SKKN Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_ky_nang_can_thiet_cua_giao_vien_lam_cong_tac_chu.docx
Nội dung text: SKKN Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM 1 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 3 CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT KHI LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT VĨNH LINH 4 I. KỸ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH THPT 4 II. KỸ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP:5 III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP: 6 IV. KỸ NĂNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH: 8 V. KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN: 8 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 9 I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 9 II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KINH NHGIỆM: 11 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 12 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 12 II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: 12 III. KIẾN NGHỊ: 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1
- PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục ở trường THPT giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Họ là nhịp cầu kết nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo, là người cố vấn giúp cho cá nhân lẫn nhóm học sinh về những điều các em vướng mắc trong cuộc sống. Đó có thể là những khó khăn trong học tập, là những mâu thuẫn xung đột, là mối quan hệ tình bạn, tình yêu của lứa tuổi học trò, là việc vượt qua khó khăn do hoàn cảnh gia đình hay việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó công tác chủ nhiệm lại là công tác kiêm nhiệm nhưng trách nhiệm lại lớn lao. Trong công tác chủ nhiệm lớp ngoài việc giáo dục mọi mặt cho học sinh thì giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện để phát huy năng lực bản thân, phát triển một cách toàn diện. Hơn nữa, phải dạy cho các em sống có nghĩa tình, trách nhiệm. Tuy nhiên không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng làm được. Trong thực tế , một số giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng các kỹ năng cần thiết để tổ chức, quản lý, hướng dẫn học sinh lớp mình chủ nhiệm nên kết quả giáo dục học sinh chưa cao. Trong những năm qua, từ thực tế làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, với mong muốn góp phần vào việc giúp giáo viên làm tốt hơn công tác chủ nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại mới. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi chọn đề tài: “Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Vĩnh Linh nhận thấy rõ hơn vai trò, sự cần thiết phải sử dụng các kỹ năng khi làm công tác chủ nhiệm. Đồng thời, tôi muốn qua sáng kiến này nói lên những kinh nghiệm của bản thân để các thầy cô giáo đồng nghiệp cùng trao đổi, bàn bạc, xem xét, những mong ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 2 mặt cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao hơn. Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi những đánh giá của quý thầy cô đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số kĩ năng cần thiết trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Vĩnh Linh IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM 2
- Lớp 10A7 năm học 2015 – 2016 Lớp 11A7 năm học 2016 - 2017 Lớp 12A7 năm học 2017 – 2018 Lớp 10A2 năm học 2018 – 2019 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, từ thực tiễn chủ nhiệm lớp, khi viết sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra: Sử dụng mẫu điều tra sơ yếu lí lịch của học sinh để thu thập thông tin của lớp chủ nhiệm. - Phương pháp phân tích: Phân tích đặc điểm tình hình, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm: Trực tiếp vận dụng các kĩ năng cần thiết vào công tác chủ nhiệm lớp. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát việc vận dụng các kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệp. - Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu kết quả vận dụng các kĩ năng cần thiết ở những lớp được giáo viên chủ nhiệm quan tâm, chú trọng với các lớp chưa được giáo viên chủ nhiệm quan tâm vận dụng. - Phương pháp thống kê: Thực hiện thống kê thái độ, cảm nhận và đánh giá của học sinh với việc giáo viên vận dụng các kĩ năng vào công tác chủ nhiệm lớp. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU * Phạm vi nghiên cứu: - Những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông Vĩnh Linh trong thời gian công tác. - Vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở lớp tôi được phân công chủ nhiệm, các lớp của các thầy cô giáo đồng nghiệp tại trường THPT Vĩnh Linh * Kế hoạch nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2019. Tháng 9/2015 – 10/2015: Lập đề cương sáng kiến Tháng 11/2015 – 03/2019: Điều tra, khảo sát, tổng hợphiệu quả việc vận dụng những kĩ năng cần thiết trong công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường THPT Vĩnh Linh Tháng 05/2019: Viết và hoàn thành các nội dung của sáng kiến 3
- PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm có những nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. - Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại; phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh. (Trích Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) 2. Khái niệm kỹ năng và tầm quan trọng của việc sử dụng một số kỹ năng cần thiết khi làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT - “Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện thuần thục một hoạt động hay việc làm nào đó. Dù làm việc ở đâu, ngành nghề nào giữ chức vụ gì thì mỗi cá nhân cũng cần có những kĩ năng cần thiết để vận dụng cho nhiệm vụ công việc được giao. Đối với một giáo viên chủ nhiệm lớp cần trang bị những kĩ năng cần thiết để điều hành quản lý học sinh lớp mình chủ nhiệm nhằm góp phần giáo dục đạo đức văn hóa giúp học sinh phát triển toàn diện. Một giáo viên biết vận dụng những kĩ năng phù hợp cho công tác của mình thì chắc chắc sẽ tổ chức, xây dựng được những tập thể lớp vững mạnh, tạo môi trường giáo dục thân thiện, nâng cao dần chất lượng giáo dục, đào tạo được những thế hệ học trò vừa có tài có đức, được hội đồng sư phạm ghi nhận, phụ huynh tin tưởng, học sinh yêu quý, xã hội tôn vinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường phổ thông Hiện nay ở các trường phổ thông, công tác chủ nhiệm lớp đã được các nhà trường quan tâm, đầu tư, nhiều giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm đã nhận thức được vị trí, vai trò nhiệm vụ của mình và có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa tâm huyết, nhiệt tình, còn ngại khó, ngại khổ, mặc dù nhận thức rất rõ vai 4
- trò của công tác chủ nhiệm, chưa khéo léo sử dụng các kĩ năng vào việc điều hành, chỉ đạo quản lí học sinh lớp chủ nhiệm nên giáo viên và học sinh chưa tìm được tiếng nói chung, công tác chủ nhiệm khó khăn chưa đạt hiệu quả. 2. Công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường THPT Vĩnh Linh Với bề dày lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Vĩnh Linh luôn chú trọng đến tất cả các mặt hoạt động, luôn tìm giải pháp để nâng cao giáo dục 2 mặt cho học sinh. Đặc biệt nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, tạo mọi điều kiện về thời gian cơ sở vật chất, động viên về tinh thần để giáo viên chủ nhiệm yên tâm công tác. Tuy nhiên việc vận dụng các kĩ năng cần thiết vào công tác hướng dẫn, quản lí tổ chức lớp học không phải giáo viên nào cũng làm tốt. Một số lớp vị thứ còn thấp, nề nếp lớp chưa tốt còn nảy sinh những tình huống căng thẳng, những mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Thực tế công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Vĩnh Linh cho thấy nếu lớp nào giáo viên có kinh nghiệm trong việc sử dụng các kĩ năng vào tổ chức lớp học thì lớp đó đạt thành tích tốt, học trò ngoan ngoãn, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và đỗ đại học cao. Ví dụ: Lớp 12A1 năm học 2013 – 2014 do cô Trần Thị Hường chủ nhiệm Lớp 12A3 năm học 2016 – 2017 do cô Ngô Thị Linh Hạnh chủ nhiệm Lớp 12B3 năm học 2014 – 2015 do cô Nguyễn Thị Thảnh chủ nhiệm Lớp 12A6 năm học 2017 – 2018 do cô Nguyễn Thị Thanh chủ nhiệm Lớp 12A7 năm học 2017 – 2018 do tôi chủ nhiệm CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỞNG THPT I. KỸ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH THPT Những đặc điểm tâm sinh lí đặc trưng ở lứa tuổi vị thành niên cho thấy độ tuổi này các em phát triển mạnh mẽ cả thể chất lẫn tinh thần. Các em có những thay đổi bắt đầu có ý thức khẳng định bản thân thích làm người lớn muốn được người lớn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mình. Các biểu hiện này khiến các em ngang bướng, thích làm theo ý mình có những hành vi như hay quậy phá, quấy rối và nổi loạn. Vì thế, đây là giai đoạn các em cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực kịp thời có hiệu quả từ phía người lớn, xã hội mà những người gần gũi các em nhất chính là cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm lớp. Để hỗ trợ học sinh lớp mình và làm tốt công tác chủ nhiệm, ngay từ khi mới nhận lớp theo sự phân công của nhà trường tôi tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh ở các tài liệu sách báođể bước đầu nắm bắt được tâm lý lứa tuổi. Tiếp theo tôi tiến hành việc điều tra đặc điểm tình hình lớp ở từng học sinh bằng các phiếu điều tra theo mẫu với nhiều nội dung quan trọng để nắm bắt, hiểu được đặc điểm của từng em. + Nơi ở, hoàn cảnh gia đình (chú ý đến những em có hoàn cảnh đặc biệt mồ côi, bố mẹ li hôn) + Năng khiếu, sở trường + Đã từng giữ những chức vụ gì ở lớp 5