SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy Lịch sử (Đề tài thuộc lĩnh vực bộ môn Lịch sử)

doc 24 trang sangkien 27/08/2022 10620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy Lịch sử (Đề tài thuộc lĩnh vực bộ môn Lịch sử)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_cua_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy Lịch sử (Đề tài thuộc lĩnh vực bộ môn Lịch sử)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG TÂM ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC - HÀ NỘI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy lịch sử (Đề tài thuộc lĩnh vực bộ môn lịch sử ) Giáo viên thực hiện : Lê Quang Thắng Giáo Viên Tổ Khoa học Xã Hội Trường THCS Đồng Tâm – Mỹ Đức - Hà Nội Đồng Tâm, tháng 5 năm 2011
  2. Mét Sè ph­¬ng ph¸p N©ng cao chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh trong giê d¹y LÞch sö PHÒNG GD & ĐT MỸ ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC- HÀ NỘI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHỆM ( Năm học 2010 - 2011) 1/ SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : Lê Quang Thắng Ngày sinh : 16 /5 /1965 Chức vụ : Chủ tịch Công Đoàn Năm vào ngành : 1992. Đơn vị công tác : Trường THCS Đồng Tâm - Mỹ Đức - TP Hà Nội. Quê quán : Phúc Lâm – Mỹ Đức – Hà Nội Trình độ chuyên môn : Đại học. Hệ đào tạo : Từ xa. Bộ môn giảng dạy : Lịch Sử Khen thưởng : Chiến sĩ thi đua cấp huyện Ng­êi Thùc HiÖn : Lª Quang Th¾ng N¨m häc 2010-2011 1
  3. Mét Sè ph­¬ng ph¸p N©ng cao chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh trong giê d¹y LÞch sö MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Sơ yếu lí lịch 01 2 Mục lục 02 3 A. Đặt vấn đề 03 1 . Cơ sở lý luận 03 2. cơ sở thực tiễn 04 3. Thời gian thực hiện 05 4 B. Giải quyết vấn đề 05 5 I. Thực trạng 05 6 II. Nguyên nhân 06 7 III.Giải pháp 06 1. Nghiên cứu cấu trúc SGK 06 2. Xác định dạng bài 07 3. Chủ động kiến thức 07 4. Khai thác SGK 07 5. Soạn bài 07 6. Chuẩn bị đồ dùng 08 7. Lên lớp 08 8. Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú 09 * Minh chứng những việc làm trên 0 9 8 IV. Kết quả 17 9 C. Bài học kinh nghiệm 18 10 D. Kết luận 18 11 E. Những kiến nghị, đề xuất 19 12 Tài liệu tham khảo 21 13 Hội đồng khoa học đánh giá 22 Ng­êi Thùc HiÖn : Lª Quang Th¾ng N¨m häc 2010-2011 2
  4. Mét Sè ph­¬ng ph¸p N©ng cao chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh trong giê d¹y LÞch sö ĐỀ TÀI Một số phương pháp để Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học Lịch sử A ĐẶT VẤN ĐỀ. Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Hơn nữa một số giáo viên chưa tạo ra được cảm xúc, rung động cho học sinh trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp vì lịch sử là môn học rất thiết thực đối với mỗi người và xã hội. Nó góp phần giáo dục đạo đức và nhận thức cho học sinh, hình thành nhân cách con người. Dạy lịch sử, học sinh tìm hiểu quá khứ, biết tôn trọng quá khứ để có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại và tương lai. 1.CƠ SỞ Lí LUẬN Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện nay của xu thế toàn cầu hoá, các nước trên thế giới và Việt Nam đều hướng đến việc cải cách giáo dục để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảngcũng nêu rõ “ Để đáp ứng êu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi Ng­êi Thùc HiÖn : Lª Quang Th¾ng N¨m häc 2010-2011 3
  5. Mét Sè ph­¬ng ph¸p N©ng cao chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh trong giê d¹y LÞch sö trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, nghành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâmlà tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được ghi trong Luật giáo dục năm 2005 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh ”. Qua quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Đông Tâm, tôi nhận thấy tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì học sinh THCS nhận thức và khả năng tư duy có hơn so với các em ở bậc tiểu học song vẫn còn nhiều hạn chế so với các em lớp trên. Vì thế người giáo viên phải khơi dậy tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn làm cơ sở vững chắc dể các em bước vào THPT. Đó là các lớp mà các em phải có năng lực tư duy và ý thức tự tìm hiểu cao hơn. Chúng ta biết,việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất, gồm hai khâu có tác dụng bổ sung qua lại cho nhau: Giảng dạy và học tập . Dĩ nhiên, cả hai khâu này đều là một quá trình nhận thức, phải tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trìnhđối với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đề ra. 