SKKN Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình Sinh học 8

doc 8 trang sangkien 01/09/2022 6881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_phuong_phap_giao_duc_gioi_tinh.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình Sinh học 8

  1. Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình sinh học 8 Phần I MỞ ĐẦU A. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận Trong những thập kỷ vừa qua, thế giới- kể cả Việt Nam- đã có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên. Lớp trẻ ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn hơn. Nhận thức về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và sinh sản đang dần thay đổi. Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến tương lai của mình. Học sinh lớp 8 đang ở độ tuổi từ 14 – 15, đây là lứa tưổi mà trong cơ thể các em diễn ra sự dậy thì rất mạnh mẽ cả ở nam lẫn nữ, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn – người ta gọi là tuổi vị thành niên. Rất nhiều sự đổi khác về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng của các em. Các em cảm thấy rất bỡ ngỡ trước những thay đổi kỳ lạ của cơ thể mình, thậm chí có em còn hoang mang lo sợ không biết phải đối mặt như thế nào, nên các em cần được chia sẻ thổ lộ với người lớn, nhất là thầy cô giáo và cha mẹ mình. Hơn thế nữa, ở tuổi này các em thường hay tò mò, thích thử những cảm giác lạ, nếu không được giáo dục đúng cách về giới tính thì những hậu quả khôn lường sẽ xảy đến với các em như yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai sớm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục v.v Giáo dục giới tính không nên chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại cũng như sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát triển kỹ năng sống cho các em như kỹ năng xác định điều đúng sai, kỹ năng ra quyết định v.v Khi những kỹ năng này được phát triển thì sự tự tin và tự trọng của các em cũng sẽ tăng lên, đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em. Để đạt được mục tiêu trên, một yêu cầu lớn đặt ra là phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình giáo dục giới tính. Đề tài này tôi đưa ra một số phương pháp lồng ghép trong các tiết học ở chương Sinh sản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho các em. 2. Cơ sở thực tiễn Sau một thời gian giảng dạy bộ môn Sinh học 8-phần Sinh sản, tôi nhận thấy một điều nổi lên rõ rệt đó là các em cảm thấy ngượng ngùng, mắc cỡ khi học những bài này, xấu hổ không dám xem các hình vẽ SGK hoặc khi nghe giáo viên giảng bài các em đã không dám nhìn về phía giáo viên. Tiếp theo nữa là các em chưa thể mạnh dạn để ngồi vào thảo luận sôi nổi một vấn đề nào đó hoặc nếu có cố gắng trao đổi thì cũng chỉ là qua loa lấy lệ vì trong nhóm có cả nam lẫn nữ. Một vấn đề nữa khiến tôi rất lo ngại đó là ở tuổi này một số em đã bắt đầu xuất hiện những tình cảm vượt xa so với tình bạn mà các em cho rằng đó là tình yêu. Tình cảm nam nữ đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc học tập của các em, mà cụ thể là các em đã chểnh mảng, lơ là trong việc học, không chú ý bài trong từng tiết học Thậm chí còn nguy hiểm hơn là các em đã bắt đầu hẹn hò theo kiểu người lớn thì những hậu quả xảy ra là rất khó lường cho bản thân các em, gia đình và xã hội. Qua thực tế đó tôi thấy việc giáo dục cho các em vấn đề giới tính là vô cùng quan trong và cần thiết để các em hình thành cho mình ý thức đúng đắn về những điều xung quanh tuổi dậy thì của mình, để từ đó các em làm chủ được hành vi của mình. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình sinh học 8. 1
