SKKN Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả học thể loại văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

doc 28 trang sangkien 01/09/2022 10720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả học thể loại văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc_the_loai_van_mi.doc

Nội dung text: SKKN Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả học thể loại văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

  1. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm Phßng gd& ®t Thanh oai Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam Tr­êng TiÓu häc ®ç ®éng §éc lËp- Tù do - H¹nh phóc §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm 1
  2. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm A. §Æt vÊn ®Ò I. LÝ do chän ®Ò tµi Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt đối với trẻ em, tiếng Việt có vai trò quan trọng. Ngay từ lúc mới lọt lòng, trẻ được giao tiếp hàng ngày, hàng giờ với tiếng Việt và khi cất tiếng nói đầu tiên, trẻ cũng nói lên tiếng nói của người Việt. Do đó trẻ em cần học tiếng Việt một cách khoa học và cẩn thận để có thể sử dụng suốt năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời. - Tiếng việt có vị trí rất quan trọng với cuộc sống thực tiễn, đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Tiếng Việt rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có nhiều tác 2
  3. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn. Tiếng Việt là một môn học quan trọng trong trường Tiểu học. Trong đó phân môn Tập làm văn chiếm vị trí quan trọng không nhỏ. Bởi vì dạy tập làm văn là dạy cho các em hình thành kĩ năng nói, viết được xây dựng trên những thành tựu của nhiều môn học khác như: Tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, chính tả Tập làm văn còn góp phần bổ sung kiến thức cho nhiều môn học. Chính vì vậy đòi hỏi huy động kiến thức nhiều mặt từ hiểu biết cuộc sống, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách học sinh. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của phân môn Tập làm văn, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào nâng cao chất lượng học Tập làm văn, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Từ mục đích, yêu cầu của bậc tiểu học là cung cấp cho các em một trình độ tối thiểu về tri thức, nhằm năng cao vốn hiểu biết về cuộc sống và tạo nền móng vững chắc cho việc bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu cao của xã hội. Giúp các em bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của khoa học, kĩ thuật và công nghệ hiện đại một cách tự tin nhất. Theo tôi việc nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí, mục đích, nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt nói chung và trong giờ dạy phân môn Tập làm văn 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức mà là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. - Từ những văn bản, những nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nước là “ Học đi đôi với hành”. Có thực hành nhiều thì học sinh mới nắm chắc kiến thức để vận dụng vào cuộc sống. 3
  4. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học phân môn Tập làm văn chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. - Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm, năng động, chủ động sáng tạo, có khả năng để giải quyết vấn đề. - Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận đông thực hiện “hai không” với bốn nội dung nên yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng. - Từ mục đích thực tế của trường Tiểu học Đỗ Động là đào tạo học sinh trở thành những con người toàn diện có đủ nghị lực và tri thức để sau này xây dựng quê hương đất nước. Chương trình tập làm văn Tiểu học bao gồm các thể loại như: văn miêu tả, văn tường thuật, văn kể chuyện, văn viết thư, đơn Trong đó thể loại văn miêu tả được học và chiếm thời lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, để giúp học sinh học tốt văn miêu tả, điều quan trọng là làm thế nào để giúp học sinh quan sát, tìm ý cho bài văn, biết lựa chọn các từ ngữ miêu tả cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. Không chỉ đưa ra các lời nhận xét chung mà phải tả các sự vật, hiện tượng bằng từ ngữ sinh động, gợi tả. 4
