SKKN Nâng cao chất lượng bài vẽ theo mẫu qua ứng dụng một số hình học cơ bản cho học sinh Lớp 5 (Trường TH Cam Phúc Nam)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng bài vẽ theo mẫu qua ứng dụng một số hình học cơ bản cho học sinh Lớp 5 (Trường TH Cam Phúc Nam)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_bai_ve_theo_mau_qua_ung_dung_mot_so.doc
Nội dung text: SKKN Nâng cao chất lượng bài vẽ theo mẫu qua ứng dụng một số hình học cơ bản cho học sinh Lớp 5 (Trường TH Cam Phúc Nam)
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật 1 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật MỤC LỤC Trang • Mục lục 1 • Tĩm tắt đề tài 2 • Giới thiệu 4 • Phương pháp 6 • Phân tích dữ liệu và kết quả 11 • Bàn luận 12 • Kết luận và khuyến nghị 14 • Tài liệu tham khảo 14 PHỤ LỤC • Kế hoạch bài học 16 • Bài kiểm tra sau tác động – Lớp thực nghiệm 31 • Bài kiểm tra sau tác động – Lớp đối chứng 36 • Bảng điểm 41 • Minh họa cách dựng hình 43 2 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật Tóm tắt đề tài Vẽ theo mẫu là một phân môn của mỹ thuật được học sinh thích thú học tập, vì vẽ theo mẫu gắn liền với cuộc sống học tập và vui chơi của các em. Vẽ theo mẫu nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng quan sát, thực hành cho các em. Để có một bài vẽ theo mẫu hoàn chỉnh học sinh phải thực hiện theo các bước nhất định từ quan sát nhận xét mẫu – các bước dựng hình – vẽ đậm nhạt – hoàn chỉnh bài vẽ. Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy chương trình mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng kiến thức đều được xây dựng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Như vẽ các hình trụ, hình lập phương, khối cầu đến các mẫu vật phức tạp hơn như cái chai, cái lọ hoa, cái phích Để các em học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn tôi dựa vào kết quả bài kiểm tra đầu năm và phân chia thành hai nhóm đối tượng học sinh, một nhóm là học sinh khá – giỏi, một nhóm là học sinh trung bình – yếu để lựa chọn phương pháp giảng dạy làm sao cho học sinh đạt kết quả cao nhất. Vẽ theo mẫu là một phần quan trọng của bộ môn mỹ thuật vì vậy những mẫu vẽ dạng hình trụ, hình cầu, hình hộp, lọ hoa, cái chén, cái chai .đều là đối tượng được làm mẫu vẽ. Vẽ theo mẫu ở bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được các yếu tố tạo nên vẻ đẹp của vật mẫu : hình mảng, đường nét, đậm nhạt ( bố cục). Cảm nhận được vẻ đẹp của vật mẫu qua đường nét và đậm nhạt, qua sự phong phú của hình mảng, sự cân đối của bố cục và sự hài hoà của đậm nhạt. Kích thích sự sáng tạo của học sinh để các em có thể tạo ra bài vẽ theo mẫu đẹp. Muốn nâng cao hiệu quả môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5, cần phải phải dựa vào tình hình thực tế, để hướng dẫn cho học sinh cách dựng hình sao cho gần giống mẫu, bố cục đẹp. Biết quan sát nhận xét, cảm nhận 3 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật vẻ đẹp của vật mẫu và ứng dụng trong bài thực hành của mình. Thực tế học sinh dựng hình chưa tốt, vẽ hình còn méo mó, lệch lạc (hình chưa chắc), các em chưa mạnh dạn trong việc phác hình sợ mình vẽ sai làm mất đi sự linh hoạt của hình, làm cho bài vẽ có các nét cứng hoặc yếu ớt và gò bó, chưa tạo những bài vẽ mang tính chất ấn tượng và đẹp. Giải pháp của tôi là cho học sinh ứng dụng hình học cơ bản vào bài vẽ, biết phân tích đơn giản những chi tiết không cần thiết của mẫu và quy về các dạng hình cơ bản, để vẽ vào bài sao cho phù hợp với nội dung. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng, hai lớp 5 trường tiểu học Cam Phúc Nam. Lớp 5/4 là lớp thực nghiệm, lớp 5/2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện các giải pháp khi dạy các bài trang trí (bài 4, 8, 12, 16) kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra bài sau tác động của lớp thực nghiệm là : 8.38, điểm kiểm tra của lớp đối chứng là: 7.27. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng cho học sinh ứng dụng các hình cơ bản vào để dựng hình, bài vẽ của các em đạt hiệu quả cao hơn. 4 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật Giới thiệu Chương trình vẽ theo mẫu lớp 5 có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn thận, khéo léo trong công việc cũng như nhận thức về thẩm mỹ của học sinh. Bởi vì bản thân vẽ theo mẫu hết sức khoa học, khoa học về sự sắp xếp của các hình trong không gian ba chiều, khoa học về cách phân tích mẫu và quy về các dạng hình học, đi từ cơ bản đến phức tạp. Vẽ theo mẫu bao giờ cũng bắt nguồn từ tính vừa sức, học sinh tiếp thu được một cách thoải mái phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Do vậy vẽ theo mẫu là phân môn cơ bản của môn mỹ thuật ở tiểu học, giúp học sinh có năng lực quan sát nhận xét vật mẫu, rèn luyện tay vẽ mềm mại, cẩn thận để có thể vẽ được tương đối đúng hình dáng và tỉ lệ, đặc trưng của vật mẫu. Tại trường tiểu học Cam Phúc Nam học sinh được học phân môn vẽ theo mẫu theo chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo. Đó là những kiến thức cơ bản với thời lượng cho một tiết học còn nhiều hạn chế mà môn học đòi hỏi thời gian thực hành nhiều, học sinh phải tự cố gắng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vào đầu năm học tôi tổ chức kiểm tra một bài vẽ theo mẫu – mẫu có dạng hình trụ và hình cầu ở chương trình lớp 4 bài 31 kết quả cho thấy đa số bài tập thực hành học sinh vẽ hình chưa đúng về hình dáng của vật mẫu cũng như cách nhìn nhận của học sinh qua vật mẫu, mà chỉ vẽ theo cảm tính, các em khá, giỏi còn vẽ được hình gần giống mẫu nhưng hình bị xộc xệch (hình không chắc), bởi vì các em dựng chưa đạt. Nếu học sinh hiểu và khắc phục được điều này ắt đề tài sẽ thành công. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi đã dạy cho các em ứng dụng các dạng hình cơ bản trong bước dựng hình, các em dựng hình vẫn theo các bước cơ bản, những mẫu vật phức tạp các em có thể chia nhỏ thành các hình cơ bản rồi ghép thành vật mẫu. Giải pháp thay thế: Dạy học sinh cách ứng dụng các dạng hình học trong cách dựng hình. 5 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật Để nâng cao hiệu quả môn vẽ theo mẫu đã có nhiều bài viết của các giáo viên như: - Bài sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích cho học sinh qua phân môn Vẽ theo mẫu của thầy Nguyễn Anh Tuấn trường tiểu học Đức Thủy – Hà Tĩnh. - Bài sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học của thầy Nguyễn Văn Cường trường tiểu học Hoàng Long – Vĩnh Phúc. Các đề tài trên bàn về phương pháp và giải pháp dạy môn vẽ theo mẫu ở trường tiểu học mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào cách ứng dụng các hình cơ bản vào bài vẽ theo mẫu. Tôi nghiên cứu đề tài này cụ thể hơn và đánh giá hiệu quả hơn của việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng hình học cơ bản vào bài vẽ theo mẫu làm cho học sinh vẽ vật mẫu tốt hơn, hình chắc hơn, tăng thêm khả năng quan sát và phân tích mẫu trong các bài vẽ theo mẫu cũng như các bài vẽ khác một cách khoa học và sáng tạo. Từ đó học sinh yêu thích môn học và vận dụng vào cuộc sống. Vấn đề nghiên cứu: Việc dạy cho học sinh cách ứng dụng các hình học cơ bản vào bài vẽ theo mẫu, có nâng cao kết quả học tập môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5 không? Giả thiết nghiên cứu: Dạy cho học sinh cách ứng dụng các hình học cơ bản vào bài vẽ theo mẫu sẽ nâng cao kết quả học tập môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Cam Phúc Nam. 6 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật Phương pháp a/ Khách thể nghiên cứu Tôi lựa chọn lớp 5 trường tiểu học Cam Phúc Nam vì trường này là nơi tôi công tác và trực tiếp giảng dạy môn Mỹ thuật lớp 5, nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. - Học sinh : Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có sĩ số học sinh bằng nhau: Tổng số học sinh Dân tộc Lớp Tổng số Nam Nữ Kinh RắcLay Lớp 5/2 26 11 15 24 2 Lớp 5/4 26 10 16 24 2 Về ý thức học tập, tất cả các em đều tích cực. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đồng nhau về điểm số của tất cả các môn học. b/ Thiết kế: Chọn hai lớp 5/4 làm nhóm thực nghiệm và lớp 5/2 là lớp đối chứng. Tôi lấy bài khảo sát đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai lớp trước tác động. 7 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định hai lớp tương đương. Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,92 7,15 p 0.59 P = 0,59 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu. Kiểm tra trước Kiểm tra sau Nhóm Tác động tác động tác động Ứng dụng các hình học cơ Thực nghiệm O1 bản trong cách dựng hình O3 trong bài vẽ theo mẫu. Không ứng dụng các hình học cơ bản trong cách dựng Đối chứng O2 O4 hình trong bài vẽ theo mẫu. Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập. 8 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mỹ thuật c/ Quy trình nghiên cứu Chuẩn bị của giáo viên: Lớp đối chứng: thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình chuẩn bị bài như bình thường. Lớp thực nghiệm: thiết kế bài học có lồng ghép thêm cách vẽ có ứng dụng các hình học cơ bản trong quá trình dựng hình. Sau khi cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trên lớp học, ở hai bài đầu của chương trình vẽ theo mẫu lớp 5, đây là hai bài vẽ về khối hộp, khối cầu, hình trụ, qua hai bài này tôi rèn cho học sinh cách phác hình và vẽ hình cơ bản. Phần này tôi cho học sinh làm quen với các hình cơ bản và cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của các khối cơ bản. Vì người học mỹ thuật đầu tiên phải học qua các hình cơ bản trên. Sau khi các em vẽ thành thạo các hình cơ bản rồi tiếp theo hai bài học sau ( Vẽ theo mẫu – Mẫu có hai vật mẫu) tôi bắt đầu dạy các em ứng dụng các hình cơ bản đó vào cách dựng hình. Tùy theo hình dáng của vật mẫu mà có cách vẽ khác nhau, đầu tiên tôi vẫn cho học sinh dựng khung hình chung rồi đến khung hình riêng từng vật mẫu, lúc này mới áp dụng sự nhanh nhẹn, sáng tạo của học sinh tách các bộ phận của vật mẫu thành các hình cơ bản như : hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông , hình tròn. (xem phần phụ lục). Ví dụ : vẽ cái lọ hoa 9 Người thực hiện : Tào Danh Nhân Trường TH Cam Phúc Nam