  2. Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình sinh học 8 B. Đối tượng và điều kiện nghiên cứu đề tài: 1. Đối tượng: Học sinh khối 8 trường THCS Nguyễn Thái Bình. 2. Điều kiện nghiên cứu: a. Thuận lợi: - Ở lứa tuổi này các em có ý thức học tập tốt hơn và tinh thần tự giác cao. - Các em thường có những tìm tòi về sự biến đổi của cơ thể mình, vì vậy các em thích tìm hiểu các vấn đề về giới tính. b. Khó khăn: - Các em đang ở tuổi dậy thì nên đa phần các em rất ngại ngùng khi phải nói ra hay trao đổi một vấn đề nào đó về giới tính. - Một số em do cơ thể chậm phát triển so với bạn bè cùng lứa nên trong quá trình học tập, trao đổi, thảo luận các em có phần mặc cảm, tự ti. - Do biến đổi về tâm sinh lý, các em có thể hiểu và giải thích được vấn đề nhưng lại mau quên. Phần II NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Dậy thì là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thanh niên. Ở trẻ dưới 8 tuổi, mặc dù cơ quan sinh dục trong và ngoài của nam và nữ đã có sự phân biệt, chiều cao và thể trọng của cơ thể tăng rất nhanh nhưng không có sự khác biệt nhiều về giới tính. Và trung bình đến khoảng 11, 12 tuổi, đặc trưng giới tính của các em bắt đầu biểu hiện, chẳng hạn ở em trai thì lớn nhanh cao vượt, vỡ tiếng, giọng ồm , còn ở em gái thì bắt đầu hành kinh, mông đùi phát triển Cùng với sự phát triển ấy, tâm lý các em cũng có sự phát triển thêm một bước. Các em bắt đầu tự cho mình là người lớn, đòi độc lập, đòi sự tôn trọng của người lớn, đòi được đối xử bình đẳng, được tự do kết bạn, được tự mình suy xét vấn đề và có một khoảng trời riêng của mình. Các em muốn được kết bạn và nảy sinh tình cảm ái mộ đối với người khác giới, thậm chí dần dần này sinh tình yêu và những đòi hỏi về tình dục. Tuy nhiên tâm lý của các em vẫn chưa thực sự chín chắn, tính cách, tư tưởng chưa được định hình, dễ bị ảnh hưởng bởi các trào lưu xã hội, bạn bè xung quanh hoặc phim ảnh đồi trụy.v.v Do vậy, cần phải triển khai giáo dục tri thức, đạo đức về giới tính, giúp các em đặt nền móng tốt đẹp cho cuộc sống và sự nghiệp sau này. Sau đây tôi xin đơn cử một số nội dung giáo dục giới tính với việc áp dụng một vài phương pháp cụ thể ở các tiết học trong chương Sinh sản: 1. Những vấn đề về sự biến đổi tâm sinh lý Đầu tiên sẽ là những bài học giúp các em nhận biết rằng mình đã thực sự bước vào giai đoạn đáng nhớ nhất của cuộc đời. Khi tìm hiểu bài 58-Tuyến sinh dục, các em sẽ có cơ hội kiểm chứng sự biến đổi kỳ diệu trong cơ thể mình. Tuy nhiên trên thực tế đa phần các em lại ngại ngùng xấu hổ khi nghe thầy cô giảng về điều đó. Vì thế để các em có thể thổ lộ những dấu hiệu dậy thì của cơ thể mình và biết được dấu hiệu đặc trưng nhất của cả hai giới, tôi đã sử dụng phiếu học tập sau để phát cho các em hoàn thành theo cá nhân: Phiếu học tập số 1 Tuổi: Nam: Nữ: Hãy đánh dấu (x) vào những thay đổi liệt kê dưới đây mà em thấy xuất hiện trên cơ thể mình và gạch dưới những dấu hiệu mà em biết đó là những thay đổi đặc trưng nhất ở cả hai giới. 2
  3. Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình sinh học 8   Lớn nhanh Lớn nhanh, cao vượt Da trở nên mịn màng Sụn giáp phát triển, lộ hầu Thay đổi giọng nói Vỡ tiếng, giọng ồm Vú phát triển Mọc ria mép Mọc lông mu Mọc lông nách Mọc lông nách Mọc lông mu Hông nở rộng Cơ bắp phát triển Mông, đùi phát triển Cơ quan sinh dục to ra Bộ phận sinh dục phát triển Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển Xuất hiện mụn trứng cá Xuất hiện mụn trứng cá Xuất tinh lần đầu Bắt đầu hành kinh Vai rộng, ngực nở Sau khi học sinh hoàn thành xong, GV mang thùng thư (đã chuẩn bị sẵn cho tiết học) giao cho lớp trưởng đến chỗ từng bạn để thu phiếu. Sau đó GV chọn một số phiếu đọc trước lớp, yêu cầu HS nhận xét và bổ sung những dấu hiệu khác thường gặp cho đầy đủ. Cuối cùng yêu cầu HS nêu lên những biến đổi đặc trưng nhất, đó là: Ở nữ bắt đầu hành kinh, ở nam xuất tinh lần đầu. Có rất nhiều em trai và em gái đã rất hốt hoảng và lúng túng không biết phải xử lý thế nào khi các em thấy xuất tinh lần đầu hoặc bắt đầu hành kinh. GV phải nắm bắt được điều này và có thể tổ chức trò chuyện ân cần với các em vào cuối tiết học. Đối với HS nam, GV phải giải thích cho các em rằng: Xuất tinh là tinh dịch từ trong hệ sinh dục của bạn phóng ra ngoài. Bạn trai lớn lên đến một lúc nào đó bắt đầu