  5. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi thấy phần đông học sinh lớp tôi làm văn miêu tả gặp nhiều khó khăn về : Tri thức, hiểu biết về đối tượng miêu tả. Các em sẽ không biết miêu tả nếu như chưa được quan sát. Vốn hiểu biết về từ ngữ của các em chưa sâu, thấy đâu tả đó, chưa biết bộc lộ cảm xúc trong bài van miêu tả của mình. Chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả để bài văn thêm hấp dẫn. Chính vì những lẽ đó, trong hai năm học: 2010- 2011; 2011- 2012 tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 do tôi dạy học thể loại văn miêu tả đạt hiệu quả cao. Đến năm học 2012- 2013 này, tôi tiếp tục áp dụng, nghiên cứu và bổ sung thêm một số biện pháp đối với lớp 4B do tôi phụ trách hiện nay. Tôi cũng mong muốn đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi cho giáo viên và học sinh lớp 4. Từ nh÷ng lí do trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp nhằm giúp học sinh n©ng cao chất lượng học thể loại văn miêu tả. II : môc tiªu cña ®Ò tµi: " MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4" III- §èi t­îng nghiªn cøu Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài với 27 học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Đỗ Động – Thanh Oai – Hà Nội. IV- §èi t­îng kh¶o s¸t - 27 häc sinh líp 4B, tr­êng TiÓu häc §ç §éng- Thanh Oai- Hµ Néi. V. ph¹m vi vµ kÕ ho¹ch nghiªn cøu Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 1 tháng 10 năm 2012 đến ngày 15 tháng 3 năm 2013. 5
  6. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm B. Néi dung cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm I - Tªn ®Ò tµi : " MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4" Xuất phát từ mục tiêu trên, ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành thực hiện các việc sau: II. t×nh tr¹ng ®Ò tµi Qua ba năm tích cực thực hiện một số biện pháp để giúp học sinh lớp 4 do tôi dạy, tôi đã theo dõi kết quả từng năm như sau: -Năm học 2009- 2010: Học sinh làm bài văn miêu tả đạt tỉ lệ khá giỏi 24%, còn học sinh trung bình yếu là 76%. - Năm học 2010- 2011: học sinh làm văn miêu tả đạt khá giỏi 36%, còn học sinh trung bình yếu là 64%. - Năm học 2011- 2012: học sinh làm văn miêu tả đạt khá giỏi 42%, còn học sinh trung bình yếu là 58 %. 6
  7. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Như vậy, cả ba năm kết quả cho thấy học sinh làm văn miêu tả đạt khá giỏi chỉ từ 24%- 42%. *Từ kết quả trên, tôi thấy mình cần phải nghiên cứư, tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp để giúp các em nâng cao kết quả học tập làm văn miêu tả. Tôi đã mạnh dạn viết đề tài này. *Tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao chất lượng phân môn tập làm văn, nhất là văn miêu tả chưa cao. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp, ở gia đình các em và qua đồng nghiệp, tôi nhận thấy nguyên nhân học sinh đạt kết quả chưa cao là do: a) Nguyên nhân chủ quan: - Giáo viên còn ngại khi phải dạy phân môn tập làm văn nên khi dạy còn nhiều lúng túng về phương pháp và nội dung. Điều này thể hiện rõ qua những tiết thao giảng, các tiết tôi đã đi dự giờ đồng nghiệp. - Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn, thiếu sự dẫn dắt, gợi mở cho các em tìm ra những từ, những ý hay khi miêu tả. - Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc lộ được nét riêng biệt của đối tượng mình đang miêu tả, để toát khỏi việc tả một cách rập khuôn, sáo rỗng. - Khi giảng dạy, giáo viên còn thiếu tranh ảnh, vật thật để hỗ trợ cho các em khi miêu tả. - Trong khi chấm và phê bài còn chung chung. Khi trả bài, sửa bài, chữa lỗi còn hạn chế, chưa sửa được hết các ý chưa hay của các em, chưa nêu được nhiều ý hay nhằm phát huy cho các em vận dụng khi làm bài tập làm văn. - Còn thiếu sự kết hợp, liên hệ giữa tiết dạy tập làm văn với các môn học khác. b) Nguyên nhân khách quan: - Khả năng quan sát và miêu tả của hoạc sinh còn sơ sài, các em chưa biết sử dụng các giác quan để quan sát. Khi quan sát còn chưa theo một trình tự nào cả mà thấy đâu tả đó, tả lộn xộn. 7
  8. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, nghĩ như thế nào thì viết như thế, - Vốn từ của các em còn quá ít, diễn đạt chưa hay, viết như khi nói chuyện bình thương. - Học sinh đọc văn mẫu và áp dụng vào bài của mình một cách chưa sáng tạo (do sách tham khảo bán tràn lan), các em viết rập khuôn theo mẫu mà chưa biết sáng tạo, chọn lọc thành cái riêng của mình. - Một số học sinh trung bình yếu, viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc, các ý trong đoạn văn còn nhiều hạn chế. * Để giúp học sinh học thể loại văn miêu tả đạt hiệu quả cao, qua việc phân tích các nguyên nhân trên, ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành thực hiện: Khảo sát tình hình thực tế của học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm năm học này( năm học 2012- 2013) 1. Số học sinh cả lớp : 27 em Học sinh nữ : 8 em Học sinh nam: 19 em - Học sinh ở rải rác bốn thôn trong xã, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, có 2 em thuộc hộ nghèo ( em Cường, Vương). Có một em khuyết tật là em Nguyễn Hải Yến. - Bố mẹ các em đa số làm ruộng, gia dình khó khăn nên phải làm thêm nhiều nghề phụ để kiếm sống và phải đi làm ăn xa. 2. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Qua điều tra, xem xét sổ điểm. thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp 3B, tôi thấy: - Chất lượng hai mặt giáo dục năm lớp 3 + Hạnh kiểm : thực hiện đầy đủ: 27 em + Học lực môn tỉếng Việt : Giỏi : 5 em 8