SKKN Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truo.doc
Nội dung text: SKKN Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở
- MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. Trong hệ thống tổ chức của các trường trung học cơ sở, cơ bản để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả cá trường trung học cơ sở, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập ở trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình. 2. Cơ sở lý luận. Đối với giáo dục phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GVCN trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. 1
- Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh 3. Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay: Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều cơ sở kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực thu hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền để chơi game là điều không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường. Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 1 buổi họp phụ huynh trong một năm học. còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm 2
- của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình , trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung. Đối với trường THCS Nguyễn Trãi, công tác chủ nhiệm cũng còn chưa thật sự quan tâm nhiều, chưa có phương pháp và biện pháp giáo dục học sinh, vì vậy học sinh càng học lên các lớp trên ý thức đạo đức càng đi xuống, từ chỗ đi xuống về đạo đức đã làm ảnh hưởng đến lực học của các em; Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, với chút ít kinh nghiệm tích luỹ được qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp về Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 6A1 Trường THCS Nguyễn Trãi 5. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 6A1 Trường THCS Nguyễn Trãi trong năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo; II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1.Tìm hiểu và nắm chắc đối tượng. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tâm sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng, ước mong, khả năng trình độ của học sinh, nắm vững hoàn cảnh sống, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội, 3
- bạn bè của học sinh. Tôi đã cố gắng tìm hiểu học sinh thông qua nhiều biện pháp. Cụ thể như sau: Tìm hiểu học sinh qua các tài liệu liên quan: Xem học bạ, sơ yếu lí lịch, bản tự nhận xét của học sinh, nhận xét của GVCN cấp tiểu học hoặc của GVCN cũ. Đây là tài liệu đáng tin cậy ban đầu giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh. Qua điều tra tôi thấy tập thể lớp 6A1 là một tập thể khá đoàn kết và có ý thức học tập, tuy nhiên kết quả ở năm học trước vẫn chưa hoàn toàn cao so với lớp (còn13 học sinh đạt trung bình, 1 học sinh yếu), chưa xây dựng được tập thể lớp tiên tiến, vững mạnh trong các phong trào. Một số em thường xuyên đi trễ ( Minh Hiếu, anh Sang, Huỳnh Như, Minh Tâm), trốn học đi chơi (Minh Hiếu) . Do vậy tôi tiến hành tìm hiểu học sinh thông qua quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp học sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp để biết hành vi thái độ học sinh. Đây là tài liệu sống, qua đó tôi cố gắng tìm ra những nét cá tính nhất của từng em. Tôi quan sát lớp chủ nhiệm cả trong giờ ra chơi xem em nào nghịch thái quá, em nào từ tốn, hiền lành, có khi trên đường vào dạy lớp khác tôi cũng ngang qua lớp chủ nhiệm. Nếu thấy những sai phạm của học sinh thì phải nhắc nhở ngay. Có thể tiến hành những thử nghiệm tìm hiểu học sinh. Đây là cách làm giúp cho người giáo viên chủ nhiệm có thể thu được thông tin về một hay nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. Những thử nghiệm này là những bài tập tình huống đã được xây dựng về một vấn đề nào đó để học sinh có dịp bộc lộ mình. Chẳng hạn có thể đưa ra tình huống: Cô đang rất cần một số em chiều nay tham gia trang trí lại lớp học cho đẹp mắt hơn; hoặc cho học sinh trả lời nhanh vào phiếu in sẵn một số câu hỏi về vấn đề định tìm hiểu (ví dụ: tìm hiểu về thái độ của học sinh đối với cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những câu hỏi đơn giản), Những thử nghiệm nhỏ này có thể áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với học sinh ở từng vùng dân cư. Kết quả thử nghiệm sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm lớp có thể nắm bắt được thêm những thông tin mới, bổ sung cho những nhận định của mình về học sinh. 2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp. Trên cơ sở nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, đặc điểm tình hình lớp, địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường, GVCN tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sát đúng, phù hợp. Trong kế hoạch giáo dục phải xác định rõ ràng mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp chính. Đặc biệt chú trọng chiến lược phối hợp giữa các lực lượng giáo dục khác để đạt mục đích đề ra, cần có phương hướng phát triển lớp, sự thực hiện tuần tự hợp lí nhằm đi đến mục đích. Kế hoạch phải phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp. Biện pháp thực hiện cần thể hiện tính phong phú, đa dạng. Tuy nhiên các biện pháp đề ra trong kế hoạch chỉ là “phần cứng”. Trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng, điều chỉnh một cách linh hoạt các biện pháp giáo dục sao cho phù hợp với tình hình thực tế để công việc đạt hiệu quả cao. 4