có khả năng này. Hoặc có nhiều bạn trai xuất tinh trong lúc ngủ gọi là mộng tinh, đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường và các em đừng nên lo lắng. GV cần lưu ý với HS nam việc vệ sinh cơ quan sinh dục là điều đặc biệt chú ý và mặc đồ lót cũng phải cho phù hợp. Còn đối với HS nữ nên giải thích cho các em rằng bắt đầu hành kinh là dấu hiệu hệ sinh dục bắt đầu hoạt động, các em không nên e ngại vì đây là dấu hiệu rằng các em đang dần trưởng thành. GV cần chỉ tỉ mỉ cho các em nữ cách vệ sinh trong thời gian này. Đồng thời GV cũng cần giải đáp cho các em một số thắc mắc mà các em ngại nói ra như: Các chu kỳ kinh cách nhau không đều như vậy có bình thường không? Nếu mất kinh một tháng thì nghĩa là sao? Tại sao lại bị đau bụng trong khi hành kinh? Nam giới có bị hành kinh không? Cũng trong bài “Tuyến sinh dục”, cùng với việc tìm hiểu sự biến đổi về sinh lý thì tôi thấy cần cho các em tự bộc bạch những sự thay đổi về đặc điểm tâm lý của mình thông qua phiếu học tập sau: Phiếu học tập số 2 Tuổi: Nam: Nữ: Hãy đánh dấu ( ) vào những đặc điểm tâm lý mà em thấy có ở bản thân mình: Tò mò, ham tìm hiểu cái mới. Thích tự giải quyết vấn đề. Muốn được đối xử như người lớn. Quan tâm tới bạn khác giới. Dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn cho gia đình. Có cảm xúc mạnh mẽ. Hay ghi nhật ký. 3
  4. Một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính tuổi vị thành niên ở chương trình sinh học 8 Hay ngượng ngùng. Thích tâm sự với bạn bè cùng lứa. Bắt đầu quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Thích trang điểm, ngắm vuốt. Cảm thấy như chẳng ai hiểu mình. Dễ cảm thấy bị xúc phạm. Hay bồn chồn, lo lắng, bối rối về những thay đổi của bản thân. Thích ngồi một mình suy nghĩ vẩn vơ. Em hãy ghi thêm nếu thấy còn thiếu: Qua việc sử dụng phiếu học tập số 2 với cách thức làm giống phiếu số 1, các em sẽ nhận thức được rằng mình đã có những đặc điểm tâm lý điển hình của tuổi dậy thì để từ đó có lối suy nghĩ, có cái nhìn đúng đắn, chững chạc trong mọi hành động, việc làm của mình. Đồng thời quan trọng hơn cả là GV có thể nắm bắt rõ sự thay đổi của các em để tìm ra phương thức giáo dục có hiệu quả nhất cho lứa tuổi này. 2. Tình bạn, tình yêu tuổi vị thành niên Một vấn đề tiếp theo rất đáng để chúng ta quan tâm đó là tình bạn, tình yêu tuổi vị thành niên. Ở tuổi này các em thường trải qua sự thay đổi cảm xúc đầu tiên về tình bạn giữa những người cùng giới hoặc khác giới. Đây có thể là giai đoạn rất khó khăn nhưng đó là một biểu hiện của người đã lớn lên. Tuy vậy, có những lúc tình bạn giữa hai HS, thường là hai HS khác giới có thể vượt quá giới hạn của tình bạn để không còn “chỉ là tình bạn nữa”. Tình bạn đó chuyển thành thứ tình cảm có xúc cảm mãnh liệt và có sự hấp dẫn về giới tính thành quan hệ lãng mạn và có thể thành tình yêu. Con trai và con gái bỗng thấy tự ý thức về mình và thấy thẹn thùng trước mặt bạn khác giới. Trong trường hợp đó các em không biết nên ứng xử như thế nào, nói gì và thế là nhìn người bạn của mình bằng ánh mắt khác ngày trước. Đó là những biểu hiện tình cảm thường xuyên xảy ra ở các em, về mặt tích cực nó có thể làm cho các em cảm thấy mình cần quan tâm, thương yêu giúp đỡ bạn bè nhiều hơn, nỗ lực học tập hơn để khỏi xấu hổ với bạn bè hoặc đối tượng của mình. Còn về mặt khác đáng lo ngại là nếu các em để những chuyện về tình bạn, tình yêu chi phối cuộc sống và việc học tập của mình quá nhiều thì sẽ gây trở ngại cho bước tiến của các em. Để các em hiểu đúng bản chất “tình bạn” trong học đường và có nên chăng nếu xuất hiện tình cảm vượt quá tình bạn trong sáng, ngoài việc dùng lời dẫn giải hoặc vấn đáp trực tiếp với HS, tôi đã vận dụng cách làm sau vừa giúp các em hứng thú, sôi nổi khi giải quyết vấn đề vừa mang lại hiệu quả giáo dục cao: Bài tập: Các nhóm hãy kẻ ra giấy bảng dưới đây và làm theo các bước. Các câu ca dao Nội dung chính Ý nghĩa giáo dục Về tình bạn 1. 1. 1. . . . 2. 2. 2. . . . 3. 3. 3. . . . 4