SKKN Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh trung học cơ sở thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet

doc 19 trang sangkien 8260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh trung học cơ sở thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_ren_luyen_hoc_sinh_trung.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh trung học cơ sở thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài SKKN Chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường THCS được đánh giá thông qua kết quả thi học kỳ 1, thi học kỳ 2 và kết quả cả năm. Song bên cạnh đó hàng năm các Phòng Giáo dục đều tổ chức hội thi học sinh giỏi lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và phát động phong trào thi đua cho giáo viên và học sinh trong công tác đào tạo mũi nhọn. Từ năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng. Cũng từ năm học 2010-2011 Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười phát động cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông. Đây là một sân chơi đầy bổ ích cho học sinh học tiếng Anh. Bước đầu cũng đã tạo được động lực sôi nổi trong đội ngũ học sinh. Tuy nhiên, kết quả tham dự các lần thi của trường THCS Mỹ Đông chưa đạt được kết quả khả quan bởi học sinh tham gia còn gặp nhiều khó khăn từ việc sử dụng mạng Internet, các kiến thức cần thiết cho các em vượt qua các vòng thi. Đây chính là lý do kiến tôi chọn đề tài “một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện học sinh trung học cơ sở thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet” 2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng HS tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp THCS, tổ chức thực nghiệm các biện pháp đề xuất các kinh nghiệm luyện thi Olympic tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9 môn tiếng Anh ở trường THCS Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Đề tài này được nghiên cứu tại trường THCS Mỹ Đông, thời gian trong năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012. 3. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở lý luận. Nghiên cứu thực tiễn. 1
  2. Các phương pháp nghiên cứu khác: Dựa trên phương pháp liệt kê, dẫn chứng minh hoạ, giúp các em tự tin trong việc rèn luyện tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh và nâng chất lượng thành tích tham gia hội thi các cấp ở trong nhà trường. 4. Cấu trúc đề tài gồm: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2
  3. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Olympic tiếng Anh trên Mạng “Internet Olympic of English” viết tắt tiếng Anh là IOE, theo Wikipedia tiếng Việt gọi là “một cuộc thi tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp cùng VTC Media tổ chức trên phạm vi toàn nước Việt Nam” Hiện nay việc học tiếng Anh là một nhu cầu rất lớn của học sinh, nhất là trong giai đoạn hội nhập thì nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh là rất cần thiết. Kết quả học ngoại ngữ của học sinh trước đây chủ yếu được đánh giá thông qua điểm số các bài thi. Tuy nhiên, khi hội thi IOE được phát động thì chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông còn được đánh giá thông qua kết quả của kỳ thi này. Điều này còn phản ánh được kết quả đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của đông đảo đội ngũ thầy cô giáo dạy ngoại ngữ. Cũng qua hội thi Olympic tiếng Anh nó phản ánh được phần nào trình độ ngoại ngữ của các đơn vị, việc ứng dụng mạng Internet. Hội thi IOE cũng là cơ hội cho các học sinh và giáo viên tiếng Anh có dịp học hỏi, cọ sát năng lực ngoại ngữ và giao lưu học hỏi tiếng Anh, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập. Qua đó, hội thi cũng là cơ hội tốt cho giáo viên nâng cao trình độ kiến thức luyện tập, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm bài tập qua mạng máy tính nhất là các trường vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin. Tuy nhiên, việc tham gia và đạt kết quả cao trong các lần tổ chức thi từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương không phải đơn vị, học sinh nào có đầu tư sâu, có điều kiện là đạt được kết quả như mong đợi, kết quả thi đòi hỏi nhiều yếu tố mà vấn đề hết sức quan trọng là kinh nghiệm bồi dưỡng, rèn luyện của đội ngũ thầy cô giáo tiếng Anh trong việc bồi dưỡng học sinh trước khi tham gia hội thi. II. Cơ sở thực tiễn. 1. Khái quát đặc điểm 3
