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật, và sử dụng các dụng cụ thông thường ( kéo, kim khâu, thước, cuốc, ) trong quá trình lao động. bước đầu hình thành ở học sinh tư duy sáng tạo, thói quen lao động có kĩ thuật theo quy trình công nghệ và bồi dưỡng năng lực làm việc hợp tác với người khác. Thái độ : giáo dục học sinh yêu lao động, kính trọng người lao động, biết quý sản phẩm lao động. Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và thói quen làm việc theo quy trình. Có ý thức tự phục vụ, hợp tác với bạn bè, giữ gìn môi trường sạch đẹp. Các mạch kiến thức hệ thống đảm bảo sự hài hoà trong mục tiêu đề ra. Việc cần thiết là ngưởi giáo viên cần có phương pháp dạy học nào để đạt được mục tiêu và tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của một giáo viên giảng dạy lớp. Với tình hình đất nước ta hiện nay bước vào thời kì hội nhập đẩy mạch khoa học, công nghệ thông tin, đặc biệt trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải có đôi mắt nhìn thật sự thẩm mĩ, sự thẩm mĩ nó cũng là một liều thuốc bổ giúp chúng ta ngày càng tươi trẻ hơn, có sức khoẻ tốt để tìm tòi sáng tạo góp phần làm cho mỗi con người Việt Nam thật sự không những đẹp ở tâm hồn mà còn đẹp ở dáng vẻ bên ngoài. Như thế mới đúng với thuần phong mĩ tục của văn hoá nước ta. Để có những sản phẩm thực sự tốt do chính bản thân các em thực hành, phải thực sự có một người thầy chuyên nghiên cứu về phân môn này, đưa ra những sản phẩm cụ thể để các em hình dung trong mỗi bài học, biết nhận dạng và sẽ tạo ra những sản phẩm tuyệt đẹp, đặc biệt là đối với học sinh nam vấn đề thêu thùa may vá chỉ những em có năng khiếu mới sự thêu đẹp còn lại các em làm qua loa không chú trọng với môn học này. Tâm 2
  3. sinh lý lứa tuổi ở giai đoạn lớp 4 cũng thật sự rất tháo vát hay học hỏi và năng động. Đối với chương kĩ thuật trồng rau hoa và chương lắp ghép mô hình kĩ thuật các em rất thích, nhưng chỉ làm được một cách đơn giản chưa thật sự hiểu được mục đích và cách làm cho có hiệu quả. Trên cơ sở nguyên nhân tìm được và có những biện pháp khắc phục, để giúp học sinh học tốt phần kĩ thuật cắt, khâu, thêu và biết nhìn nét đẹp của lao động tự phục vụ với những lọ hoa cũng như có những mô hình đồ chơi thích hợp. Xuất phát từ thực trạng trên, từ dó tôi quyết tâm chọn và nghiên cứu đề chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn kĩ thuật lớp 4”. 2/ Mục đích chọn đề tài : Môn kĩ thuật 4 là một phân môn phụ có tính đơn giản hoá, là một người giáo viên dạy bậc tiểu học ai cũng nghĩ rằng là một môn học thật sự rất dể, học sinh đa số đều có thể làm được, nhưng thật sự không dể chút nào. Nhìn chung học sinh không ham thích học môn kĩ thuật như các môn học khác. HS lúng túng khi học chương lắp ghép kĩ thuật do không có thời gian tháo các chi tiết. Không có giáo viên chuyên môn kĩ thuật. Đây là một bộ phận năng khiếu hết sức phức tạp :nói thì được nhưng làm không hoàn chỉnh. Các em thực hành tạo ra những sản phẩm rất xấu, có em không làm được, rất vụn về. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn này, bản thân thiết nghĩ cần phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền, đơn vị mình. Đề tài này khi hoàn chỉnh sẽ giúp cho bản thân và đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học có hiệu quả, giúp học sinh hướng tới hứng thú và nâng cao chất lượng học tập. Xuất phát từ ý nghĩ đó,tôi quyết tâm nghiên cứu “ một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn kĩ thuật lớp 4”. 