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn Lịch sử, yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, sách giáo khoa lịc sử THCS được biên soạn gồm hai kênh kiến thức: Kênh hình và kênh chữ. Hai kênh này hỗ trợ cho nhau nhằm giúp học sinh nắm vững các tri thức lịch sử. Nội dung sách giáo khoa cũng biên soạn theo hướng “ dân tộc, hiện đại, thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”. Để đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện nhất định về giáo viên và đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, việc học Lịch sử của học sinh phải gắn liền với các hoạt động ngoài giờ : tham quan bảo tàng lịch sử, di tích để được tận mắt nhìn thấy, sờ thấy hiện vật ở các mức độ khác nhau. Từ đó các em sẽ hiểu được và nắm vững sâu hơn kiến thức lịch sử đã Ng­êi Thùc HiÖn : Lª Quang Th¾ng N¨m häc 2010-2011 4
  6. Mét Sè ph­¬ng ph¸p N©ng cao chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh trong giê d¹y LÞch sö học trong chương trình, sách giáo khoa. Tuy nhiên vì điều kiên nhà trường và điại phương chưa cho phép nên cũng hạn chế nhiều đến hiệu quả cũng như niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp, ở nhà của học sinh theo phương pháp mới. Đó là, học sinh không phải thuộc lòng sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó các em tự hình thành cho mình những tri thức mới về lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đè để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các họat động khác nhau. Kênh trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo khoa lịch sử như vậy, đòi hỏi giáo viên kết hợp với học sinh đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập. 3 Thời gian thực hiện - Thời gian thực hiện là 9 tháng ( từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011) B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. THỰC TRẠNG. Mặc dù bộ môn lịch sử đóng một vai trò quan trọng nhưng ở cấp THCS, trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, không chú ý và xem đó như một môn phụ, đã có rất nhiều em không thích học môn này. Hơn nữa năng lực tiếp thu của các em cũng còn hạn chế, điều kiện học tập còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Qua điều tra đầu năm tại lớp 9A , Lớp 7 A khi chưa áp dụng đề tài này vào giảng dạy, tôi thu được kết quả như sau: Kết quả Tổng số Giỏi Khá Trung Dưới Lớp học sinh bình trung Bình Số lượng 37 4 8 19 6 9 A Tỉ Lệ % 11 22 51 16 Ng­êi Thùc HiÖn : Lª Quang Th¾ng N¨m häc 2010-2011 5
  7. Mét Sè ph­¬ng ph¸p N©ng cao chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh trong giê d¹y LÞch sö Số lượng 35 3 7 18 7 7 A Tỉ Lệ % 9 20 51 20 II. NGUYÊN NHÂN. Theo tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là: - Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích bộ môn lịch sử. - Các em chưa tìm thấy hứng thú trong các giờ học lịch sử. - Các em thấy khó nhớ, khó học và chán nản. - Để dẫn tới thực trạng trên một phần là do giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy, chưa bắt kịp với đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa tạo được những tiết học lôi cuốn học sinh. III. GIẢI PHÁP. Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của mình tôi thấy giáo viên cần đầu tư cho bài giảng, tạo được những giờ học lôi cuốn học sinh. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn lịch sử trong nhà trường. Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày những công việc bản thân tôi đã tiến hành trong quá trình giảng dạy của bản thân: 1.Nghiên cứu cấu trúc chương trình sách giáo khoa: Trong trường THCS, học sinh được học bộ môn lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. Trước hết bản thân tôi phải nắm vững cấu trúc chương trình sách giáo khoa của từng lớp học: Lớp 6: + Lịch sử thế giới cổ đại. + Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu lịch sử đến đầu thế kỉ X. + Lịch sử địa phương Lớp 7: + Lịch sử thế giới trung đại. + Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. + Lịch sử địa phương Lớp 8: + Lịch sử thế giới cận đại + Lịch sử thế giới hiện đại(từ 1917 đến 1945) + Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 + Lịch sử địa phương Lớp 9: + Lịch sử thế giới hiện đại(từ 1945 đến nay) + Lịch sử Việt Nam từ 1918 đến nay. + Lịch sử địa phương Trong khi giảng dạy, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học, để xây dựng và tiếp thu kiến thức mới. Nắm vững cấu trúc chương trình giúp tôi liên hệ, mở rộng và nâng cao kiến thức làm cho bài giảng phong phú hơn. 2. Xác định đúng dạng bài. Ng­êi Thùc HiÖn : Lª Quang Th¾ng N¨m häc 2010-2011 6