  4. Trường THCS Mỹ Đông được thành lập từ năm 1987, trên địa bàn thuộc Ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển đơn vị đã từng bước và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo về 2 mặt giáo dục. Năm học 2010-2011, trường vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Từ chỗ đơn vị ngày đầu thành lập chỉ có 7 giáo viên và năm lớp học, đến nay trường đã được đầu tư xây dựng đầy đủ các phòng chức năng, trang bị phòng máy chiếu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, đội ngũ giáo viên và nhân viên với tổng số là 38, tổng số là 12 lớp học, trong đó có 3 giáo viên bộ môn tiếng Anh. Đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ: tranh ảnh, dụng cụ thực hành thí nghiệm, đặc biệt môn tiếng Anh có trang bị máy Ez talk, máy hát đĩa, băng hình Mặc dù với sự đầu tư tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đủ năng lực, đồ dùng dạy học khá đầy đủ, đáp ứng tốt việc dạy và học các bộ môn nói chung, trong đó bộ môn tiếng Anh nói riêng, tuy nhiên thành tích của nhà trường trong việc tham gia hội thi IOE các năm qua chưa đạt kết quả cao. Kết quả hội thi IOE các năm qua tại đơn vị như sau: TT Năm Số Đạt Tỷ lệ Số Đạt Tỷ lệ Số Đạt Tỷ học HS HS HS lệ tham tham tham gia gia gia cấp cấp cấp huyện Tỉnh QG 2010- 1 1 1 100% 1 1 100% 1 0 0% 2011 2011- 2 7 2 28.57% 0 0 0% 0 0 0% 2012 2012- 3 7 5 42.85% 0 0 0% 0 0 0% 2013 4
  5. 2. Thực trạng Theo kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ học sinh của trường đạt kết quả hội thi IOE các cấp chưa cao và chưa ổn định. 3. Ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của thực trạng Nguyên nhân chính là do các em chưa thật sự làm quen với kiểu làm bài thi trực tuyến, chưa quen với các dạng trò chơi, kiến thức ngoại ngữ còn hạn chế, khả năng sử dụng tin học còn lúng túng. Cũng từ việc xác định rõ nguyên nhân trên bản thân cố gắng rút ra một số kinh nghiệm rèn luyện học sinh tham gia hội thi IOE các cấp, đúc kết từ những kinh nghiệm thất bại của các năm qua, trong năm học 2012-2013 đơn vị đã đạt được kết quả khả quan là có cơ sở và có hiệu quả. Qua việc áp dụng các biện pháp như: khai thác tính tư duy của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức tiếng Anh trong thi, khả năng sử dụng thành thạo máy tính và Mạng Internet nhằm giúp học sinh tự tìm ra cơ sở khoa học, phân tích từng nội dung, ý chính trong mỗi dạng bài tập, cũng như giúp HS rèn luyện kỹ năng phán đoán, khi làm bài thi. Hơn thế nữa hình thành thói quen làm bài tập tiếng Anh qua mạng Internet và giúp học sinh tự tin khi tham gia cuộc thi. Ưu điểm: giúp HS hoàn toàn có thể tự tin khi làm bài thi và đạt kết quả khả quan khi tham gia hội thi, biện pháp thực hiện khá đơn giản, dễ áp dụng đối với giáo viên và học sinh kể cả học sinh vùng sâu, vùng xa. Hạn chế: tốn nhiều thời gian và chỉ những giáo viên rèn kuyện đầy nhiệt huyết và học sinh phải thường xuyên luyện tập và yêu thích mộ môn tiếng Anh. Trên cơ sở đó bản thân tôi cố gắng nêu ra các kinh nghiệm mà mình đã trực tiếp bồi dưỡng học sinh tham gia trong các năm học qua từ năm học 2010-2011 đến nay, nhằm chia sẻ các kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh và kết quả tham gia hội thi IOE các cấp. 5