3/ Lịch sử đề tài : Trong những năm qua, chất lượng của học sinh về môn kĩ thuật còn hạn chế, không có những sản phẩm đẹp để trưng bày đặc biệt là với những học sinh nữ : may vá, thêu thùa rất chậm, không quan tâm, vấn đề vườn hoa ở sân trường cũng như ở gia đình các em đều thưa thớt, các em không yêu thích tự làm, chỉ quan tâm đến trò chơi điện tử nên các em không có những thành quả lao động tự làm. Với kinh nghiệm của bản thân và việc nghiên cứu tìm hiểu qua một số tư liệu, việc học hỏi ở đồng nghiệp. Tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm giúp bản thân được phương pháp giảng dạy tốt để nâng cao hiệu quả học tập của phân môn này và đồng nghiệp có thể vận dụng tham khảo. 4/ Phạm vi đề tài : Do điều kiện nghiên cứu có giới hạn, bản thân cũng chưa có điều kiện học tập một khoá chuyên về môn kĩ thuật, nhưng bản thân cũng rất yêu thích. Đối tượng tập trung nghiên cứu chủ yếu là lớp 4. Ngoài những khả năng nghiên cứu từ bạn đồng nghiệp, ở năm học này tiếp tục nghiên cứu, học hỏi để hoàn chỉnh đề tài của bản thân. 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: a. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài. 3
  4. b. Tìm hiểu thực trạng đối tượng học sinh lớp 4/1 tôi trực tiếp giảng dạy để giúp các em học tốt môn kĩ thuật. c. Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy môn kĩ thuật. 6 / Phương pháp nghiên cứu: a/ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. b/ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế: điều tra, trực quan, hỏi đáp c/ Phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thực hành. d/ Các phương pháp hỗ trợ:, thống kê 7/ Giới hạn và kế hoạch nghiên cứu đề tài: Để tập trung nghiên cứu về một số kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt môn kĩ thuật lớp 4 Trường Tiểu học Vạn phú 2 năm học 2013 -2014. Bắt đầu tác động đến học sinh từ tháng 9/2013 và kết thúc tháng 4/2014. 8/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Dạy Kĩ thuật điểm mới ở đây là tôi kết hợp việc phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh với những yêu cầu cơ bản cần thực hiện khi dạy môn kĩ thuật II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Cơ sở lí luận: Các em yêu thích môn Kĩ thuật vì đây là môn học rất hay, rất vui, rất bổ ích, rất thú vị, tự tay các em làm ra sản phẩm để gửi tặng ông, bà, cha, mẹ, giúp em khéo léo, nhanh nhẹn, rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, dẻo dai, kiên trì, giúp các em thêm vui vẻ, sảng khoái sau những giờ học Toán,Tiếng việt căng thẳng. Môn Kĩ thuật giúp học sinh biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản, biết mục đích, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản trong gia đình; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Rèn luyện kĩ thuật thực hành và làm được sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. Từ đó, hình thành cho các em lòng yêu lao động, quý sản phẩm lao động. Vì vậy về phương pháp và tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học môn Kĩ thuật lớp 4 như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh.Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Tùy điều kiện thực tế của nhà trường, tổ chức dạy học ở trong hoặc ngoài lớp học để học sinh được thực hành và được chơi với sản phẩm đã làm ra. Hướng dẫn học sinh nắm được các thao tác của quy trình tạo ra sản phẩm.Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn kĩ thuật. Đánh giá học sinh bằng nhận xét theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. 2/ Thực trạng đề tài Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân nhận thấy học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế đối với phân môn này. Thực tế với các lớp 4 đang dạy ở chương I : bài “Cắt vải theo đường vạch dấu” sau khi thực hành bài chỉ có một số em học sinh cắt tương đối đẹp, còn lại các em cắt khoong đẹp mặc dù các em đã kẻ trước trên vải rồi . Đối với chương II “Kĩ thuật trồng rau hoa” : hàng tuần vào tiết chào cờ đầu tuần cô tổng phụ trách có nhắc nhở rất nhiều về sự chăm sóc các bồn hoa của sân trường nhưng hầu như các em phớt lờ, không có sự chăm sóc cẩn thận; các em không tự tay lao động và ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài không chịu tìm hiểu, không biết cách chăm sóc một số cây hoa đơn giản. Đối với chương “Lắp ghép mô hình” một số em sử dụng chưa thành thạo dụng cụ cờ lê, tu-vít để lắp tháo các bộ phận chi tiết. Nội dung thêu chưa phù hợp với học sinh nam. Học sinh 4
  5. học tập một cách thụ động, chủ yếu nghe giảng, nhớ và làm lại theo sự làm mẫu của giáo viên. 3/ Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Việc dạy học sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng não của các em ở lưua tuổi 11. Nhờ đó đã xuất hiện các điều kiện để chuyển dần từ tư duy hình tượng - đồ vật sang tư duy hình tượng - đồ vật sang tư duy trừu tượng. Nhưng cũng cần chú ý rằng, ở lứa tuổi này trẻ lúc nào cũng tìm chổ dựa ở kinh nghiệm cảm tính, ở những biểu tượng, ấn tượng của bản thân, những tri thức gần gũi với cuộc sống của các em. Học sinh tiểu học dễ đãng trí trong công việc mà các em chưa hứng thú, khó tập trung chú ý đến những tài liệu thiếu hấp dẫn về cảm xúc trực tiếp. Hơn nữa học sinh tiểu học rất hăng hái và ham thích vận động. Vừa hiếu động, vừa chưa biết điều khiển hoàn toàn hành vi của mình, thường dẫn đến hiện tượng dễ bị kích động, thiếu kiềm chế và vô tổ chức Tuy nhiên, cần nhấn mạnh 3 nét đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học : - Mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên - Trong mỗi học sinh tiểu học tìm tàng khả năng phát triển. - Mỗi học sinh là một nhân cách đang hình thành và phát triển. Để giúp học sinh học tốt môn kĩ thuật lớp 4, tôi hướng dẫn học sinh theo những nội dung sau : +1: Định hướng phương pháp dạy học đối với từng chương: +2: Nắm vững cách sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học. +3: Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối với từng đối tượng học sinh; phù hợp với nội dung kiến thức đã học của bài. +4: Đánh giá sản phẩm đồ dùng của học sinh phải mang tính tích cực. Trong những năm giảng dạy , bản thân rất băn khoăn, lo lắng kết quả học tập của học sinh ở bộ môn này, nhưng với lòng yêu nghề mến trẻ tận tụy với nghề mà bản thân rút kinh nghiệm và có sáng kiến góp phần vào giảng dạy nhằm nâng cao chât lượng học sinh học tốt môn kỹ thuật 4. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn áp dung những biện pháp sau : 3.1 Định hướng về phương pháp dạy học đối với từng chương: Chương 1: Kỹ thuật cắt, khâu, thêu Cắt khâu, thêu là một trong ba nội dung chủ yếu của chương trình kỹ thuật lớp 4. Yêu cầu cần đạt được khi tổ chức dạy học các bài trong chương 1 là học sinh hứng thú với công việc khâu, thêu trên vải và có thể thực hiện được một số công việc tự phục vụ bản thân như : khâu đường sức chỉ trên quần, áo, khâu gấu quần, áo bị tuột chỉ, thêu tên vào khăn tay, khăn mặt Trên cơ sở vận dụng các kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu đã học. Để đạt được mục tiêu, nội dung cơ bản của từng bài và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học để chủ động trong giờ lên lớp. Đồ dùng dạy học phải có kích thướt đủ lớn, đường khâu, đường thêu phải thể hiện rõ ràng, đảm bảo yêu cầu kĩ thuât và mĩ thuật. Quan tâm với việc sử dụng chủ yếu của từng phần, hướng dẫn quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi và thao tác kĩ thuật . Qua đó từng bước giúp học sinh có khả năng tự học và làm việc với SGK. Quy trình và phương pháp cắt, khâu, thêu: + Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét vật liệu + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm sử dụng kéo + Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác. 5