  6. III. Các giải pháp, biện pháp giải quyết thực trạng. 1. Phương hướng chung Như vậy qua kết quả thống kê vừa nêu trên có thể khẳng định tăng cường rèn luyện kỹ năng làm bài thi qua mạng máy tính, rèn luyện kiến thức làm bài tập trắc nghiệm, luyện kỹ năng sử dụng máy tính, mạng Internet cho học sinh nhằm đạt kết quả cao trong hội thi IOE các cấp là hoàn toàn có cơ sở và có hiệu quả. 2. Biện pháp thực hiện 2.1. Lựa chọn đối tượng học sinh Như ta đã biết chìa khóa của sự thành công chính là chổ lựa chọn đối tượng phù hợp. Thật vậy việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng HSG đôi khi đã khó trong khi đó việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng thi Olympic lại còn khó hơn, nhất là các trường có số học sinh ít như trường THCS Mỹ Đông, cái khó ở đây là chỗ học sinh vừa có kiến thức, học lực khá giỏi và đặc biệt là khả năng sử dụng máy vi tính và mạng phải thành thạo. Hai yếu tố cần và đủ này phải luôn đi song hành. Một học sinh có kiến thức tiếng Anh tốt nhưng không quen sử dụng máy tính khi làm bài thi rất dễ bị phạm vi do sử dụng chuột máy tính không thành thạo dẫn tới thoát màn hình. Đây là điều hết sức oan uổng và đã xảy ra nhiều trường hợp khi học sinh tham gia thi trong các năm qua tại huyện Tháp Mười. Lấy ví dụ khác như 2 học sinh khối 6 và 7 (Lê Hồng Thiên Ngân và Hồ Thị Huyền Trân) trong hai năm học qua khi tham gia thi điều đạt thức hạng nhất nhì cấp huyện vì hai em hội tụ đủ hai yếu tốt là kiến thức vững vàng và sử dụng máy tính, mạng Internet một cách thành thạo. Trường hợp khác hai em khối 7 (Ngô Huỳnh Anh và Lê Nguyễn Yến Nhi) tham gia 2 năm liên tục nhưng không đạt kết quả cao là vì hai em đều không sử dụng thành thạo máy vi tính nên khi làm bài thi cả hai không làm hết số câu hỏi chỉ làm khoảng 50% số câu hỏi bài tập. 6
  7. Như vậy qua đó có thể khẳng định việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng thi Olympic tiếng Anh điều trước tiên là phải hội tụ đủ hai yếu tốt là trình độ kiến thức và khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng như mạng Internet. 2.2. Thời gian luyện tập Không kém phần quan trọng như việc lựa chọn đối tượng học sinh là việc dành thời gian luyện tập cho học sinh, đều này có ý nghĩa là vừa bổ sung kiến thức thường xuyên và liên tục cho học sinh vừa hình thành kỹ năng làm bài tập cho các em, giúp các em hoàn toàn tự tin khi tham gia cuộc thi. Trong các năm qua việc bồi dưỡng học sinh được nhà trường chỉ đạo ngay từ các năm học trước (ngoại trừ năm dự thi đầu tiên) các giáo viên dạy lớp chọn học sinh và lên kế hoạch luyện tập ngay từ đầu năm học, thời gian luyện tập ít nhất 4 lần trên tuần và liên tục. Điều này giúp học sinh hình thành thói quen làm bài tập và từ việc rút kinh nghiệm các bài tập mình không vượt qua, bổ sung các kiến thức mình còn hạn chế và vượt qua tốt khi gặp bài tập đó lần thứ hai. Thời gian luyện tập không đòi hỏi tập trung nhiều vào các tuần gần thi vì điều này dễ dàng tạo một áp lực lớn đối với các em nhất các học sinh lớp 6,7, các em sẽ mau chóng quên vì lượng kiến thức thầy cô truyền cho các em quá nhiều dẫn đến quá tải. Nói tóm lại thời gian luyện tập cho học sinh phải thường xuyên và dàn trãi. Việc này giúp các em từ từ nắm bắt kiến thức và lĩnh hội nó thành kiến thức của cá nhân mình một cách ổn định và bền vững. 2.3. Kiến thức luyện tập Kiến thức trang bị cho học sinh là yếu tố hàng đầu và hết sức quan trọng trước khi các em dự thi. Nó quyết định kết quả thi của các em vì chỉ có làm đúng thì mới được điểm. Trải qua 3 năm tổ chức thi liên tục các bài thi đều dạng trắc nghiệm. Học sinh trả lời chỉ có đúng hoặc sai không hưởng nữa số điểm như các hội thi khác, đây là điểm khác biệt của hội thi IOE này. Do đó việc GV lựa chọn kiến thức nào là phù hợp với trình độ của học sinh và khối lớp dự thi là đều cực kỳ quan trọng. Thực tế cho thấy kiến thức bài thi 7